Chia sẻ

Tre Làng

GẠO, BÚN LÀM BẰNG NHỰA TỪ TRUNG QUỐC: ĐỪNG LÀM ĐÀN BÒ


Năm 1994 Trung Quốc mua tổng số nhựa phế liệu từ Đức chỉ ở mốc 100.000 tấn, chiếm 1/3 tổng số nhựa phế liệu ở Đức. Chỉ 4 năm sau con số ấy đã tăng lên 600.000 tấn, tức là gấp 6 lần. Những bài báo hồi ấy như "Trung Quốc là bãi rác của châu Âu", "May quá, có Trung Quốc mua hộ rác, nước Đức đỡ phải lo",.... khiến người ta có cảm giác rằng, ngoài việc sản xuất hàng giá rẻ và mua rác về, Trung Quốc chẳng còn tiềm năng gì khác.

Cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000, khi hàng loạt các lô hàng từ Trung Quốc, đặc biệt là các loại áo khoác, áo gió với hàng chữ "Made in China" xuất hiện trên thị trường cũng là lúc người Đức đặt ra câu hỏi: Họ làm từ cái gì ra thế này?".

Các cuộc điều tra được tiến hành và họ phát hiện, ngoài nhựa phế liệu để sản xuất đồ chơi hoặc các mặt hàng khác, sợi tổng hợp cũng là thứ mang lại lợi nhuận khủng cho người Trung Quốc. Trớ trêu thay, công nghệ ấy lại là một kỹ sư người Đức ở thập niên 1990 đi mời chào khắp các hãng ở Đức mà chẳng ai quan tâm. Điểm đến của anh là nước Trung Quốc xa xôi và anh ngay lập tức được chính quyền nước sở tại quan tâm đặc biệt. Một ngôi biệt thự có đầy đủ người làm, bể tắm anh còn được cưới cho một người vợ là cô gái người Trung Quốc đẹp như tiên. Việc làm của anh chỉ là nhà máy làm nhựa tổng hợp từ nhựa phế liệu và làm ra áo khoác bán đi khắp thế giới. Nó không chỉ tiết kiệm về thời gian mà còn cả về giá thành khi nhựa tổng hợp làm từ dầu mỏ, than đá sẽ phải mất một qui trình lâu dài mới có được.

Ở thời điểm ấy giá nhựa phế thải ở Đức rất rẻ. Đầu những năm 2000 khi đồng Euro mới ra, giá một tấn nhựa sạch các nhà máy của Đức thu mua chỉ khoảng 250 Euro, người Trung Quốc sẵn sàng trả 350 Euro. Và hiện nay, giá nhựa phế thải đã cao gấp 2-3 lần hồi ấy, chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc. Trong tất cả các loại nhựa(đựng nước uống chẳng hạn), chai nhựa trong suốt có giá cao nhất. Loại bẩn ở bãi rác hiện nay ở mốc khoảng 800 Euro mỗi tấn. Khi rửa sạch, không còn tem dán, mỗi tấn khoảng 1400 Euro. Ngoài việc sử dụng làm chai không mang lại giá trị nhiều, người Trung Quốc sử dụng làm nhựa tổng hợp để may áo khoác mang lại giá trị gấp hàng 60 lần nên họ thu mua rất nhiều. Các loại chai nhựa màu xanh giá rẻ hơn đôi chút và các màu khác giá càng rẻ hơn vì loại màu chỉ làm ví dụ thảm xe hơi hoặc thảm chùi chân.

Tại châu Âu mỗi năm có khoảng 1,4 triệu tấn chai nhựa được thu gom và bán đi nhiều nơi, nhiều nhất vẫn là Trung Quốc, chiếm khoảng 50% tổng số nhựa mà châu Âu sản xuất mỗi năm. Khu vực ít sử dụng nhựa nhất là đông Âu cũ. Ở Đức mỗi năm sản xuất khoảng 527 ngàn tấn, khoảng 90% đưa ra các bãi phế liệu. 30% tổng số các chai nhựa của Đức sản xuất ra sau khi sử dụng sẽ được bán qua Trung Quốc là nhựa phế liệu, các nước khác chưa tính.

Tái bút gửi các bạn Việt Nam hô hào gạo, bún nhựa từ TQ: Mỗi tấn nhựa làm sạch hiện giờ giá ví dụ người TQ phải mua là 1400 Euro, tương đương với 1552 USD khi mua từ châu Âu, chưa tính tiền vận chuyển và kho bãi chứa. Mỗi tấn gạo nếu mua thẳng từ Việt Nam đáng giá bao nhiêu Kg nhựa? Nếu người Trung Quốc muốn giết người Việt họ chỉ cần mua gạo về làm bún, phở rồi cho các hóa chất vào là dư sức đạt được mục tiêu. Có ai trên thế giới này lại ngu dốt tới mức như các bạn bảo họ lấy thứ nhựa đắt như thế mang ra làm bún, gạo để bán với giá như cho? Đừng làm đàn bò!

Nguồn: Karel Phùng
-/-

18 nhận xét:

  1. Mỗi tấn nhựa làm sạch hiện giờ giá ví dụ người TQ phải mua là 1400 Euro, tương đương với 1552 USD khi mua từ châu Âu, chưa tính tiền vận chuyển và kho bãi chứa. Mỗi tấn gạo nếu mua thẳng từ Việt Nam đáng giá bao nhiêu Kg nhựa? Nếu người Trung Quốc muốn giết người Việt họ chỉ cần mua gạo về làm bún, phở rồi cho các hóa chất vào là dư sức đạt được mục tiêu. Có ai trên thế giới này lại ngu dốt tới mức như các bạn bảo họ lấy thứ nhựa đắt như thế mang ra làm bún, gạo để bán với giá như cho? Bài viết quá chuẩn luôn. Toàn những thông tin không chính xác được tung ra trên mạng làm hoang mang người dân.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết rất hay, đúng là có rất nhiều thông tin được đưa lên trên mạng, mà chủ yếu là Facebook nói về vấn đề này, theo tôi thì nó cũng chỉ là trò câu like, câu view và share rẻ tiền, đánh vào cái tâm lý ghét người Trung quốc của người dân ta mà thôi. Tuy nhiên thì cũng có những thứ từ trung quốc rất đáng lo ngại mà ta không thể không đề phòng được, ví như hoa quả, hay các loại đồ chơi...

    Trả lờiXóa
  3. Hungyen363622:09 16/3/16

    Thời nay thì các thông tin xuyên tạc trên mạng đầy rẫy và tràn lan, người đọc nên tỉnh táo suy xét và kiểm chứng kỹ lưỡng các thông tin trên mạng, đừng để những thông tin không chính xác đó gây hoang mang trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và người thân

    Trả lờiXóa
  4. Hoabinh03020022:12 16/3/16

    Trên mạng xã hội facebook hiện nay rất nhiều cá nhân chia sẻ những thông tin bịa đặt, thiếu chính xác và chuyện gạo, bún làm bằng nhựa Trung Quốc là một ví dụ. Thử hỏi mỗi tấn nhựa làm sạch giá bao nhiêu tiền và giá gạo VN giá bao nhiêu tiền, so sánh như vậy để thấy độ tin cậy của những thông tin trên như thế nào?

    Trả lờiXóa
  5. Hoabinh023422:14 16/3/16

    Hiện nay có rất nhiều kẻ lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang trong dư luận, chúng ta cần phải đọc, tìm hiểu và suy xét thật kỹ xem độ tin cậy của những thông tin đó như thế nào, đừng vội tin và ấn nút 'chia sẻ' trên facebook, hãy trở thành người dùng Internet thông thái

    Trả lờiXóa
  6. Thaibinh02340022:17 16/3/16

    Nếu khi đọc những thông tin thất thiệt trên mạng, chúng ta cả tin, không suy xét, kiểm chứng và vội chia sẻ thông tin đó với người thân, bạn bè, như vậy vô tình chúng ta sẽ tiếp tay cho những kẻ xấu, có ý đồ khi tung những tin đồn đó trên mạng Internet

    Trả lờiXóa
  7. Thaibinhquetoi23422:19 16/3/16

    Hiện nay có rất nhiều kẻ xấu đang lợi dụng mạng internet để thực hiện âm mưu, ý đồ của chúng, chúng đưa ra nhiều tin đồn thất thiệt, thiếu căn cứ, gây hoang mang trong dư luận xã hội, chúng ta cần cảnh giác trước âm mưu của chúng

    Trả lờiXóa
  8. Hagiang83622:22 16/3/16

    Bên cạnh những tiện ích to lớn mà Internet mang lại cho cuộc sống thì có không ít kẻ xấu đang lợi dụng mạng để đăng tải những tin đồn thất thiệt, thiếu chính xác, gây hoang mang trong dư luận xã hội và vụ việc gạo giả, bún giả lần này cũng vậy, mọi người nên cảnh giác, đừng để bị mắc mưu của những kẻ xấu này

    Trả lờiXóa
  9. Bacgiang19022:24 16/3/16

    Chắc lần này những kẻ xấu lại tung tin đồn gạo giả, bún giả Trung Quốc làm từ nhựa để nhằm mục đích kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc đây, mọi người dân nên cảnh giác để xem xét, kiểm chứng xem đâu là thông tin chính xác, đừng để tâm lý hoang mang ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và người thân

    Trả lờiXóa
  10. Trung Quốc nhập nhựa thải của Đức, về tái chế, sản xuất ra những sản phẩm mới, rồi lại quay trở lại bán cho Đức. Có nghĩa là Trung Quốc chả mất xu nào cho nguyện liệu mà lại vẫn cứ có lãi.

    Trả lờiXóa
  11. Đăng những bài báo về thực phẩm giả, thực phẩm bẩn của Trung Quốc để người dân cùng tránh thì là điều nên làm. Nhưng nhiều báo lá cải lá ngón hiện nay lợi dụng vấn đề đó tung tin đồn vớ vẩn dắt mũi dư luận, kiếm view

    Trả lờiXóa
  12. chuyện Gạo, bún , bánh ....làm bằng nhựa là chuyện thật, nhưng họ làm để trưng bày trong nhà hàng, siêu thị với mục đích thay thế hàng thật dễ bị hư hỏng và không bắt mắt, mấy con bò hoặc cố tình giả bò chụp ảnh, hoặc bốc trộm ... câu like,..

    Trả lờiXóa
  13. Bây giờ cái gì cũng quy cho là hàng giả hàng nhái của Trung Quốc. Nhiều người cũng cứ thế tin sái cổ mà chẳng thèm xem xét hay kiểm chứng gì cả. Nhựa đắt hơn gạo nhiều, bỏ nhựa ra để làm gạo bán giá rẻ bèo thì chỉ có lỗ chết thôi

    Trả lờiXóa
  14. gạo, bún làm bằng nhựa có xuất xứ từ Trung Quốc suy cho cùng chỉ là thông tin một chiều từ phía các tờ báo lá cải mà không có bất kỳ sự kiểm chứng nào. Các tờ báo bây giờ chỉ vì lợi nhuận mà viết láo, giật tít câu view chứ cũng chẳng quan tâm xem tính xác thực của thông tin được bao nhiêu phần trăn. Vậy nên chúng ta cần cân nhắc, suy xét kỹ những thông tin mình nhận được chứ không nên vội vàng nghe theo rồi sinh ra tâm lý hoang mang

    Trả lờiXóa
  15. Nhựa phế liệu mà Trung Quốc thu mua về từ Đức và các nước ở châu Âu có giá thành cao gấp nhiều lần giá gạo mà chúng ta nhập về từ Trung Quốc. Vậy làm gì có cơ sở nào để nói rằng Trung Quốc nhập nhựa đó để sản xuất gạo giả rồi xuất sang thị trường Việt Nam? Lam vậy chẳng phải là lỗ nặng hay sao? Thế nên cái thông tin gạo làm từ nhựa kia chắc chỉ là trò câu like, câu view rẻ tiền của một số tờ báo lá cải để gây ra tâm lý hoang mang cho người dân mà thôi

    Trả lờiXóa
  16. Bangtuyet nhietdoi11:33 17/3/16

    Dân ta có một tính xấu đó là tâm lý đám đông. Và để đánh vào tâm lý này, mấy tờ báo lá cải chỉ việc đưa ra những thông ti không có sự kiểm chứng rồi giật tít lên. Thế là mọi người hùa nhau vào đọc, rồi tin sái cổ, rồi hoang mang nghĩ giờ xung quanh mình cái gì cũng giả, cũng độc hại. Cách tiếp nhận thông tin thụ động không có chọn lọc như vậy chỉ thiệt cho bản thân và làm lợi cho lũ lều báo mà thôi

    Trả lờiXóa
  17. Những thông tin gạo bún làm từ nhựa mà nhiều người cũng tin được thật là không hiểu nổi. Toàn những thông tin bịa đặt trên mạng đến tai các bà các cô xong được nhân lên như cấp lũy thừa. Các bà các cô tưởng nhựa nó rẻ lắm đấy à?

    Trả lờiXóa
  18. Vẫn biết là nhiều thực phẩm hoa quả từ Trung Quốc tuồn sang chúng ta là có nhiều hóa chất độc hại. Tuy nhiên việc nhiều người dân tin vào chuyện bún, gạo được làm từ nhựa nhập từ Trung Quốc sang là chuyện không có thật. Tâm lí đám đông khiến cho nhiều bà nội trợ lo ngại. Do vậy nhiều thông tin thất thiệt trên mạng cần được kiểm chứng chứ không thể tin được.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog