Chia sẻ

Tre Làng

TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG BẦU CỬ Ở MỸ

Tiền và ảnh hưởng trong bầu cử ở Mỹ

Bầu cử ở Mỹ ngày càng tốn kém. Tổng chi tiêu cho kỳ bầu cử tổng thống năm 1992 là 331 triệu đô-la; cuộc đua năm 2012 ngốn hết 2,6 tỷ. Cuộc đua đắt nhất vào Thượng viện năm 1992 mất 18 triệu, so với 120 triệu trong mùa 2014. Tốn kém như vậy một phần là do nước Mỹ rộng lớn; chi phí tiếp cận được hơn 300 triệu dân rất lớn, đặc biệt là ở các thị trường truyền thông đắt đỏ như New York và Florida. Theo đài NPR, chi tiêu của tất cả các ứng cử viên trong mùa 2016 chỉ riêng cho quảng cáo trên TV dự kiến sẽ khoảng 4,4 tỷ.

Một trong những nguyên nhân chính khiến chi tiêu tranh cử tăng chóng mặt gần đây là án lệ Citizens United kiện FEC (Ủy ban Bầu cử Liên bang) vào tháng 1-2010, khi Tòa án Tối cao Mỹ quyết định không hạn chế mức đóng góp chính trị và chi tiêu vận động. Vụ này liên quan tới việc tổ chức phi vụ lợi Citizens United muốn được chiếu một phim đả kích Hillary Clinton, khi đó là thượng nghị sĩ, trong mùa bầu cử. Với tỷ lệ 5 thuận 4 chống, tòa phán quyết rằng các khoản chi tiêu bên ngoài (không trực tiếp đóng góp cho ứng cử viên) cho quảng cáo trong mùa bầu cử là quyền tự do ngôn luận, và mức chi tiêu của các cá nhân và tổ chức bên ngoài không thể bị hạn chế.

Theo luật về tài trợ tranh cử hiện nay, một người tranh cử vào chức vụ liên bang chỉ được phép nhận tối đa 2.700 đô-la từ bất kỳ cá nhân nào, và 5.000 đô-la từ bất kỳ PAC (ủy ban hành động chính trị) loại thông thường nào trong mỗi vòng sơ bộ hoặc kỳ tổng tuyển cử. Từ sau án lệ Citizens United, cá nhân và tổ chức được tặng số tiền không hạn chế cho các super PAC (phải công bố danh tánh của người tặng) và các “nhóm tiền bí mật” (dark money group, không cần công khai tên của người tặng). Hạn chế duy nhất là các super PAC và nhóm tiền bí mật không được trực tiếp đóng góp cho chiến dịch của ứng cử viên, không được phối hợp hoạt động với ứng cử viên hoặc thành viên chính thức của chiến dịch, nhưng được phép bày tỏ quan điểm, vận động ủng hộ hoặc chống ứng cử viên. Song cũng có nhiều chỉ trích về tính độc lập vì nhiều nhóm do các cựu trợ lý thân tín của ứng cử viên quản lý.

Có super PAC được lập để ủng hộ một ứng cử viên cụ thể, nhưng cũng có nhóm ủng hộ nhiều ứng cử viên hay mục tiêu khác nhau. American Crossroads, nhóm có liên hệ với chiến lược gia Karl Rove của George W. Bush, ủng hộ ứng cử viên Cộng hòa nói chung. NextGen Climate Action nhà tài phiệt Thomas Steyer ủng hộ giới vì môi trường trong Đảng Dân chủ. Independence USA có liên hệ với cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg và ủng hộ giới ôn hòa.

Theo hồ sơ nộp lên FEC, trong kỳ bầu cử tổng thống 2016, các super PAC và nhóm độc lập khác tới nay đã chi hơn 215 triệu cho quảng cáo, thư từ, điện thoại gọi tự động, và nhiều nỗ lực khác để thuyết phục cử tri. Sau khi Trump thắng lớn tại các vòng sơ bộ ngày Siêu Thứ Ba 1-3, nhiều nhóm chi hàng triệu đô-la cho quảng cáo đả kích Trump trên TV và gởi thư tới nhà cử tri ở các bang lớn có bầu cử sơ bộ vào ngày 15-3 như Florida và Illinois. (Tuy vậy, Trump tiếp tục thắng ở nhiều bang, trong đó sân nhà Florida của Marco Rubio khiến Rubio bỏ cuộc.)

Bernie Sanders, thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện bang Vermont và ứng cử viên tổng thống, tự hào là ông không có super PAC nào, và hứa nếu đắc cử sẽ loại bỏ super PAC. Gần như toàn bộ gần 100 triệu đóng góp cho chiến dịch của Sanders là từ những khoản nhỏ lẻ (xem bảng). Sanders ta thán: “Án lệ Citizens United đã mở đường để Mỹ trở thành một xã hội kiểu tư bản quả đầu mà ở đó một nhóm nhỏ các tỷ phú sẽ kiểm soát tiến trình chính trị của chúng ta.”

Sanders nhiều lần chỉ trích Hillary Clinton gây quỹ cho chính super PAC ủng hộ bà. Clinton giải thích Priorities USA Action là super PAC ban đầu được lập để giúp Obama tái cử, và nay chuyển sang ủng hộ bà (và do một cựu trợ lý chiến dịch tranh cử của bà quản lý). Từ đầu năm 2015, nhóm này đã huy động được hơn 40 triệu, trong đó các khoản cả triệu đô-la từ các nhà tài chính mà Sanders thường đả kích, chẳng hạn tỷ phú quản lý quỹ đầu tư James Simons tặng 3,5 triệu.


Super PAC có thể gây tác động tới cử tri bằng nhiều cách chứ không chỉ quảng cáo. Ví dụ, Correct the Record, super PAC do đồng minh David Brock của Clinton sáng lập và được giới tự do giàu có tài trợ, chuyên về nghiên cứu để phản biện các đối thủ. Tổ chức này từng phê phán quan điểm của Sanders về kiểm soát súng. Super PAC làm cả chuyện “dân vận” như cử tình nguyện viên đi gõ cửa từng nhà để xác định cử tri có thể bầu cho ứng cử viên được tổ chức ủng hộ, hoặc sắp xếp đưa cử tri tới nơi bỏ phiếu.

Mấy tháng qua tỷ phú George Soros đã bày tỏ lo ngại về hai ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump và Ted Cruz. Giữa tháng 3, khi Trump tiếp tục dẫn đầu bên phe Cộng hòa, Soros tặng 5 triệu đô-la cho Immigrant Voters Win, một super PAC vận động người gốc Latin và người nhập cư ở Colorado, Nevada và Florida đi bầu. Mùa bầu cử này Soros đã tặng hoặc hứa tặng hơn 13 triệu đô-la để ủng hộ Hillary Clinton và các ứng cử viên Dân chủ khác, hơn tổng số tiền ông tặng trong hai kỳ bầu cử tổng thống trước. Khoản đóng góp lớn nhất của Soros năm nay là 7 triệu đô-la cho Priorities USA Action, super PAC ủng hộ Clinton.

Năm 2004, Soros phá kỷ lục tài trợ chính trị khi chi tới 27 triệu đô-la cho các phong trào cản trở tổng thống George W. Bush tái cử. Trong thời buổi super PAC, số tiền tặng của Soros không còn nổi bật như xưa. Năm 2014, Thomas Steyer tặng hơn 70 triệu, và năm 2012 vợ chồng đại gia sòng bạc Sheldon và Miriam Adelson tặng hơn 92 triệu. Kỳ này, các super PAC ủng hộ Ted Cruz nhận được 15 triệu từ anh em tỷ phú dầu đá phiến họ Wilk, 11 triệu từ tỷ phú Robert Mercer, đồng tổng giám đốc quỹ đầu tư Renaissance Technologies. Nổi tiếng nhất có lẽ hai anh em Charles và David Koch của Koch Industries, hãng không niêm yết lớn thứ nhì ở Mỹ, với nhiều đóng góp chính trị hàng khủng trong nhiều năm qua. Riêng mùa bầu cử 2016, mạng lưới hoạt động chính trị (ủng hộ phe Cộng hòa) của anh em nhà này dự toán chi tiêu 889 triệu, so với mức gần 400 triệu trong mùa 2012.

Super PAC tất nhiên không dành riêng cho các mùa bầu cử, mà có thể vận động cho bất kỳ mục đích nào. Ví dụ, tháng 10-2015, nhà đầu tư huyền thoại Carl Icahn bỏ ra 150 triệu lập một super PAC để vận động ra luật đối phó với việc “chạy thuế” của các công ty lớn, ví dụ chuyển trụ sở chính hoặc lợi nhuận ra nước ngoài để giảm thuế. Theo một đề xuất cải cách thuế quốc tế, để doanh nghiệp có động cơ đóng thuế ở Mỹ, hai thượng nghị sĩ Charles Schumer và Robert Portman kiến nghị đánh thuế thấp một lần với số tiền tổng cộng khoảng 2.200 tỷ lợi nhuận mà các công ty Mỹ để ở các chi nhánh nước ngoài, và sau đó có thuế suất giảm đáng kể đối với lợi nhuận trong tương lai. Icahn hẳn nhiên vì lợi ích riêng. Ông chiếm 0,05% cổ phần ở Apple, tức là có phần 900 triệu đô-la trong 180 tỷ tiền mặt của Apple hiện ở nước ngoài. Với thuế suất hiện tại (35%), Apple phải đóng thuế 315 triệu cho 900 triệu đó. Giả dụ có luật áp thuế thấp chừng 10%, số thuế phải đóng chỉ là 90 triệu, coi như Icahn tiết kiệm được 225 triệu – một suất sinh lời đáng kể cho 150 triệu.

(Đây là bản đầy đủ của bài đã đăng trên TBKTSG, số ra ngày 24-3-2016)

9 nhận xét:

  1. Mỹ là quốc gia có cách bầu cử khác lạ nhất thế giới, nó vừa tốn kém vừa không giống ai. Bầu cử Mỹ không giống các nước Tư bản, không giống VNCH thời xưa kiểu phổ thông đầu phiếu. Tóm lại ai có nhiều tiền, kéo mị dân thì được phiếu cao, rồi cử chi đoàn sẽ quyết định kết quả cuối cùng ai thắng cử cho dù phiếu bầu là ít hơn đối thủ.

    Trả lờiXóa
  2. Mỹ là quốc gia có cách bầu cử khác lạ nhất thế giới, nó vừa tốn kém vừa không giống ai. Bầu cử Mỹ không giống các nước Tư bản, không giống VNCH thời xưa kiểu phổ thông đầu phiếu. Tóm lại ai có nhiều tiền, kéo mị dân thì được phiếu cao, rồi cử chi đoàn sẽ quyết định kết quả cuối cùng ai thắng cử cho dù phiếu bầu là ít hơn đối thủ.

    Trả lờiXóa
  3. Với số tiền 4,4 tỉ USD chia cho chủ yếu 2 đảng thì mỗi đảng dùng tới khoảng 2,2 tỉ USD. Thật kinh khủng, số tiền này còn lớn hơn so với lợi nhuận của nhiều công ty nữa. Tiền này lấy được ở đâu nếu không phải tiền được các tập đoàn tư bản lớn đứng đằng sau giật dây quyên góp. Sau đó các tổng thống lại quay lại phục vụ cho các tập đoàn đó thôi

    Trả lờiXóa
  4. Thử hỏi bầu cư như vậy thì những người dù tài giỏi, đức độ mà không có rất nhiều tiền thì có thể tham gia được không? Nếu có thể tham gia thì có % cơ hội chiến thắng nào không, hay sẽ bị các đối thủ có tiền khác vùi dập bằng cơn bão truyền thông mà họ đã bỏ tiền ra để sai khiến? Quả thực, uy lực của đồng tiền được phát huy tối đa trong việc nâng một ai đó lên và vùi dập những người còn lại. Bầu cử tổng thống không chỉ là cuộc chiến của các ứng viên mà còn là chiến trường của giới truyền thông.

    Trả lờiXóa
  5. nước Mỹ mà, suốt ngày nói nước khác thiếu dân chủ, bình đẳng nhưng chính ở Mỹ mới gọi là thiếu dân chủ, bình đẳng nhất thì có, bầu cử tổng thống Mỹ thử hỏi không có tiền xem có làm được không, tất nhiên là không, không chỉ tiền mà cần rất nhiều tiền đó

    Trả lờiXóa
  6. nước Mỹ mà, suốt ngày nói nước khác thiếu dân chủ, bình đẳng nhưng chính ở Mỹ mới gọi là thiếu dân chủ, bình đẳng nhất thì có, bầu cử tổng thống Mỹ thử hỏi không có tiền xem có làm được không, tất nhiên là không, không chỉ tiền mà cần rất nhiều tiền đó

    Trả lờiXóa
  7. Bàu cử tổng thống ở Mỹ là cuộc đua về tiền, ông nào nhiều tiền thì cơ hội trúng cử càng cao. Đấy cũng là cuộc chạy đua của các doanh nghiệp khi ủng hộ tiền cho các ứng cử viên. Bởi vì khi các ứng cử viên mà họ góp tiền tài trợ đắc cử thì quyền lợi đi cùng cũng sẽ không nhỏ tí nào.

    Trả lờiXóa
  8. Mấy ông chủ tài phiệt Mỹ rõ ràng không phải là kẻ thích "ném tiền qua cửa sổ", việc ủng hộ cho các ứng cử viên chẳng qua cũng là một hình thức đầu tư sinh lời, đó là đầu tư vào chính trị. Những người nhận số tiền đó cũng biết rõ điều này, nên nếu đắc cử thì cũng phải "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", nên liệu đường mà "lại quả". Suy cho cùng, cuộc chạy đua vào Nhà trắng không phải chỉ là cuộc chạy đau của một vài cá nhân hay giữa hai đảng phái mà là cuộc chạy đua của cả hệ thống các ông chủ tài phiệt.

    Trả lờiXóa
  9. Ở nước mỹ không phải những người có tài có đức là được vào Quốc Hội để giúp đất nước và Quốc Hội không đại diện cho nhân dân mà là đại diện cho những người có tiền, ở Mỹ những kẻ có tiền bỏ tiền ra để chạy đua vào vị trí trong Quốc Hội sau đó là chức Tổng Thống điều này tôi thấy thật là thiếu dân chủ tự do.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog