Lời dẫn của Minh Ngọc: Bài của tác giả Phạm Trung Tuyến mà tôi dẫn dứơi đây rất hay. Tôi rất đồng tình với lối biện giải của người viết. Tôi cũng cho rằng nguyên nhân sâu xa để sự hung bạo bộc phát có phần là do những bất công của xã hội.
Phải có những giải pháp mang tính cách mạng thì may ra mới thuần dưỡng lại được xã hội này... Nhưng điều đó không dễ và cần phải có thời gian.
Tuy nhiên có một việc có thể làm ngay để giảm bớt cái ác đó là thiết lập một xã hội mà trong đó mọi công dân cần phải tuân thủ pháp luật, phải bình đẳng trứơc pháp luật. Nghĩa vụ của báo chí là phải đi tiên phong trong vấn đề này.
Tuy nhiên, gần đây báo chí thường đưa ra những lý do khó chấp nhận để bao biện cho những kẻ vi phạm luật. Vụ tống tiền THP, vụ em Nguyến Mai Trung tuấn dùng vũ khí nguy hiểm để tấn công những người đang thi hành công vụ chẳng hạn...
5.100 người nhập viện vì đánh nhau, không ngạc nhiên
Phạm Trung Tuyến
(Dân Việt) Không có gì đáng để ngạc nhiên với con số hơn 5.100 người phải nhập viện vì đánh nhau chỉ trong mấy ngày tết khi mà sự hung bạo đã phủ kín cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Hơn 5.100 người nhập viện vì đánh nhau trong mấy ngày đầu tiên của năm mới chẳng phải vì rượu đâu. Rượu chỉ là cái cớ để sự thù ghét đồng loại trong con người chúng ta thoát ra ngoài bằng nắm đấm mà thôi.
Không có gì đáng để ngạc nhiên với con số hơn 5.100 người phải nhập viện vì đánh nhau chỉ trong mấy ngày tết khi mà sự hung bạo đã phủ kín cuộc sống thường nhật của chúng ta. Hung bạo từ thói quen tranh cãi bất kể việc nhỏ việc to trên mạng xã hội cho đến việc dẫm đạp lấn chen nhau ở miếu mạo, đền chùa.
Chúng ta đã xem rất nhiều clip có những đứa trẻ dửng dưng nhìn bạn cùng lớp vác ghế phạng nhau, xé quần xé áo nhau… Dù không tham gia, nhưng có thể im lặng đứng nhìn thì những đứa trẻ đã xác định đó là việc bình thường, chấp nhận bạo lực là một phần trong cuộc sống của chúng.
Khi những người dân lặng im cắt những ngọn rau mới phun thuốc sâu mang ra chợ bán, họ phải quen với hành vi độc ác của mình, quen đến nỗi không còn nghĩ đó là hành vi gây hại cho người khác.
Khi những người tham gia xây dựng chính sách tỉ mẩn cài cắm câu chữ vào các dự luật nhằm đem lại lợi ích cho một nhóm người nào đó, họ phải lờ đi số phận của những nhóm người có thể bị tổn thương bởi chính sách đó, cho đến lúc họ quen với việc chỉ cần nghĩ đến thứ lợi ích mà họ bảo vệ.
Dửng dưng trước cái ác, chấp nhận cái ác xung quanh mình như một điều tất yếu, nghĩa là chúng ta đã sẵn sàng sống trong một không gian mà cái ác luôn sẵn sàng xảy ra. Từ quen với cái ác đến thực hành tội ác là khoảng cách rất gần. Vậy thì đừng ngạc nhiên với những con số thống kê bệnh nhân nhập viện vì đánh nhau.
Số người nhập viện vì xô xát trong những ngày Tết đã lên tới 5.100. (ảnh minh họa)
Hơn 5.100 người nhập viện vì đánh nhau trong những ngày đầu tiên của năm mới. Con số đó có thể là rất nhiều khi chúng ta không thể hình dung vì sao mà người ta dễ đánh nhau đến thế. Song, con số đó có thể là rất ít nếu chúng ta nhận ra rằng trong thế giới mà chúng ta đang sống vốn chất chứa rất nhiều oán hờn mà không biết nguyên nhân thực sự nằm ở đâu.
Chúng ta không thể hiểu vì sao chi phí nuôi một đứa trẻ ăn học hàng tháng cũng ngang bằng mức lương công chức có thâm niên công tác 20 năm.
Chúng ta không thể hiểu vì sao đóng đủ loại thuế phí mà mỗi đoạn đường đi lại phải đóng thêm tiền, mà trộm cắp rình rập ở mọi lúc mọi nơi, mà đồ ăn thức uống chúng ta dùng hàng ngày sạch bẩn ra sao không thể biết.
Khi chúng ta không thể cắt nghĩa nổi điều gì khiến cuộc sống của mình lại trở nên bất an đến thế, chúng ta sẽ trở nên nghi kỵ, hận thù với tất cả mọi thứ xung quanh mình. Cái ác, cũng bắt nguồn từ sự vô minh.
Con số người nhập viện vì đánh nhau không có gì đột biến so với những ngày trước đó, hay sau đó, không phải vì hơi men ngày tết đâu. Áp tết, một người đàn ông 30 tuổi bị đâm chết ngay trên con đường sầm uất nhất của thành phố Nha Trang. Anh ta bị đâm chết bởi một nhóm thanh niên không say rượu.
Họ không say rượu. Họ còn đủ tỉnh táo để điều khiển xe máy qua vài tuyến phố nhằm chặn bắt chiếc xe ô tô do nạn nhân điều khiển. Họ đủ tỉnh táo để dùng mũ bảo hiểm đập kính xe và đâm một nhát dao chí mạng qua khung cửa bị vỡ.
Vì sao nhóm thanh niên đó lại giết người dù không thù không oán, dù mâu thuẫn chỉ là một tiếng còi xe thôi? Có thể người đàn ông xấu số đó vốn không thù không oánh với nhóm thanh niên kia. Song, với cú nhấn còi xe vô duyên của mình, anh ta đã vô tình trở thành người đại diện cho những thứ nguyên nhân mơ hồ tạo nên nỗi oán thù cuộc sống của những người thanh niên kia.
Không có bất cứ điều gì là bất thường khi người ta đánh nhau và nhập viện, bởi bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành một trong số 5.100 người đó. Trong sự vô minh của một cộng đồng đã buộc phải làm quen với rất nhiều điều ác, mỗi người trong chúng ta đều có thể trở thành một mục tiêu để bất kỳ ai đó trút bỏ đi nỗi oán thù không tên.
Hãy chuẩn bị để không còn ngạc nhiên! Bởi chúng ta đã quen với cái ác từ lâu nay rồi, phải chăng đã đến lúc tội ác thực hành?
*****************************************
Bình luận của bạn đọc trên Facebook:
Quynh Dan Nguyen Muốn chấn chỉnh lại xã hội trước hết luật pháp phải cứng rắn và nghiêm minh. Ko phải ngẩu nhiên Singapore trở thành nước sạch sẽ nhất thế giới. Cũng như ở các nước Tây Âu, ko phải tự nhiên họ tuân thủ luật pháp. Bởi vì khi họ vi phạm cho dù nhỏ thì túi tiền của họ sẽ vơi đi ít nhiều, khi vi phạm 1 lần sẽ ko dám tái phạm lần 2. Cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở các quán ăn... , khi họ vi phạm, ở nước người ta là sẽ bị đóng cứa. Còn ở VN thì phạt zí mức phạt ko đủ gãi ngứa, và thế là họ lại tiếp tục vi phạm. Cũng như gây rối trật tự nơi công cộng phải trị thật nặng, nhẹ thì phải phạt tiền, nặng hơn thì lao động công ích, còn nặng hơn nữa sẽ bị khởi tố. Luật pháp là phải mang tính răn đe và thật nghiêm minh, ko phải cứ có tiền chạy chọt là xong.
Mèo Hoang Đừng đổ tại luật, hãy nhìn lại người hành pháp và những người làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền vốn là những người phải hiểu biết luật pháp nhất nhưng lại không hiểu hoặc cố tình không hiểu
Mark Nguyen Cô nói ngu như chóa ấy, dân ngu thì luật mới phải càng nghiêm. Thử luật ra đánh nhau vừa ở tù, vừa bị đánh roi cá đuối náy mông như Sing và lao động công ích xem có thằng nào dám không? Cô có chửi thì cô chửi cái chế độ ra cái luật ko nghiêm ấy.
Mèo Hoang tiếc quá, mình là mèo, mà mèo thì lại đéo giống chóa. Thí dụ đơn giản: CA ra quân trước tết khu vực Chùa Bộc, người đi bộ có ngay vỉa hè.
Mèo Hoang đừng ví dụ nước nọ nước kia, nhìn riêng nước mình cô còn chưa nhìn nổi thì cục tác cái rề, đgln
Phán Ông Một xã hội do bọn cái bang dựng lên ,vậy nhân loại có văn minh đến đâu đi nữa ,xã hội ấy vẫn bị văn hóa cái bang chi phối.
Phản hồi của bạn đọc trên Dân Việt:
Phản hồi của bạn đọc trên Dân Việt:
Lương Đình thuật: Có nguời tết này là tết cuối cùng của họ nhưng có ai nghĩ được vậy. Học trò giờ được xã hội, gia đình bao bọc quá mức, thầy cô bó tay.
Đại vĩ: Tôi đồng ý với ý kiến của tác giả, rượu chỉ là cái cớ thôi.
Kiều Hưng: Lực lượng y-bác sĩ đã thiếu, phải làm việc cả năm rồi, lại còn bắt họ phục vụ trong cả dịp Tết nữa. Dân ta còn kém lắm, chạy xe cho bạt mạng, nhậu thì quoắc cần câu mới thôi, động vào tí là chém với giết... cứ thế thì mãi mãi nghèo kiết xác.
Tâm Nguyen: Ăn uống rồi lại đánh nhau. Bụng no chê chán, toạc đầu máu ra. Tinh thần "Thượng võ'' thế a? Còn đâu cái nghĩa vui và đón xuân!
Lê Minh Long: Chắc phải đến 90% nguyên nhân xuất phát từ rượu bia!
Linh: Sau mỗi lần tết thì người chết và bị thương như có chiến tranh vậy, bao giờ mới thật sự có cái tết yên bình, không có người chết và bị thương vì TNGT nhỉ
Tư: Đáng buồn cho người dân mình ăn tết, thay vì vui xuân ăn tết cùng gia đình cho trọn vẹn thì Tết biến...
Thiện Trắng: Một con số thật đáng xấu hổ
Văn Tâm: Không hiểu có phải những bức xúc hàng ngày dồn nén, họ chờ đến Tết để bung ra không
Bình Nguyên: Cả một xã hội stress. Theo tôi đó là lý do cho những vụ đánh nhau này
Huy Anh: Đánh nhau là sở thích đầu năm của người Việt, đúng là chả có gì đáng ngạc nhiên cả, đi hội cũng đáng nhau, lao vào tranh cướp.
Phải chăng trong nhưng năm tới thì mức phạt cần phải nâng lên, nâng cao, cao đến mức mà người ta không dám nghĩ đến việc phạm tội thì mới là phải? Phải chăng xã hội ta buộc phải đi tới xử lý mạnh đến như vậy? Phải chăng có như vậy thì tình người mới trở lại với xã hội ta?
Trả lờiXóaBuồn nhỉ, giá mà mỗi người ý thức một chút, mỗi người biết từ bỏ lợi ích cá nhân của mình một chút thì đã chẳng ra thế này rồi.
Đừng đổ tại chế độ, đổ tại chính quyền, hay đổ tại pháp luật. Chúng ta hãy tự kiểm điểm lại chính bản thân mình đi, có như vậy thì mới khác. Chứ ý thức mà không thay đổi thì mọi chế định pháp luật đều chẳng xi nhê gì đâu.
Trong ngày Tết, nhiều người thường tụ tập uống rượu, bia và khi có chất kích thích cũng chính là nguyên cớ tác động dẫn đến hành vi bạo lực. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân gốc, mà nguyên nhân chính là cách ứng xử văn hóa, đặc biệt là trong giới thanh niên đang có vấn đề. Khi xảy ra mâu thuẫn, đáng ra phải trao đổi, tranh luận, phân tích cho nhau thì họ sẵn sàng dùng vũ lực lao vào đánh nhau thay cho lời giải thích, đó là việc rất đáng trách. Nhập viện thế này, người đánh nhau khổ 1 thì người thân họ khổ mười.
Trả lờiXóaGần đây, đã có nhiều người lên tiếng cảnh báo, bình luận xung quanh việc người Việt Nam hiện nay dường như tỏ ra hung hãn hơn trước đây. Điều đó đi liền với tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp cũng như tình trạng vô cảm trong xã hội. Gần 3.500 người nhập viện vì đánh nhau ngày Tết chỉ là con số Bộ Y tế nắm được, còn chắc chắn thực tế lớn hơn nhiều. Không những thế mà càng ngày chúng ta lại càng có nhiều hơn các vụ thảm sát đẫm máu từ những nguyên do rất nhỏ. Những điều này một phần là do có chất kích thích, một phần là do ý thức con người. Trẻ em thì toàn chơi trò chơi bạo lực, người lớn thì áp lực công việc, kiếm tiền nuôi gia đình...đây phải chăng là mặt trái của sự phát triển xã hội.
Trả lờiXóaỞ nông thôn thường có tình trạng người dân vì mâu thuẫn nhỏ với nhau, rồi nhân dịp Tết, họ “mượn rượu” để nói, giải quyết mâu thuẫn, khúc mắc mà trong ngày thường người ta không nói được, rồi khi uống rượu, bia vào, tâm lý căng thẳng nên không kiềm chế được bản thân, sẵn sàng lao vào ẩu đả, thậm chí gây chết người. guyên nhân chính là nền tảng mâu thuẫn không được giải quyết, hóa giải, rồi những mâu thuẫn nhỏ bị tích tụ, dồn nén. Trong khi đó, nền tảng văn hóa cộng đồng lại không đủ sức mạnh để trấn áp những người có hành vi lệch chuẩn so với xung quanh, tạo điều kiện cho những người có cá tính xấu dễ có điều kiện bộc lộ.
Trả lờiXóaNgày nay, đời sống vật chất, kinh tế của người dân khá hơn, nhưng giáo dục về đạo đức còn bị coi nhẹ, chữ Nhẫn ngày xưa các cụ dạy chúng ta nay đã không được coi trọng. Thực tế, hiện nay có nhiều người quá dễ nổi nóng, không kiểm soát được hành vi của mình, mà xuất phát của việc đó chính là do giáo dục, đặc biệt giáo dục về đạo đức đang bị coi nhẹ trong cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội. Ví như thời gian qua, trong nhà trường còn nhiều thầy cô “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với học sinh thì làm sao mà học sinh nó hòa nhã cho được, không những thế rồi cảnh cha mẹ cãi nhau, anh em xích mích với nhau chỉ vì những lợi ích kinh tế nhỏ, trẻ em thì thay vì chơi các trò chơi dân gian hoặc sinh hoạt tại các nhà văn hóa thì ôm lấy cái điện thoại máy tính mà chơi mấy cái trò chơi bạo lực đánh nhau, giết nhau rồi lại hồi máu thế là lại sống...nên việc 5110 người nhập viện trong dịp tết vì ẩu đả cũng là điều bình thường thôi.
Trả lờiXóangày tết người dân được dịp nhậu nhẹt thả dàn, rượu bia uống tràn nhiều hơn ngày thường nên dễ dẫn đến nói chuyện với nhau bằng tay chân, thậm chí cả bằng dao, bằng gậy. Khi đã uống rượu quá đà, khó mà kiểm soát lời ăn tiếng nói, dễ xúc phạm nhau và nổi khùng, xảy ra xô xát, bạo lực, thế nên cứ mỗi dịp xuân về lại có vài ngàn người đón tết trong bệnh viện vì đánh nhau, hàng trăm gia đình mất tết vì có người tử vong. Chỉ là trong năm nay, bộ ý tế mới chính thức thống kê số người nhập viện vì xô xát, số người nhập viện vì mất an toàn giao thông một cách sao sát rồi đưa ra được con số khiến chúng ta bàng hoàng thế này thôi.
Trả lờiXóaCứ nhìn con số thống kê mấy Tết gần đây thì rõ: Tết 2012 gần 4,000 vụ; Tết 2013 có hơn 4,700 trường hợp; Tết 2015 cả nước có 6,200 trường hợp và Tết 2016 có hơn 5,100 trường hợp. Rõ ràng, đây là một hiện tượng xã hội đáng lo ngại về hành vi ứng xử của người Việt hiện nay. Nguyên nhân do văn hóa rượu bia “chén rượu xã giao” để mở đầu câu chuyện đã bị lạm dụng và hiểu không đúng. Những người ham bia rượu lẫn người không ham rượu bia cũng lợi dụng câu nói trên để khích bác nhau, thách thức nhau thể hiện mình, “con gà tức nhau tiếng gáy.” Không những thế việc kiểm soát hành vi và sự hiểu biết về pháp luật còn kém khiến họ lại càng hung hãn hơn. Việc này thuộc về ý thức con người, mà ở việt nam ta dù là bất cứ sự việc gì liên quan tới ý thức con người thì luôn nan giải cả.
Trả lờiXóaxã hội ngày nay trở nên ngày càng phức tạp với biết bao biến cố xảy ra, và cứ mỗi lần như thê người ta lại cố tìm cho nó một nguyên nhân để giải thích cho sự việc và hầu như tất cả đều lấy lí do là sự bất công trong xã hội hay những hệ lụy của một thế giới phẳng, nếu đưa một vấn đề nào đó lên mạng xã hội thì tôi tin chắc sẽ có rất nhiều lượt cmt và chia sẻ , họ tha hồ bày tỏ ý kiến của mình, đó là quyền tự do của mỗi người tôi không có quyền cấm nhưng họ làm như thế thì được cái gì, có giúp giải quyết được vấn đề không hay chỉ làm nghiêm trọng hóa vấn đề. Tôi nghĩ mỗi người cần xem lại mình, tự hoàn thiện mình trước đi đã trước khi tham gia bàn tán những vấn đề khác, nếu ai cũng làm được như vậy thì sẽ không còn gì để mọi người có thể bàn tán nữa,.
Trả lờiXóatôi thấy toàn bọn choai choai gây gổ đánh nhau thôi, chứ những người đã có gia đình hoạc lớn tuổi hơn họ đâu có đánh nhau, đâu có gây gổ vô cớ. điều đó cho chúng ta biết về hướng giải quyết hay là nguyên nhân của các vụ đánh nhau là từ sự giáo dục của chúng ta chưa chặt chẽ, chúng ta mới đang chú trọng tới kiến thức mà lại đang quên đi ý thức của các em, hay có quá nhiều quán điện tử mở ra với lượt ra vào đáng để chủ cửa hàng cười hằng ngày với những trò chém giết nhau rồi hồi sinh, sẽ là mất mát quá lớn với chúng ta khi có 1 sản phẩm giáo dục bị lỗi, thật đáng lưu tâm
Trả lờiXóaXã hội hiện nay ngày càng sống thờ ơ và vô tâm với mọi chuyện xảy ra quanh mình. Dửng dưng trước cái ác, chấp nhận cái ác xung quanh mình như một điều tất yếu, nghĩa là chúng ta đã sẵn sàng sống trong một không gian mà cái ác luôn sẵn sàng xảy ra. Từ quen với cái ác đến thực hành tội ác là khoảng cách rất gần. Vậy nên con số thống kê bệnh nhân nhập viện do đánh nhau trong dịp tết vừa qua cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả
Trả lờiXóaNgày Tết là dịp mọi người tập trung liên hoan ăn uống sau cả một năm trời làm việc vất vả. Chính vì thế mà cũng uống nhiều rượu hơn. Nhung thay vì uống ở mức độ kiểm soát được thì có những người lại quá đà, kích bác nhau rồi đến khi quá chén không làm chủ được lời nói và hành động thì cũng là lúc các cuộc gây gổ đánh nhau diễn ra, dù đôi khi vì một lý do rất nhỏ.
Trả lờiXóaRượu vào thì lời ra. Mà khi những lời nói không hợp ý nhau, gặp men rượu làm xúc tác thì người ta thường hay sử dụng tay chân để "nói chuyện" thay vì dùng ngôn từ. Tình trạng trên đã rất quen thuuoocj trong cuộc sống của một bộ phận người dân Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết thì chuyện này càng trở nên phổ biến. Chính vì thế mỗi người hãy biết điểm dừng, hãy uống để vui chứ không phải uống để rồi giải quyết mâu thuẫn bằng tay chân
Trả lờiXóaUống rượu vào nóng trong người thấy tê tê phê phê còn biết gì nữa mà chả oánh nhau lộn tùng bậy hết cả lên, sứt đầu mẻ chán. Đấy là còn chưa kể mấy anh trẻ trâu thích thể hiện, mà chả biết thể hiện với ai, cho rằng ta đây thế này thế kia phải để cho kẻ khác sợ. Giời, xã hội mà, chuyện bình thường!
Trả lờiXóaTết nhất thì uống rượu nhiều, mà rượu vào thì hay khích bác nhau, nên rất dễ dấn đến đánh nhau thôi. Đang anh anh em em lại quay ra mày tao đánh nhau ngay. Lúc ấy thì phần thú lại nổi lên vì thần kinh đã bị rượu kích động chi phối.
Trả lờiXóaNgoài rượu bia là một nguyên nhân để đánh nhau nhiều thì một phần nữa là sự manh động ngông cuồng xem thường pháp luật của nhiều thanh niên hiện nay. Va chạm giao thông là gọi bạn bè đến để xứ lí đánh nhau chứ không cần biết đúng sai gì.
Trả lờiXóaGiờ đâu đâu cũng dễ gặp đánh nhau. Người lớn đánh nhau, trẻ con đánh nhau, đàn ông đánh nhau, đến đàn bà con gái cũng đánh nhau. Thật là khó hiểu. NHiều mâu thuẫn rất nhỏ nhưng vì chút "anh hùng" mà lao vào đánh nhau
Trả lờiXóaChỉ trong có 1 9 ngày nghỉ lễ tết mà năm nay nước ta đã nghi nhận hơn năm nghìn trường hợp phải nhập viện vì đánh nhau đây là hồi chuông báo động để cảnh báo vấn để văn hóa và đạo đức xã hội ở nước ta và việc sử dụng rượu bia ở nước ta qua vấn đề này Nhằ Nước nên có chính sách kế hoạch phù hợp để giải quyết tận gốc vấn đề này.
Trả lờiXóa