Chuyện tầm phào của một ông bộ trưởng
Mới rồi có ông bộ trưởng liên hệ tới câu chuyện động đất sóng thần xảy ra tại Nhật Bản năm 2011 nói rằng:
Truyền thông quốc tế đưa tin một cháu bé 9 tuổi phải xếp hàng chờ phát bánh mì cứu trợ. Dù được ưu tiên đưa bánh mì trước, thế nhưng cháu bé đã bước lên trả lại và quay trở lại để xếp hàng. Một đất nước như vậy mới mong phát triển được.
Câu chuyện này diễn ra chưa lâu, nhưng sau này hầu hết những người chú ý theo dõi tin tức trên mạng đều biết rằng câu chuyện về cậu bé Nhật Bản đó là sản phẩm hư cấu của một nhà văn Việt Nam thuộc dạng cực hữu, chuyên đả kích chính quyền. Đây là một câu chuyện bịa, chưa từng có ai xác thực được nó và cũng không có truyền thông quốc tế nào đưa tin ngoài mấy trang blog lề trái và đám báo mạng Việt Nam luôn sao chép chụp giật không cần kiểm chứng. Ông bộ trưởng thậm chí còn kể sai cả câu chuyện (bịa) đó, đứa bé đang xếp hàng ấy không được ưu tiên phát đồ cứu trợ (không phải bánh mỳ, một người bình thường cũng biết là người Nhật không ăn bánh mỳ) mà được một người khác cho túi lương khô nhưng lại đem bỏ vào thùng chứa đồ cứu trợ để phát cho mọi người, còn nó thì tiếp tục xếp hàng.
Câu chuyện này được ông bộ trưởng dùng để so sánh với việc cầu lộc cầu tài của quan chức và doanh nghiệp và lý giải lý do Việt Nam thua kém các nước. Đại ý của ông là do dân Việt Nam chỉ thích ăn sẵn, không chịu hy sinh và không cố gắng phấn đấu. Truyền thông Việt Nam ưa thích những câu chuyện kiểu này, đám cực hữu lề trái cũng vậy, thế nên không có gì lạ khi phát biểu cũng như bản thân ông bộ trưởng được coi là hình mẫu của sự 'nói thẳng nói thật', 'thực sự có tâm vì đất nước'. Tất nhiên, sự 'nói thẳng nói thật' có bắt đầu bằng những điều dối trá thì cũng không vấn đề gì, vì ý nghĩa của nó quan trọng hơn nhiều.
Nhiều năm trở lại đây, người ta được chứng kiến sự xét lại điên cuồng của những kẻ cực hữu và chống chế độ ở Việt Nam đối với câu chuyện được đưa vào sách giáo khoa về một cậu bé anh hùng. Đó là câu chuyện về thiếu niên Lê Văn Tám tự châm lửa lên mình để đốt kho xăng của địch. Cả truyền thông cũng như đám lề trái đều ra sức chứng minh rằng đó là một câu chuyện bịa đặt, được dựng lên để tuyên truyền và đó là bằng chứng cho sự nói láo của chế độ cộng sản. Tất nhiên, một người 'nói thẳng nói thật' như ông bộ trưởng thì có lẽ sẽ không bao giờ lấy hình ảnh tuyên truyền như Lê Văn Tám, cho dù hình ảnh ấy có được đưa vào sách giáo khoa và là của Việt Nam, để ca ngợi tinh thần hy sinh vì đất nước hay minh họa cho phát biểu của ông, bởi vì thật nguy hiểm khi dựa vào một điều mà ai cũng tin là sự bịa đặt.
Hình ảnh Lê Văn Tám về bản chất không khác gì hình ảnh cậu bé Nhật Bản (được bịa ra) kia, họ đều hy sinh vì đất nước, đều vì cái chung mà hy sinh cái riêng. Nếu như đám quan chức và dân đen trong bài phát biểu của ông bộ trưởng cầu xin một thánh thần xa lạ nào đó ban bổng lộc cho họ mà không tự mình chịu gian khổ kiếm lấy, làm cho hình ảnh dân tộc Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt quốc tế và cho thấy một não trạng trì trệ khó có thể phát triển, thì việc vay mượn hình ảnh nước ngoài (bịa đặt) để minh họa cho lý tưởng của mình bất chấp hình ảnh tương tự có thật và đã tồn tại lâu dài của xứ sở mình, trên thực tế, cũng tương tự như hành động khấn vái thần thánh của đám quan chức và dân đen mê muội kia. Họ đều không tin vào những gì mình đã có, do vậy không tin ở bản thân mình và buộc phải cầu khẩn đến những thứ xa lạ.
Đám dân đen và quan chức mê muội thì cầu xin của thánh thần, còn những người 'nói thẳng nói thật' 'hết lòng vì dân vì nước' thì cầu khẩn những bóng ma ngoại quốc. Những câu chuyện thật là tầm phào, tất nhiên dưới những hình thức khác nhau.
Lưu ý: Một số báo sau khi đăng bài phát biểu của ông bộ trưởng có lẽ đã nhận ra vấn đề với câu chuyện em bé Nhật Bản nên đã cắt bỏ phần đó, tuy nhiên một số báo khác vẫn đăng đầy đủ.
Nguồn: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa
Thời gian gần đây rộ lên phong trào cuồng các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo ... Trên báo chí nhan nhản những câu chuyên nói về những nước này và con người ở đó. Học cái tốt của người ta là nên nhưng mà cuồng quá để rồi tự ti dân tộc thì lại càng không nên chút nào
Trả lờiXóanhững câu chuyện so sánh Việt Nam như thế này thế kia với các nước rồi thì đem điểm mạnh điểm yếu ra mà chê bai hiện nay không thiếu đặc biệt các nước hàn, Nhật rồi Xingapo. NHưng đâu phải điều đó là đúng hoàn toàn, có những thứ họ còn phải học mình đó.
Trả lờiXóa