Đây là một hành vi leo thang nghiêm trọng của Bắc Kinh trên Biển Đông, không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Fox News hôm nay 17/2 đưa tin, quân đội Trung Quốc đã triển khai (bất hợp pháp) 8 bệ phóng tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa (thuộc Đà Nẵng, Việt Nam) mà Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp. Nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang ngày càng quân sự hóa Biển Đông, nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng trong khu vực.
Các hình ảnh từ Image Sat International đã cho thấy 2 khẩu đội tên lửa đất đối không gồm 8 bệ phóng cũng như một hệ thống ra đa trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Cuối tháng trước, tàu khu trục Hải quân Mỹ đã tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, một thực thể khác thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ phải “trả giá”.
Những bệ phóng tên lửa này mới xuất hiện ở Phú Lâm trong tuần qua. Hình ảnh vệ tinh cho thấy, ít nhất đến hôm 3/2 vừa qua nó vẫn chưa xuất hiện. Nhưng có thể nhìn thấy các tên lửa này từ vệ tinh hôm 14/2.
Một quan chức Mỹ khẳng định tính chính xác của các bức ảnh với Fox News. Quan chức này cho rằng, hệ thống tên lửa mà Trung Quốc vừa bố trí (bất hợp pháp) ở Phú Lâm là HQ-9, gần giống với S-300 của Nga. HQ-9 có tầm bắn 125 dặm, có thể đe dọa bất kỳ máy bay nào, quân sự cũng như dân sự đi ngang qua bán kính này.
Đây là một hành vi leo thang nghiêm trọng của Bắc Kinh trên Biển Đông, không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, mà còn chà đạp luật pháp quốc tế, phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đặc biệt, động thái này xảy ra trong thời điểm Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang chủ trì hội nghị thượng đỉnh với 10 nước ASEAN, trong đó Biển Đông là nội dung chính. Hành vi leo thang của Trung Quốc đang thách thức trực tiếp uy tín của Hoa Kỳ, cá nhân Tổng thống Obama và chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương mà ông đang thúc đẩy – PV.
Quan chức Lầu Năm Góc giấu tên nói với Fox News, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang theo dõi chặt chẽ sự việc.
Theo Báo Giáo dục Việt Nam
Kéo tên lửa ra bố trí bất hợp pháp ở Phú Lâm, Hoàng Sa không phải là hành động đơn lẻ, mà nằm trong chuỗi âm mưu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm hòng quyết hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng mà họ tự vẽ ra trên Biển Đông.
Trả lờiXóaNó diễn ra không lâu sau khi Trung Quốc liên tục vi phạm các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO) bằng việc liên tục cho máy bay bay qua vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh mà ICAO đã giao cho Việt Nam quản lý mà không thông báo cho Việt Nam.
Đồng thời Trung Quốc đã 2 lần cho máy bay dân dụng chở vợ con sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa hạ cất cánh bất hợp pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.
Đây là bước leo thang mới nguy hiểm nằm trong tính toán sẵn của Trung Quốc về cả chiến lược, chiến thuật, thời điểm và nhằm vào nhiều mục đích.
Rất có thể Trung Quốc sẽ lấy cớ tàu khu trục Hải quân Mỹ tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, Hoàng Sa cuối tháng trước để ngụy biện cho việc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông và chuẩn bị cho những bước leo thang mới.
Mục tiêu thứ nhất theo cá nhân tôi, đó là việc Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến trình chuẩn bị tuyên bố đơn phương áp đặt cái gọi là vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bất hợp pháp ở Biển Đông như nhiều học giả quốc tế đã nhận xét.
Thứ hai, với dàn tên lửa này và khả năng áp đặt ADIZ ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ tìm cách vô hiệu hóa FIR Hồ Chí Minh mà ICAO đã giao cho Việt Nam.
Trả lờiXóaThứ ba, dàn tên lửa Trung Quốc kéo ra Hoàng Sa lựa chọn đúng thời điểm Hoa Kỳ và ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh nhằm thống nhất lập trường chống quân sự hóa Biển Đông, bảo vệ luật pháp và trật tự quốc tế, tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông là một đòn dằn mặt của Trung Quốc nhằm vào Mỹ và các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc vừa muốn ngăn chặn các hoạt động bảo vệ tự do hàng không, hàng hải mà Hoa Kỳ tiến hành trên Biển Đông như thời gian qua. Mặt khác nước này cũng muốn dằn mặt các bên liên quan không tuần tra chung, không "theo Mỹ" chống hành vi bành trướng của Trung Quốc.
Mục tiêu thứ tư tôi cho rằng, Trung Quốc muốn tung một đòn đe dọa, uy hiếp các nước đang trông chờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA về căn cứ pháp lý của đường lưỡi bò, gây sức ép với các bên liên quan không khởi kiện Trung Quốc như Philippines đã làm, vì khả năng PCA phán quyết ra sao Bắc Kinh có lẽ cũng đã hiểu rõ.
Trả lờiXóaBắc Kinh sẽ chưa dừng lại
Cá nhân người viết lo ngại rằng, không chỉ kéo tên lửa ra Hoàng Sa, mà trong tương lai không xa, có thể là trước khi PCA ra phán quyết tháng Năm năm nay, Trung Quốc có thể kéo tên lửa, máy bay, vũ khí quân sự chiến lược của họ ra bố trí bất hợp pháp trên đảo nhân tạo họ bồi lấp ở Trường Sa.
Cùng với sự phát triển mạnh của hải - không quân Trung Quốc, lực lượng Cảnh sát biển được xem như một loại hải quân trá hình của Trung Quốc cũng sẽ hoạt động mạnh ở Biển Đông. Bắc Kinh rất có thể nhòm ngó và tìm cách chiếm đoạt các bãi cạn thuộc thềm lục địa phía Nam Việt Nam không phải một bộ phận của quần đảo Trường Sa, nơi các nhà dàn DK1, DK2 và các giếng dầu của chúng ta đang hoạt động hợp pháp.
Nguy cơ các thủ đoạn và sự cố do Trung Quốc cố tình giăng bẫy hay tạo ra như Scarborouhg năm 2012 có thể lặp lại ở Trường Sa hay thềm lục địa phía Nam Việt Nam để chiếm các bãi cạn ở đây.
Nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm sẽ lớn hơn rất nhiều so với sự cố Scarborouhg, bởi tính chất chiến lược của các bãi cạn này, cũng như chiến lược hiện thực hóa đường lưỡi bò Trung Quốc.
Trung Quốc có thể chưa lập tức dùng vũ lực, nhưng đã, đang và sẽ đe dọa, uy hiếp đối phương bằng vũ lực. Các loại vũ khí hiện đại của Trung Quốc hiện nay có bán kính tác chiến bao trùm khu vực, trực tiếp đe dọa đến an ninh các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ này đã ngày càng hiện hữu thực sự.
Trả lờiXóaTrong khi đó Trung Quốc vẫn tìm cách chia rẽ ASEAN và phá mọi nỗ lực của khối trong việc thống nhất lập trường chống quân sự hóa, leo thang xung đột ở Biển Đông thông qua một số "tay trong". Họ sẽ vẫn tiếp tục ca bài ca "đại cục", dùng sức ép kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự để phong tỏa các bên liên quan.
Phải chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án
Trả lờiXóaViệt Nam là quốc gia có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép toàn bộ và một phần. Đồng thời Việt Nam cũng là quốc gia bị ảnh hưởng, đe dọa nghiêm trọng nhất về mặt phòng thủ nếu như Trung Quốc kéo tên lửa, vũ khí hiện đại ra Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng bên cạnh đó, các quốc gia khác ven Biển Đông cũng sẽ bị đe dọa. Kể cả những nước không có yêu sách ở Biển Đông, Trường Sa như trường hợp Singapore, một khi xung đột hay chiến tranh nổ ra ở Biển Đông thì quốc đảo này cũng sẽ bị tác động ảnh hưởng ghê gớm về kinh tế thương mại, về quốc phòng an ninh.
Hoa Kỳ, với vai trò là một cường quốc châu Á - Thái Bình Dương, có nhiều lợi ích chiến lược cũng như cơ hội, vị thế lãnh đạo an ninh trong khu vực vừa được Tổng thống Obama khẳng định lại, lại đang bị Trung Quốc thách thức nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Nếu để Trung Quốc thực hiện được âm mưu độc chiếm Biển Đông thì cũng đồng nghĩa với việc Mỹ bị "đá" bay khỏi khu vực này.
Chính vì thế người viết rất tâm đắc trước ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Tổng thống Barack Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN ở Sunnylands. Theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ vpcp.chinhphu.vn ngày 17/2:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam rất quan ngại trước tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa thực sự hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không do những hành động đơn phương bồi đắp quy mô lớn các đảo chiếm đóng trái phép và xây dựng trên quy mô lớn các đảo nhân tạo từ những cấu trúc nửa nổi nửa chìm, làm thay đổi nguyên trạng, kể cả việc tăng cường quân sự hóa dưới các hình thức khác nhau.
Trả lờiXóaThủ tướng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), sớm thỏa thuận thực chất Bộ Quy tắc về ứng xử COC.
Đã đến lúc các bên liên quan cũng như Hoa Kỳ cần tính toán đến các hành động cụ thể để ngăn chặn bành trướng, ngăn chặn xung đột, ngăn chặn việc chà đạp luật pháp quốc tế ở Biển Đông thay vì chỉ dừng lại ở "quan ngại".
Trả lờiXóaCá nhân tôi cũng tin rằng lực lượng chức năng của các bên liên quan bao gồm Việt Nam đã có phương án sẵn sàng đối phó trong mọi tình huống, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cũng như hòa bình, ổn định của khu vực và luật pháp quốc tế, tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông.
Ts Trần Công Trục
TOÀN BỘ CÁC CÒM TRÊM ĐƯỢC LẤY TỪ BÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM.
Thiếu tướng Lê Văn Cương: ASEAN có vị trí chiến lược và địa chính trị hết sức quan trọng. Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN nằm trong chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Dưới con mắt của người Trung Quốc, sự kiện được cho là cách Mỹ giành giật khu vực Đông Nam Á. Do đó, Trung Quốc “đứng ngồi không yên” và phản ứng lại.
Trả lờiXóaTrung Quốc bao giờ cũng chọn thời điểm thích hợp để hành động. Sự kiện gây hấn mới nhất của Trung Quốc thể hiện rõ điều này. Đây là cách đáp trả của Trung Quốc trước cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các nước ASEAN. Trung Quốc hoàn toàn không muốn chứng kiến việc ông Obama ngồi bàn thảo chung với lãnh đạo tổ chức này.
Hơn nữa, chúng ta có thể thấy, Bắc Kinh đang muốn phát thông điệp gián tiếp rằng, nếu các nước ASEAN có bắt tay với Mỹ thì cũng không thể thay đổi hành động mà Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông.
Tuy nhiên, việc Mỹ và ASEAN nhất trí về Biển Đông khiến Trung Quốc sẽ phải tính toán lại chiến lược hiện nay của họ.
hành động của Trung QUỐC đang cho thấy ngày càng rõ nét những âm mưu về ước vọng làm bá chủ của Trung Quốc trên biển đông, bất chấp luật pháp và sự thật lịch sử. Trong khi tất cả các nước đang ngày càng nâng cao nhận thức về an ninh biển và tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau thì dường như Trung Quốc đang ngày càng ứng xử như những gì Tổ tiên họ thời chiến quốc đã làm là nhăm nhe chủ quyền của nước khác
Trả lờiXóaKhông một quốc gia nào trên thê giới đồng tình, ủng hộ hành vi leo thang quân sự bất hợp pháp mà Trung Quốc thực hiện trên biển đông. Bắc Kinh càng ngang ngược bành trước thì càng thể hiện sự hẹp hòi của nhà cầm quyền nước này. Hành động của Trung Quốc là coi thường các quốc gia và nó cần chịu sự trùng phạt của thế giới. Chúa sẽ trừng phạt những hành động tội ác mà bọn Bắc Kinh gây ra.
Trả lờiXóabất chấp dư luận và luật pháp quốc tế nên quân trung quốc ngày càng ngang ngược rồi.bây h các nước đông nam á có chủ quyền ở biển đông chỉ có thể chung tay lại và tăng cường hợp tác về phía mỹ mới có thể kiềm chế lại đc con rồng trung hoa này.nếu đơn thương độc mã như VN thì chắc là ko ổn tí nào đâu
Trả lờiXóaTrung Quốc định làm gì đây? Gây chiến chắc?
Trả lờiXóaViệt Nam không hề sợ nhá!
sớm không làm muộn không làm chúng lại đặt 8 bệ phóng tên lửa HQ-9 đúng vào thời điểm đang diễn hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN và Mỹ mà vấn đề biển Đông cũng được đem ra thảo luận, Trung Quốc đang thách thức quốc tế, chúng đã hết sức ngông cuồng rồi, chúng ta cùng chờ đợi động thái của các nước cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trả lờiXóaLại là động thái gây hấn trên biển đông của lũ Trung Quốc bạo ngược. Đây là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trắng trợn gây nên sự bất ổn định và hòa bình trên biển đông.
Trả lờiXóaĐây là một hành vi leo thang nghiêm trọng của Bắc Kinh trên Biển Đông, không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, mà còn chà đạp luật pháp quốc tế, phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trả lờiXóaTrung QUốc đang đe dọa ai vậy mà lại kéo tên lửa ra cắm ở quần đảo của Việt Nam. ĐÚng là một hành động leo thang rõ rệt của quốc gia này rồi
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc kéo tên lửa ra đặt ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế một cách trắng trợn. Chúng xem thường tất cả các nước khu vực Asean cũng như đe doạ an ninh khu vực Đông Nam Á.
Trả lờiXóaMới đây Trung Quốc đã đưa một loạt dàn tên lửa tầm cao ra Hoàng Sa hành động này của Trung Quốc đã bị cộng đồng thế giới phản đối gay gắt vì việc Trung Quốc tiến hành, hành động này đã chứng tỏ rõ bản chất thật sự và âm mưu của Trung Quốc đối với biển đông là độc chiếm biển Đông và kiểm soát Biển Đông,
Trả lờiXóa