Lễ hội 'rước của quý' độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn
Một lễ hội tưởng chừng như chỉ có ở nước Nhật xa xôi, nhưng đây chính là 1 nghi thức độc đáo để cầu may mắn, bình an trong lễ hội xuân Ná Nhèm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.
Clip: Người dân thích thú với màn rước linh vật độc đáo trong lễ hội Ná Nhèm
"Tàng thinh" là linh vật của người đàn ông có chiều dài 1m, đường kính hơn 40cm và nặng hơn 1 tạ, làm bằng gỗ.
Tượng trưng cho người phụ nữ là "Mặt nguyệt", khi 2 linh vật giao hòa tạo sự an bình, sinh sôi trong cuộc sống.
Đây là màn rước chính trong lễ hội Ná Nhèm, là lễ hội được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2016.
Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ". Người già ở Trấn Yên cũng không ai biết rõ lễ hội có từ bao giờ, chỉ biết rằng trước kia hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, dân làng lại nô nức kéo về đình mở hội. Bên cạnh nghi thức cúng thành hoàng, lễ hội Ná Nhèm còn tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng.
Những người lính tái hiện trong các tích trò được bôi nhọ mặt để biểu diễn.
Các trai tráng thể hiện màn biểu diễn võ khi đi sau kiệu rước.
Tích trò sỹ nông công thương và biểu diễn võ thuật diễn ra trên suốt quãng đường từ đình làng Mỏ về miếu Xa Vùn, nơi thờ đức thánh Cao Sơn Quý Minh.
Ông Hoàng Văn Páo, Ban tổ chức lễ hội năm nay cho biết: "Đây là phần rước được phục dựng từ năm 2013, để chuẩn bị cho lễ hội gần 400 hộ dân trong xã đã phải chuẩn bị từ tháng 11 âm".
Thiếu nữ trong trang phục dân tộc Tày, Nùng thích thú với màn rước này
Cũng theo ông Páo, linh vật này được gửi ra Bắc Ninh để sơn sửa chuẩn bị từ trong năm, và mỗi năm có sự cải tiến khác biệt để người dân thấy thú vị hơn.
Nhiều bạn trẻ thích thú ghi lại hình ảnh độc đáo này.
Khi "Tàng thinh" và "Mặt nguyệt" được rước vào chân miếu Xa Vùn, nhiều phụ nữ khá bạo dạn tới gần để sờ lấy may.
Theo người dân ở đây cho biết, lễ hội và các màn rước này mang tính cầu may mắn, bình an thịnh vượng trong năm mới.
Phần lễ rước trong hội Ná Nhèm kết thúc vào buổi trưa 22/2, phần hội tiếp tục diễn ra với các trò chơi dân gian, các điệu múa và nghệ thuật dân tộc độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây.
Ở Nhật Bản, lễ hội "rước của quý" cũng được biết đến là một trong những ngày hội độc - lạ nhất thế giới, được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Tư hàng năm tại đền Kanayama tại Kawasaki. Lễ hội rất độc đáo này mang tên Kanamara Matsuri (Lễ hội dương vật thép).
Đây là ngày lễ để thờ vị tổ nghề rèn sắt thép, vị thần có công chế tác ra các mô hình sinh thực khí nam, tiêu diệt ma quỷ chuyên quấy nhiễu, chọc ghẹo các cô gái trẻ. Được biết, Kanamara Matsuri có từ thế kỷ thứ 17 và được người dân lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.
Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhất thế giới
Người dân và khách du lịch rất thích thú. Các cô gái trẻ thì tranh thủ sờ vào linh vật để cầu may.
Theo Phương Thảo / Trí Thức Trẻ
Đây là một trng các lễ hội ở nước ta có rước "linh vật", nó thể hiện nét đẹp của dân cư vùng đó. Nhìn theo góc độ văn hóa thì hoàn toàn không hề tục một chút nào. Ai cũng mong muốn có may mắn, và người ta đi tìm cái may mắn đó từ trong sự khởi nguồn của sự sống. Một lễ hội hay cần duy trì, bảo tồn.
Trả lờiXóaĐây chắc là tín ngưỡng văn hóa phồn thực? Hình như ở miền trong cũng có những đền thờ có những tượng hình sinh khí thực
Trả lờiXóaĐây chắc là tín ngưỡng văn hóa phồn thực? Hình như ở miền trong cũng có những đền thờ có những tượng hình sinh khí thực
Trả lờiXóalễ hội gì mà kì quặc quá, đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy lễ hội có linh vật lạ như thế này , đúng là nhiều nơi có nhiều nét văn hóa độc đáo thật, lạ nhưng thú vị.
Trả lờiXóaĐất nước ta có rất nhiều các lễ hội khác nhau mỗi lễ hội là những phong tục truyền thống riêng của dân tộc ta và chúng ta cần phát huy và giữ gìn những truyền thống văn hóa phong tục tập quán tốt tiến bộ của đất nước ta.
Trả lờiXóaMỗi nơi, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục tập quán khác nhau, tuy vậy nhưng chắc chắn những phong tục đó là để thỏa mãn trong cuộc sống tinh thần của họ. Nhưng dẫu thế nào thì có những phong tục cổ hủ, lạc hậu quá mức thì cũng nên bỏ, không nên giữ lại nữa.
Trả lờiXóa