Chia sẻ

Tre Làng

BẠN THUỘC "BÁO TỬ TẾ" HAY "BÁO ĐÁNH ĐẤM"?

Bạn thuộc "báo tử tế" hay "báo đánh đấm"?


Chưa khi nào thấy trên Facebook lại nhiều quan điểm trái ngược nhau như thời gian vừa qua.

Phóng viên, nhà báo đang trở thành một đề tài của chính báo chí, từ khi xuất hiện các vụ phóng viên bị đánh rồi bị bắt vì nhận tiền doanh nghiệp.

Nó nói lên rằng, còn rất nhiều vấn đề nội tại của làng báo chưa thể giải quyết được trong một sớm một chiều.

Câu chuyện báo lớn, báo bé cũ lắm rồi, giờ người ta bàn tán nhiều về "báo tử tế" và "báo đánh đấm".

Nôm na thế này, "báo tử tế" là báo thời sự, hợp tác doanh nghiệp, chống tiêu cực, viết về cái sai của doanh nghiệp khi đó là yêu cầu của cuộc sống; còn báo "đánh đấm" là chỉ tập trung vào những cái sai của doanh nghiệp với mục tiêu là phải ký hợp đồng truyền thông hoặc tiền túi cho lãnh đạo báo để gỡ bài hoặc cho tiền PV để không đăng bài.

Ranh giới được đặt ra rất mong manh vì không một ai nắm tay được cả ngày song nó cũng tạo ra những khoảng cách nhất định. Bởi vì làng báo vẫn có thể gọi tên, điểm mặt những "báo đánh đấm".

Cả chục năm nay, chỉ cần mấy đề tài như: Đếm tầng các toà, quay cảnh sát giao thông nhận tiền, yêu cầu kiểm tra thu chi các trường mầm mon, làm rõ doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trường... đã đủ để các tờ "báo đánh đấm" duy trì đời sống mà không cần trả 1 đồng nhuận bút cho phóng viên, không ký hợp đồng, không trả lương cho PV.

Thứ phổ biến các toà soạn tạo ra là hợp đồng CTV cùng một tờ giấy giới thiệu mập mờ để nếu bị bắt thì toà soạn dễ dàng phủi tay khi PV gặp nạn. Làm PV những báo này không sung sướng gì. Vì ngoài việc không có tiền lương mang về cho vợ con, họ còn chịu sức ép mang tiền về cho toà soạn.

Nhiều "báo tử tế" đặt ra vấn đề này, không muốn chung sân với nhau. Không ít phóng viên cũng lên các Group để thể hiện thái độ của mình, mong muốn cơ quan quản lý Nhà nước dứt khoát không để tồn tại những "báo đánh đấm".

Nhưng mặt khác, cũng có rất nhiều PV cho rằng, chả có tờ báo nào là tử tế cả. Tất cả đều phải kiếm sống, đều phải kiếm tiền nuôi tờ báo, kiếm sống cho mình.

Báo "tử tế" không muốn chung sân với "báo đánh đấm" nhưng ngay cả báo tử tế lúc đói kém cũng lại sai phóng viên đi "đếm tầng" hoặc tập trung những đề tài tiêu cực của doanh nghiệp- không khác gì cách làm của những tờ báo mà mình đang lên án. Vậy là, lúc đó đều hoà cả làng.

Cơ quan quản lý biết việc này không? Rõ ràng là biết. Một số người nói các "báo đánh đấm" được dung túng vì lý do nào đó. Lý do gì thì chỉ có trời mới biết. Chỉ biết là báo chí đã thành 2 phe như vậy.

Đọc status này có thể nhiều người đánh giá là "vạch áo cho người xem lưng" nhưng thực ra, đây là những cái ai cũng biết, chỉ có chưa nói ra mà thôi!

15 nhận xét:

  1. ôi dào, báo nào cũng đói nếu lượng người đọc không đủ, khi mà giờ người ta thích cướp giết hiếp rồi là tiêu cực, tham nhũng, thì hiển nhiên là phải đấm cho mạnh, đấm cho tới, không có cũng phải tạo ra mà có để mà câu view thôi. khổ một nỗi là về mặt quản lý nhà nước thì chưa có gì gọi là quản lý được và xử lý được.

    Trả lờiXóa
  2. Mặt trái của kinh tế thị trường chính là ở đây. Các tờ báo đạt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết và nhiều báo tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để kiếm tiền từ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có hành vi sai trái

    Trả lờiXóa
  3. Những tờ báo kiểu đánh đấm như thế này, có cảm giác hình như họ rất muốn xã hội Việt Nam có nhiều tiêu cực hơn nữa, để họ có thể có nhiều bài viết "hay", lượt view cũng vì thế mà tăng lên, họ không ngừng giật gân, giật tít để ... có tiền mà thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Thành thực ra mà nói thì giờ chả thấy tin được ông nhà báo nào cả. Bắt đầu thấy câu nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu rồi :(
    Nhưng dù sao thì cái láo của nhà văn còn chấp nhận được, những ông nhà báo thời nay đúng là điêu không thể chấp nhận được, chẳng phân biệt được đâu nên tin, đâu không nữa. Thông tin đã nhiều thì chớ, cánh nhà báo làm ăn lại càng ngày càng thiếu trách nhiệm. Thế mà cứ bày đặt đòi tự do báo chí cơ... Đến phát bực.

    Trả lờiXóa
  5. Báo chí có một vai trò vô cùng to lớn trong đời sống xã hội ngày nay, nó phản ánh ý kiến, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, mặt khác, báo chí cũng là cơ quan định hướng dư luận theo những điều tốt đẹp. Vì những lẽ đó, báo chí có một quyền lực mềm vô cùng to lớn, việc lợi dụng báo chí là điều hiển nhiên, quan trọng là chúng ta phải có một chế tài đủ mạnh đê kiểm soát và điều hành hoạt động của báo chí, hạn chế thấp nhất tiêu cực, phát huy tối đa tích cực.

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta đừng vì một số tiêu cực nhất định của báo chí do người làm báo gây nên mà đánh giá sai về vai trò của báo chí. Báo chí có một sức mạnh to lớn, nó là tiếng nói phản biện xã hội, là tiếng nói của nhân dân, bên cạnh đó, báo chí cũng là cơ quan định hướng tư tưởng của nhà nước. Do có quyền lực, ảnh hưởng lớn như vậy nên đương nhiên báo chí sẽ bị một số cá nhân xấu lợi dụng có thể vì mục đích kinh tế, hay chính trị. Thiết nghĩ, mỗi nhà báo nên hiểu rõ được trách nhiệm của mình, để từ đó sáng tạo ra các sản phẩm có ích cho xã hội.

    Trả lờiXóa
  7. Thật sự thất vọng với một cơ số không nhỏ các tờ báo, đặc biệt là báo mạng, toàn đăng tin giật gân, lá cải, không đúng sự thật, nói quá, nói láo... Những điều này đã gây không ít những rắc rối cho đối tượng bị viết, thậm chí có những người đã phải mất mạng vì không chịu được áp lực từ dư luận và người thân. Thiết nghĩ, cần có những chính sách thắt chặt hơn nữa đạo đức nghề báo, đặc biệt là quy định trong Luật Báo chí cụ thể hơn, rõ ràng hơn...

    Trả lờiXóa
  8. chúng ta hãy là những người tri thức hãy tìm những trang báo uy tín để đọc chứ đừng đọc mấy cái trang báo tiêu cực. các trang báo của bọn phản động dận chủ viết ra chúng không có mục đích tốt đẹp chỉ tiêm nhiễm vào đâu người dân những tin tức nhàm chán

    Trả lờiXóa
  9. Với sự phát triển không ngừng nghỉ và khó dự đoán của kỹ thuật và công nghệ, truyền thông đang phát triển chóng mặt cả về phương diện thiết bị kỹ thuật lẫn thủ thuật. Các nhà truyền thông đang tìm mọi cách để thu hút và gây chú ý đối với đối tượng của mình. Tuy nhiên, chúng ta có một nền truyền thông đang giai đoạn quá độ để trưởng thành, do vậy đã bộc lộ những nhược tật của nó. Điển hình như vụ chàng trai không chân không tay có tên Nick Vujcic đến Việt Nam, công ty truyền thông tổ chức sự kiện này đã thành công trong thương vụ làm ăn này, hướng sự chú ý của công chúng đến với sự kiện, nhưng cũng chính họ lại thất bại về mặt “tinh thần truyền thông”, về “trách nhiệm đối với công chúng”. Bản thân Nick rất "ổn" nhưng công ty truyền thông đã "đẩy" anh lên quá mức cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận cho mình, làm khuynh đảo giới truyền thông, phần nào dẫn đến làm lu mờ nhiều vấn đề khác cũng cần thiết hơn nhiều. Xưn nhiều một ví dụ khác, tình trạng các báo lá cải và những báo mạng đang đi theo hướng “cải hoá” hiện nay, để tăng lượng người truy cập, họ đang tìm mọi kẽ hở để lôi được bạn đọc về phía mình, bất chấp thông tin đó có hợp với thẩm mỹ, văn hoá, và chuẩn mực hay không… Những vấn đề trên đều có một điểm chung, không ít đơn vị truyền thông đang tìm kiếm lợi ích mà không cần quan tâm đến công chúng. Chức năng khai sáng của truyền thông dường như mờ nhạt.

    Trả lờiXóa
  10. Đây được gọi là các báo lá cải. Tồn tại và hoạt động là dựa vào sự adua ăn theo các báo tử tế chính thống khác. Nhiều khi các báo này lấy thông tin, cóp nhặt thông tin từ các trang báo khác để làm bài cho mình, rồi đưa ra các tít giật gân để câu like, người đọc, nhưng thực chất nội dung bên trong thì không có gì mới. Mặt khác, nhiều nhà báo "dởm" lại hoạt động nhằm tìm kiếm, đi bắt lỗi, rồi tống tiền các cơ quan doanh nghiệp. Vì vậy, tôi mong rằng các cơ quan chức năng sớm loại bỏ những nhà báo, tờ báo này ra khỏi đời sống của chúng ta, để những nhà báo, tờ báo chính thống, hoạt động có tâm huyết hoạt động và mở rộng

    Trả lờiXóa
  11. Công chúng của truyền thông cũng giống như khách hàng mua một món thực phẩm vậy. Thực phẩm đó có sạch hay không phần lớn phụ thuộc vào nhà sản xuất và chế biến. Sản phẩm truyền thông cũng vậy, nhưng tác động có khi tệ hại hơn món thực phẩm kia. Bởi với một sản phẩm truyền thông, số người bị ảnh hưởng có thể nhiều đến mức không đong đếm được. Những “độc tố” này không làm con người ta chết, mà làm cho người ta chìm dần trong những vùng tối của nhận thức, mê muội trong những dục vọng thấp hèn…

    Trả lờiXóa
  12. lương tâm của các nhà báo để đâu vậy. các bạn cugx có con cái có người thân sẽ như thế nào khi bạn bè và gia đình các bạn đọc được những tờ báo như vậy và làm theo nhũng gì trong báo nói. đã là một nhà báo một công việc cao quý thì hãy là cho tioots chức trách và trách nhiệm của mình.

    Trả lờiXóa
  13. ở đâu, lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng có hai mặt của nó, có cái tốt, cái xấu, cái tốt phản chiếu để thấy cái tốt thực sự tốt lên rất nhiều, đó là cách những nhà quản lí duy trì công việc cảu mình và công việc cứ thế tồn tại, luôn có việc để làm, có mục tiêu để phấn đấu, để đấu tranh. xã hội vốn dĩ được duy trì theo cơ chế đó, vậy nên điều tốt đẹp là nằm ở chúng ta, chúng ta hãy là những người thông minh, lựa chọn những cái gì tốt nhất, chân thực , hợp lí nhất về mình, có như vậy, cái xấu mới dần thu hẹp được

    Trả lờiXóa
  14. Đúng vậy. Các cơ quan chức năng cần loại bỏ tình trạng này của báo chí hiện nay. Ở tỉnh ĐL, nhiều năm trước đây cũng có loại PV kiểu này, chuyên “làm tiền các Doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan… nhờ đó, mà có kẻ (PV) xây được nhà cao tầng, có ô tô con, trong khi đồng lương thì không đủ nuôi vợ con. Mình từng gọi số này là Maphia báo chí.

    Trả lờiXóa
  15. Đúng vậy. Các cơ quan chức năng cần loại bỏ tình trạng này của báo chí hiện nay. Ở tỉnh ĐL, nhiều năm trước đây cũng có loại PV kiểu này, chuyên “làm tiền các Doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan… nhờ đó, mà có kẻ (PV) xây được nhà cao tầng, có ô tô con, trong khi đồng lương thì không đủ nuôi vợ con. Mình từng gọi số này là Maphia báo chí.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog