Chia sẻ

Tre Làng

Bôi nhọ Thủ tướng, một blogger Singapore phải đóng tiền phạt 17 năm

Bôi nhọ Thủ tướng, một blogger Singapore phải đóng tiền phạt 17 năm

Blogger Roy Ngerng (trái) và luật sư M Ravi trong một lần ra tòa hồi năm 2015 - Ảnh: AFP

Thiệt hại mà blogger Roy Ngerng gây ra cho uy tín của Thủ tướng Lý Hiển Long được Tòa án Tối cao xác định là 150.000 đô la Singapore (SGD, khoảng 2,5 tỉ đồng), và được… trả góp tới năm 2033.

Quyết định ngày 17.12.2015 của Tòa còn buộc ông Ngerng, 34 tuổi, phải trả án phí 30.000 SGD cho luật sư bên nguyên đơn chậm nhất vào ngày 16.3.2016 để được hưởng “quy chế” trả góp tiền bồi thường mà không phải trả lãi suất.

Hôm qua 16.3, Thư ký báo chí của Thủ tướng Lý Hiển Long, bà Chang Li Lin, xác nhận với báo chí rằng ông Davinder Singh - luật sư cao cấp chuyên đại diện cho ông Lý Hiển Long và cố thân phụ Lý Quang Diệu trong các vụ kiện tụng - đã nhận được 30.000 SGD từ ông Ngerng.

Đó là phí của luật sư Singh cho riêng phiên tòa 3 ngày hồi tháng 7.2015 nhằm tính toán mức thiệt hại gây ra cho Thủ tướng.

Được trả góp tiền phạt

Blogger Roy Ngerng bị buộc tội bôi nhọ Thủ tướng Lý Hiển Long trong bài viết có tựa đề “Tiền hưu trí của bạn đi về đâu: Nhận biết từ vụ án City Harvest” mà ông đăng trên blog cá nhân Sự thật từ Trái tim vào ngày 15.5.2014.

Theo Tòa, bài viết của ông Ngerng đã ám chỉ Thủ tướng Lý Hiển Long tham nhũng, biển thủ quỹ bảo hiểm xã hội, gọi tắt là CPF, do người lao động nộp.

Mức thiệt hại mà bài viết gây ra, theo tính toán của Tòa, là 100.000 SGD, cộng với 50.000 SGD “thiệt hại do tình tiết tăng nặng”.

Việc trả tiền bồi thường sẽ bắt đầu từ ngày 1.4.2016, với mức trả 100 SGD/tháng cho đến 31.3.2021, sau đó tăng lên 1.000 SGD/tháng. Với “tiến độ” như vậy, dự kiến đến năm 2033 ông Ngerng mới trả xong nợ.

Án phí hơn tiền bồi thường

Trong khi tiền bồi thường cho bị hại là 150.000 SGD thì án phí tổng cộng vượt quá con số này.

Theo “cáo bạch” của ông Ngerng trên blog cá nhân hôm 16.3, hồi năm 2014, sau khi bị khởi kiện, ông đã kêu gọi ủng hộ và nhận được từ các cá nhân và tổ chức 127.000 SGD. Và ông đã chi hết 122.000 SGD gồm các khoản: 50.000 SGD cho luật sư đầu tiên của ông, M Ravi - luật sư nổi tiếng chuyên bào chữa cho các trường hợp bị đơn được cho là đối lập với giới hữu trách; 30.000 SGD cho luật sư thứ hai; luật sư thứ ba bào chữa miễn phí; 29.000 SGD phí cho luật sư Davinder Singh của bên nguyên đơn trong các phiên thương thảo để tòa ra phán quyết mà không cần đi hết trình tự tố tụng (thương thảo này không thành công); 6.000 SGD phí cho luật sư Singh trong quá trình ông Ngerng yêu cầu được đại diện bởi luật sư từ Anh, mẫu quốc của Singapore thời thuộc địa (yêu cầu này bị tòa bác); và 7.000 phí linh tinh ở tòa án.

“Tôi còn phải trả cho Thủ tướng 180.000 SGD nữa”, ông Ngerng than thở. Con số này được hiểu là gồm 150.000 SGD bồi thương thiệt hại cho Thủ tướng và 30.000 SGD phí cho luật sư của ông ta.

Trong khi đó, bằng cách tiếp tục kêu gọi lòng hảo tâm trên mạng, trong mấy ngày qua, ông Ngerng cho biết mới nhận được 12.429 SGD.

Thủ tướng Lý Hiển Long - Ảnh: Reuters

Quyền công dân

Mặc dù bị Thủ tướng đưa ra tòa, nhưng đây là vụ kiện dân sự nên ông Ngerng vẫn có đầy đủ quyền công dân.

Trên blog cá nhân, ông Ngerng cho hay từ sau khi bị kiện, ông đã đi Na Uy dự và phát biểu tại Festival Sinh viên quốc tế, thăm tổ chức vận động tự do ngôn luận Article 19 ở London (Anh), phát biểu tại Hội thảo truyền thông và internet Đông Nam Á tại Kuala Lumpur (Malaysia). Các chi phí do phía tổ chức lo.

Trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9.2015, ông Ngerng vẫn ứng cử ghế nghị sĩ khu vực Ang Mo Kio dưới màu cờ của đảng Cải cách đối lập cùng luật sư M Ravi. Tuy nhiên nhóm của ông Ngerng đã thất bại trước nhóm của đảng Nhân dân Hành động do Thủ tướng Lý Hiển Long lĩnh xướng vốn nắm giữ khu vực này nhiều thập niên qua.

Về phía tòa án, phán quyết cho phép ông Ngerng trả góp tiền bồi thường kéo dài đến 17 năm cũng tránh khả năng ông này không có đủ tiền để bồi thường một lần, dẫn đến tình trạng bị tuyên bố phá sản, mất một số quyền công dân, như quyền ứng cử, bầu cử.

Các lãnh đạo Singapore từng bị chỉ trích dùng các vụ kiện “xúc phạm danh dự” để loại các đối tượng được cho là đối lập bằng các khoản tiền bồi thường danh dự lớn mà họ không có khả năng chi trả, như trường hợp bác sĩ Chee Soon Juan, lãnh đạo đảng Dân chủ Singapore đối lập.

Thục Minh/TNOL
(Văn phòng Singapore)

17 nhận xét:

  1. quá là mạnh tay luôn. vâng, các bạn dân chủ đâu vào đây mà ca bài ca không có dân chủ này? bài ca tự do ngôn luận đây này?
    ăn nói sai thì phải chịu phạt, đấy là quy luật tất yếu, và phù hợp. và có lẽ, chỉ khi xử nặng thế này mới có thể răn đe được.
    Ở Việt Nam mà xử thế này thì chắc khối đưá khuynh gia bại sản

    Trả lờiXóa
  2. nếu cứ như thế này, thì những người viết blog như anh ba sàm, xuân diện ,...chắc phải trả góp cả đời cũng không hết tiền phạt mất thôi.
    việt nam mình chắc xử lí mấy kẻ viết blog nói xấu, xuyên tạc lãnh đạo, xuyên tạc đường lối chính sách quá nhẹ hay sao mà vẫn thấy nhiều kẻ hoạt động mạnh mẽ như thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
  3. Sao ở mình không có mấy cái vụ kiện kiểu như này cho mấy anh blogger thích thể hiện còng lưng mà nộp phạt nhể, chứ cứ để các anh đấy ung dung nhận tiền xong đi bôi nhọ người khác mãi thế thì thật là không ổn chút nào cả.

    Trả lờiXóa
  4. Ở nước ngoài họ xử lý mạnh tay với những kẻ lợi dụng công nghệ thông tin để bôi nhọ chính quyền hoặc lãnh đạo Nhà nước. Vậy mà Việt Nam những kẻ như vậy vẫn đang lêu lổng ở ngoài vòng pháp luật, vẫn tiếp tục các hoạt động tuyên truyền bôi xấu chính quyền. Thiết nghỉ Việt Nam cần phải học tập ở Singapore ở điểm này.

    Trả lờiXóa
  5. Một hành động ngông cuồng trong phút nông nổi, cuối cùng thì hậu quả mình gánh chịu nó quá nặng so với hành vi ngông cuồng ấy. Hay thật.
    Nước mình có khi cũng phải chơi trò phạt nặng như này thì mấy rằn mặt được đám làm báo lá cải. Không cứ thế này, chẳng mấy mà ngộ độc thông tin mất thôi :(
    Mà có khi tí lại thấy một loạt bài của rận khóc thương cho anh bờ lốc gơ này ý chứ chả chơi :3 Vì kiểu chột dạ ý.
    Ahihi

    Trả lờiXóa
  6. thấy gì chưa, đất nước của họ nghiêm thế nào, họ văn minh hiện đại nhưng mà luôn tôn trọng người lãnh đạo cao nhất của nước họ, còn đất nước VN thì sao, bọn phản động chửi hằng ngày nhưng mà có làm sao đâu, chúng chẳng bị làm sao cả

    Trả lờiXóa
  7. hình như đây là thứ "tự do dân chủ" mà đám 3 que vẫn luôn ca ngợi bên giới tư bản thì phải.nói gì thì nói, có tự do ngôn luận đến đâu thì cũng có chừng mực nhất định của nó.luật pháp còn có sự tôn nghiêm của nó mà.ở VN mà giống như thế này thì chắc nhiều thằng rẻ rách "zân chủ" ngồi tù mục gông rồi chứ hơi đâu còn ở ngoài kia sủa nữa

    Trả lờiXóa
  8. Cần gì phải là bôi nhọ thủ tướng. Theo mình nghĩ thì bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác đã là việc làm cố ý rồi, thế nên chẳng có lí do gì mà bảo do vô tình, và đương nhiên phải chịu trách nhiệm cho việc và lời nói mình làm. Nếu đặt mình trong trường hợp của người bị bôi nhọ kia hỏi sẽ như thế nào? Thế nên nhất định phải xử lí nghiêm minh, và cái này thì chắc luật nước nào cũng quy định hết cả rồi!

    Trả lờiXóa
  9. Cần gì phải là bôi nhọ thủ tướng. Theo mình nghĩ thì bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác đã là việc làm cố ý rồi, thế nên chẳng có lí do gì mà bảo do vô tình, và đương nhiên phải chịu trách nhiệm cho việc và lời nói mình làm. Nếu đặt mình trong trường hợp của người bị bôi nhọ kia hỏi sẽ như thế nào? Thế nên nhất định phải xử lí nghiêm minh, và cái này thì chắc luật nước nào cũng quy định hết cả rồi!

    Trả lờiXóa
  10. khi đọc xong bài này tôi thấy rằng không thể áp dụng được tại Việt Nam vì đội ngũ dân oan hay dân chủ rởm thường rất nghèo và không có tiến (bởi vì phải nhận phúc lợi xã hội của tổ chức và cá nhân khác để sống và cầm hơi) thì làm sao có tiền nộp phạt. nếu có kiểu trả góp như Sing thì có đến mục thất cũng không đòi được 2 tỷ mấy kiểu thế. cho nên án tù vấn nên được cân nhắc trong tương lai ạ. còn tôi tin rằng khi nào bọn này có nhiều đô thế trong tay ắt sẽ nghỉ ngơi chứ không vận động nhiều như vậy.

    Trả lờiXóa
  11. đây là cách xử lí của nước họ đối với những người bôi nhọ lãnh đạo trên blogger cá nhân, nhìn vào mới biết nước ngoài họ xử lí mạnh tay như thế nào với những hành động đó, tôi biết nước mình không thiếu những con người như vậy nhưng dường như mức hình phạt chưa đủ mức răn đe nên chúng vẫn lộng hành nhưng hãy cẩn thận đi đêm lắm có ngày gặp ma, gieo nhân nào gặp quả đấy thôi

    Trả lờiXóa
  12. Đây mới là dân chủ thực sự hỡi mấy kẻ tự coi mình là những nhà dân chủ tại Việt Nam!Dân chủ chỉ thực sự mang đúng nghĩa của nó khi quyền con người của mỗi người được phát huy tối đa nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước và của người khác!không thể có cái dân chủ mà ở đó người dân thực hiện quyền lợi của mình một cách vô tổ chức ,trái với pháp luật!

    Trả lờiXóa
  13. việt nam cũng phải áp dụng những luật lệ như vậy thì bọn rận chủ mới hết đường bôi nhọ nói xấu ,xuyên tạc những đường lối chủ trương chính sách của đảng ,rồi bôi nhọ hạ uy tín các vị lãnh đạo cấp cao của ta.chứ tôi thấy hiện nay bọn rận chủ phản động trong nước thường xuyên có những bài viết bôi nhọ xuyên tạc mà chúng không bị xử lí dẫn đến tình trạng hoạt động của chúng ngày càng ra tăng.phải xử lí thì chúng mới sợ .

    Trả lờiXóa
  14. Điều này cho thấy nước ta đang còn khoan hồng, còn độ lượng chán. Hãy thử nghĩ xem nếu Nguyễn Lân Thắng, những tên rận chủ mà bôi xấu cán bộ lãnh đạo nước ta thì bên Singapore xử lý thế nào. Kiểu gì cũng vài chục năm tù, hoặc nặng hơn là trung thân cho mà xem !

    Trả lờiXóa
  15. không biết vụ này mà xảy ra ở việt nam thì các "blogger" sẽ chia sẻ ra sao, cộng đồng rận sẽ phản ứng thế nào, thực là quá đáng đợi vì hành vi của chúng thì tương tự rồi, nhưng mà cái sự thiếu tự do ngôn luận của việt nam chưa làm gì chúng cả, cứ đợi rồi xem.

    Trả lờiXóa
  16. Vậy mà ai đó cứ kêu Việt Nam thiếu dân chủ này nọ?! Ở Singapore hoặc Thái Lan, nói xấu Thủ tướng, lãnh đạo cấp cao hay nhà vua sẽ bị lôi ra tòa án xử ngay. Đó là sự vi phạm nhân quyền dễ dàng nhận ra. Vậy mà không thấy Mỹ can thiệp gì

    Trả lờiXóa
  17. Việt Nam chúng ta mà pháp luật về mạng cũng nghiêm như các nước Singapore thì chắc là lũ rận sẽ được vào trại hết. Đứa nào cũng nói xấu bôi nhọ các vị lãnh đạo cao cấp nhà nước cả. Pháp luật Việt Nam chúng ta cần phải mạnh tay hơn đối với lũ chúng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog