Trước tiên, chúng em - những cô gái đang làm phò ở Đồ Sơn - xin khẳng định đây là bức huyết thư được viết bằng máu của chúng em: người cắt máu ở tay, người cắt ở chân, người cắt ở bẹn, người may mắn đến tháng thì không phải cắt vì đã có sẵn rồi, mỗi người góp một vài giọt để viết nên được bức huyết thư này.
Như mọi người đã biết, mấy ngày gần đây, truyền thông và mạng xã hội ầm ĩ, xôn xao về vụ một cô ca sĩ bỏ chồng rồi ngang nhiên cặp kè với một đại gia đang có vợ, gây bức xúc dư luận. Chuyện đó thực sự chúng em không quan tâm vì nó không ảnh hưởng tới thu nhập của chúng em. Duy chỉ có một điều khiến chúng em không hài lòng, đó là báo chí, truyền thông, dư luận, và đặc biệt là hội các mẹ bỉm sữa, cứ liên tục gọi cô ca sĩ đó là phò. Thay mặt cho những đồng nghiệp khác đang công tác trong ngành phò trên cả nước (chúng em nghĩ là chúng em đủ tư cách để "thay mặt", vì theo như thông báo mới nhất của Tổ chức nghiên cứu và phát triển phò Liên hợp quốc thì số lượng phò ở Đồ Sơn hiện nay chiếm 69% tổng lượng phò quốc gia, tức là chiếm quá bán, mà quá bán thì được quyền đại diện), chúng em nghiêm khắc đề nghị báo chí, truyền thông, dư luận, và đặc biệt là hội các mẹ bỉm sữa không được gọi cô ca sĩ đó là phò nữa, vì gọi như thế là đang xúc phạm những người làm phò chân chính như chúng em.
Tại sao ư? Trước tiên, những người làm phò chân chính ở Đồ Sơn như chúng em không đi cướp chồng, không phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Thậm chí, khách đến chỗ bọn em, sau khi đã giải tỏa bức xúc, còn được bọn em khuyên nhủ là nên quan tâm tới gia đình, chăm sóc cho vợ con. Khách nghe mười lần thì cả mười lần đều thấm thía, gật đầu lia lịa. Chúng em phục vụ khách cũng rất kín đáo, tế nhị, chứ không dám công khai nắm tay khách đi du lịch, mua sắm khắp nơi.
Chúng em làm việc trên cơ sở hết lòng tôn trọng khách, đặt lợi ích của khách lên hàng đầu: có khách không thích chơi bao, chúng em lại phải ngọt ngào phân tích về nguy cơ và tác hại của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khi quan hệ mà không dùng biện pháp bảo vệ; có khách để quên ví, chúng em lần theo địa chỉ, mang đến tận nhà, trao trả tận tay vợ hoặc người yêu của khách; có khách bị xuất tinh sớm, chưa cho vào đã ra, chúng em linh động giảm tiền cho một nửa - chứ chúng em không bao giờ lợi dụng, đào mỏ hay bất chấp thủ đoạn để moi tiền nơi khách.
Chúng em cũng làm việc theo mức giá đã định sẵn, giàu hay nghèo chúng em đều trân trọng và phục vụ hết mình, chẳng bao giờ phân biệt. Bởi thế, không có chuyện vì đại gia này nhiều Đô-La mà chúng em săn đón, rồi khi thấy đại gia khác lắm kim cương, bọn em lại bám theo...
Phò đã được công nhận là một ngành du lịch sinh lý hợp pháp ở rất nhiều quốc gia. Còn ở nước ta, chúng em linh cảm rằng: "ngày ấy, ngày ấy sẽ không xa xôi". Và nếu cái "ngày không xa xôi" ấy thành hiện thực, thì phò chúng em sẽ được vào biên chế, được đóng bảo hiểm xã hội, về hưu sẽ có lương, nghỉ đẻ được hưởng chế độ thai sản. Khi ấy, cùng với Holiwood - kinh đô điện ảnh, Milan - kinh đô thời trang, Đồ Sơn cũng sẽ chuyển mình, trở thành kinh đô phò của thế giới.
Nói vậy để thấy, phò chúng em vẫn đáng được báo chí, truyền thông, dư luận, và đặc biệt là hội các mẹ bỉm sữa tôn trọng, đừng có cái gì cũng tùy tiện mang ra so sánh với phò! Nghe chửa?
Nguồn: FB Ông Nội gửi
Bác nào viết bài giỏi vậy ta?
Trả lờiXóaNếu là bác Pín,xin baí phục bác!
Theo tôi thì bất cứ ai làm cái nghề ấy chắc là do có hoàn cảnh éo le không còn làm nghề khác được nên mới chọn nghề đó để mưu sinh nếu đứng ở góc nhìn tốt thì đây coi là một nghề nuôi sóng nhiều người nhưng nếu đưng ở góc nhìn xã hội thì nghề này đang gây cho xã hội nhiều vấn đề cần giải quyết cho nên khi nói một về nghề này chúng ta cần có cái nhìn đúng nhất.
Trả lờiXóaTour đồ sơn hải phòng vietnamtravelco mang lại cho các bạn những trải nghiệm thú vị
Trả lờiXóa