Khoai@
Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Niu Di-lân. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các Bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký xác thực lời văn Hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ… mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước TPP. Các thỏa thuận song phương này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định TPP.
Sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định vào ngày 05 tháng 10 năm 2015 tại Hội nghị Bộ trưởng tại Át-lan-ta, Hoa Kỳ. Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước v..v.
Bộ Công Thương xin trân trọng công bố toàn văn Hiệp định TPP bằng 3 thứ tiếng gồm tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha đã được các nước ký xác thực lời văn và có giá trị pháp lý như nhau.
Bên cạnh đó, nhằm mục đích đáp ứng kịp thời và đầy đủ hơn nhu cầu thông tin của các cơ quan hoạch định chính sách, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Bộ Công Thương cũng xin công bố bản dịch tiếng Việt do các Bộ, ngành có liên quan thực hiện. Mặc dù phải thực hiện trong một thời gian ngắn với khối lượng văn kiện rất lớn nhưng các Bộ, ngành đã cố gắng đảm bảo tính chính xác tối đa về mặt nội dung và sẽ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện các bản dịch này trong thời gian tới.
Giới thiệu về các nội dung chính của Hiệp định TPP
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của công chúng, Bộ Công Thương công bố một số thông tin cơ bản về các nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bộ Công Thương lưu ý đây là các tài liệu bước đầu. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành để tiếp tục công bố thêm thông tin về Hiệp định TPP trong thời gian tới, sau khi bản dịch tiếng Việt của Hiệp định chính thức được công bố.
Chả biết thế nào nhưng rất là chấm cái hiệp định này, và Việt Nam thì khá khôn ngoan khi tham gia cái hiệp định này, ít nhất là không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào một số thành phần đáng lẽ ra không cần thiết :D Và cái tên cũng nói lên được phần nào vị trí quan trọng của nó rồi, không cần phải bàn cãi gì thêm, cái chính là chờ tác dụng của nó với nước mình thôi!
Trả lờiXóaCó thể nói hiệp định TTP được ký kết là một sự thành công lớn của tiến trình đàm phán và Việt Nam chúng ta là một thành viên quan trọng của hiệp định này và đây cũng là cơ hội lớn để chúng ta có thể tăng trưởng nền kinh tế, tăng GDP, hội nhập được với các quốc gia trên khu vực và thế giới đồng thời cũng chứa đựng những thách thức với toàn Đảng, toàn Dân ta, chúng ta phải chú ý hơn nữa.
Trả lờiXóatham gia vào hiệp định TPP nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, để việc tham gia này thực sự đạt hiệu quả như mong đợi thì trước tiên chúng ta cần phải hiểu một số thông tin về nội dung của hiệp định, việc bộ công thương dịch các văn bản như vậy thành tiếng Việt giúp chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng hơn, một khi đã hiểu thì việc thực hiện nó cũng không còn khó khăn nữa.
Trả lờiXóaTPP mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều thách thức. Doanh nghiệp VN cần phải tự đổi mới cách thức làm ăn, tăng tính cạnh tranh trên thị trường thì sẽ đứng vững và phát triển trong xu thế hội nhập vào thị trường rộng lớn của TPP
Trả lờiXóavấn đề này cũng đã được nói đến nhiều rồi. TPP mang đến cho ta nhiều điều kiện thuận lợi trong nhiều mặt, nhưng mà nó cũng mang đến nhiều khó khăn thách thức đáng lo ngại. khi tham gia TPP thì ta cần phải hết sức tỉnh táo, tận dụng lợi thế và khắc phục khó khăn
Trả lờiXóa2007 ta gia nhập WTO đã tạo cú hích to lớn cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Kì vọng TPP sẽ mạng lại cú hích tương tự để VN vươn lên phát triển ngang tầm khu vực
Trả lờiXóaCuộc chơi này mới có 12 nước, Việt Nam sẽ là một trong những nước thiết kế sân chơi và luật chơi. Đây là thuận lợi cho Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là khó khăn rất lớn để có thể đảm bảo lợi ích lâu dài cho Việt Nam cũng như các nước tham gia. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nước ta. Mong rằng ĐCSVN sẽ làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Thân!
Trả lờiXóaNhư vậy là nước ta đã chính thức tam gia vào TPP, kể từ giờ còn hai năm nữa để cả đất nước chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho mình để tận dụng được những thuận lợi mà TPP đem lại và hạn chế đến mức tối đa những khó khăn, thách thức đồng hành mà nó đem lại cho chúng ta.
Trả lờiXóaTPP là cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như da giầy, thủy hải sản, gạo Tuy nhiên lại là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với những tâpj đoàn lớn mạnh của nước ngoài. Vì thế nhà nước cần tính toán kĩ các biện pháp kích thích sản xuất, bảo vệ hàng hóa nội địa
Trả lờiXóaGia nhập TPP là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là khó khăn thác thức cho Việt Nam. Chúng ta có cơ hội sâu rộng để học hỏi, hội nhập với các nền kinh tế khác nhưng bên cạnh đó cũng là sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Hy vọng Việt Nam sẽ năm vững cơ hội này để có thể phát triển hơn nữa
Trả lờiXóaVậy là hiệp định TPP đã chính thức có hiệu lực. Chúng ta còn hai năm nữa để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho mình, tận dụng mọi cơ hội mà hiệp định này mang lại. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chuẩn bị kỹ càng để đối mặt với những khó khăn thách thức mà TPP đặt ra.
Trả lờiXóaNăm 2007 Việt Nam ra nhập WTO đã tạo ra một bước cuyển mình lớn đối với nền kinh tế. Hy vọng với sự thành công trong việc ký kết Hiệp định TPP này, đất nước ta sẽ tận dụng được hết những thuận lợi có được, tạo ra cú hích mới, thay đổi bộ mặt đất nước, đưa nước ta phát triển hơn, sánh ngang tầm khu vực và quốc tế
Trả lờiXóaCuối cùng chúng ta đã ký kết và chính thức ra nhập TPP ,đây là cơ hội mà cũng là thách thức cho đất nước ta, hi vọng là đất nước ta sẽ tận dụng được những cơ hội mà TPP đem lại cho chúng ta để chúng ta phát triển đất nước.
Trả lờiXóaKhông biết sao, nhưng VN làm gì tôi ủng hộ cái đó. Vì chắc rằng đó là điều tốt đẹp mà người lãnh đạo muốn. Hy vọng chúng ta hãy cùng nhau cố gắng xấy đắp và phát triển Việt Nam này càng đi lên trên con đường đổi mới và hội nhập phát triển.
Trả lờiXóahiệp định TTP được ký kết là một sự thành công lớn của tiến trình đàm phán và Việt Nam, và Việt Nam thì khá khôn ngoan khi tham gia cái hiệp định này, ít nhất là không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào một số thành phần đáng lẽ ra không cần thiết
Trả lờiXóaViệc ký kết xác thực lời văn hiệp định TPP một lần nữa là thành công to lớn của đất nước và nhân dân ta trong quá trình hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, và đổi mới để tiến gần hơn tới lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Mong rằng với những cơ hội to lớn sắp tới từ TPP các doanh nghiệp, tổ chức trong nước sẽ đủ khôn ngoan và thực lực để phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trả lờiXóa