CHẬM ĐĂNG KÝ KINH DOANH.
Tất cả các báo đưa tin đều đặt tựa với cụm từ “chậm đăng ký kinh doanh bị khởi tố”. Tôi cho rằng điều này không chính xác bởi các lý do sau:
1. Tại thời điểm bị kiểm tra lần đầu, Ông Tấn đã không cung cấp được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy Ông Tấn đã kinh doanh mà KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH.
2. Trong HS vụ án, căn cứ để CA Huyện Bình Chánh khởi tố Ông Tấn cũng không hề nêu hành vi CHẬM ĐĂNG KÝ KINH DOANH. Hành vi mà CQCSĐT CA Huyện BC cho rằng “tái phạm” là không có GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (GCN VSATTP). Trong cả 2 biên bản vi phạm hành chính đối với Ông Tấn đều có hành vi này. Quan điểm của CQCSĐT CA H. BC cho rằng GCN VSATTP là một loại giấy phép riêng nên đã khởi tố Ông Tấn tội kinh doanh trái phép theo Điều 159 BLHS 1999.
Việc đặt tựa bài báo (cũng như nội dung bài viết) không chính xác làm cho độc giả hiểu sai bản chất của vấn đề.
Nếu CQCSĐT CA H. BC khởi tố Ông Tấn liên quan đến “Đăng ký kinh doanh” thì hành vi phạm tội là KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH chứ không phải CHẬM ĐĂNG KÝ KINH DOANH. Nếu với cách hiểu đó thì CSGT lâu nay chỉ xử phạt người tham gia giao thông hành vi CHẬM ĐỘI MŨ BẢO HIỂM chứ không phải là KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM. Kinh doanh rồi mới ĐKKD cũng giống như tham gia giao thông rồi mới đội mũ bảo hiểm vậy.
NGƯỜI NGHÈO
Có bài báo khi đưa tin có đề cập rằng Ông Tấn nghèo. Trong buổi họp báo có chi tiết các nhà báo và Tướng Minh “đôi co” việc Ông Tấn nghèo hay không nghèo. Tôi nghĩ rằng yếu tố này không liên quan đến bản chất vấn đề. Pháp luật hình sự không phân biệt giàu nghèo. Nếu Ông Tấn giàu thì việc khởi tố đó là đúng hay sao?
Chưa nói đến hình ảnh minh hoạ cho bài viết là thông tin làm cho giới trong nghề café đưa ra phán đoán rằng quán có quy mô khá lớn, với vốn đầu tư không nhỏ.
Những việc không liên đến vấn đề (vụ án) đôi khi làm giảm tính khách quan của bài báo.
Trong một diễn biến khác, Ông Bỉ, chủ đất cho Ông Tấn thuê đất cũng được cho là người nghèo. Tại cái huyện ngoại thành Sài Gòn, người sở hữu 4.000 m2 đất mặt tiền đối diện trụ sở CA huyện mà thuộc hộ nghèo sao?
Trước đó, dư luận và báo chí cũng đưa tin về trường hợp anh CSKV quật ngã anh bán hàng rong. Một lần nữa, từ khoá người nghèo lại xuất hiện dày đặc. Tự bao giờ người ta cho người nghèo cái quyền được miễn trừ trách nhiệm khi vi phạm pháp luật.
THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Sau khi phỏng vấn các luật sư, nhà báo thường biên tập lại. Do vội vàng nên đôi khi các nhà báo không tránh được sai sót, nhất là thuật ngữ chuyên môn. Những từ hay nhầm lẫn là khởi tố và truy tố, bị can và bị cáo, cải tạo không giam giữ và án treo….
TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP
Đây không phải là vụ án “kinh doanh trái phép” đầu tiên mà dư luận tỏ ra không đồng tình. Vào những ngày này hai năm trước (4/2014), VKSNDTC cũng truy tố Bầu Kiên tội kinh doanh trái phép theo Điều 159 BLHS 1999. Hành vi mà bị cho là phạm tội của Bầu Kiên là góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp khác. Bản án đã có hiệu lực pháp luật nên tôi không bàn đến việc đúng sai. Tôi nghĩ luật sư nào cũng dễ dàng đưa ra luận cứ để bào chữa rằng Bầu Kiên không phạm tội với tội danh này. Với hơn 15 năm hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục đăng ký kinh doanh, chúng tôi đã có hơn ngàn lần làm hồ sơ góp vốn, mua cổ phần cho doanh nghiệp.
Tại thời điểm đó, mọi cố gắng của báo chí cùng với sự phản ứng của các luật sư đã không làm nên sự thay đổi giống như trường hợp của Quán Xin Chào. Mặc dù, cả hai trường hợp đều áp dụng cùng một bộ luật. Có sự khác biệt nào ở đây?
- Do Bầu Kiên giàu?
- Do vụ án được điều tra bởi Bộ Công An chứ không phải CA huyện?
- Bí thư thành uỷ Hà Nội không đủ thẩm quyền chỉ đạo Bộ Công An?
- Lúc đó, Thủ tướng không phải là Ông Nguyễn Xuân Phúc?
- Lúc đó, Viện trưởng VKSNDTC không phải là Ông Lê Minh Trí?
- Mạng xã hội chưa phát triển?
- Báo chí ngại va chạm ?
- Luật sư không nhiệt tình?
Thật ra, pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị. Vấn đề ở đây là ý chí của của giai cấp thống trị đã thay đổi. Ý chí của giai cấp thống trị thể hiện ở cách áp dụng pháp luật chứ không phải chỉ là văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ như hành vi mua bán hoá đơn không được quy định trong BLHS 1999. Nhưng khi loại tội phạm này phát sinh, xét thấy hành vi này nguy hiểm cho xã hội, các cơ quan tố tụng (CQTT) đã “vận dụng linh hoạt” BLHS 1999 để xử lý loại tội phạm này. Suốt 10 năm (2000 đến 2010), các CQTT đã áp dụng Điều 181 BLHS 1999 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác) để xử phạt hành vi mua bán hoá đơn với hình phạt lên đến 20 năm tù.
Dù sao thì chỉ còn 2 tháng nữa, tội danh này sẽ chính thức bị huỷ bỏ trong BLHS 2015. Nó không còn là nỗi ám ảnh đối với người kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh theo hiến định phần nào được thực thi.
VI PHẠM PHÁP LUẬT
Nói gì thì nói nhưng hành vi của Ông Tấn là vi phạm pháp luật. Sau loạt bài về việc Ông Tấn không phạm tội hình sự thì các báo cũng nên có bài viết về hành vi vi phạm hành chính của Ông Tấn. Điều 6, Luật Báo chí có nêu rõ nhiệm vụ của báo chí là tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật.
Phải khẳng định rõ rằng người kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải xin GCN VSATTP, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
GIẤY PHÉP HAY GIẤY CHỨNG NHẬN
Ông Tấn được cho là không phạm tội, hành vi của ông không cấu thành tội phạm. Một trong những vấn đề xác định có hay không hành vi phạm tội là việc xác định GCN VSATTP là “giấy phép” hay “giấy chứng nhận”.
Thực ra, có một sự CHUYỂN HOÁ TỪ GIẤY PHÉP SANG GIẤY CHỨNG NHẬN trong suốt chiều dài lịch sử từ sau ngày đất nước thống nhất.
Giai đoạn 1975 -1986: Đâu đâu cũng giấy phép
Lúc này, mọi hoạt động quản lý nhà nước đều thông qua giấy phép. Có những loại giấy phép mà giờ nhìn lại ai cũng không khỏi bật cười.
Giai đoạn 1986 -1999: xuất hiện “giấy phép kinh doanh”
Sau đêm đổi mới (1986), hoạt động kinh doanh của tư nhân bắt đầu hình thành. Người kinh doanh bị bao vây giữa muôn trùng giấy phép. Lúc đó, BLHS 1985 quy định hành vi kinh doanh trái phép là “Người nào kinh doanh không có GIẤY PHÉP hoặc không đúng với nội dung được phép hoặc có hành vi khác trái với quy định của Nhà nước về kinh doanh công thương nghiệp”.
Giai đoạn 1999 -2005: Giấy phép kinh doanh chuyển sang giấy chứng nhận ĐKKD
Đến năm 1999, Điều 159 của BLHS 1999 đã điều chỉnh “giấy phép” sang “đăng ký kinh doanh” và bổ sung thêm “giấy phép riêng”. Đến đây, “giấy phép” trong BLHS 1985 đã chuyển hoá thành “GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH” phù hợp với Luật Doanh nghiệp 1999 (LDN 1999).
Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 17 của LDN 1999 quy định “Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GIẤY PHÉP KINH DOANH”. Đây là lý do BLHS 1999 có thêm “giấy phép riêng” tức là “giấy phép kinh doanh” trong LDN 1999 hay còn gọi là “giấp phép con”.
Giai đoạn 2005 -2015: giấy phép chuyển dần thành giấy chứng nhận
Điều 7 của Luật doanh nghiệp 2005 có quy định “Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác”.
Từ 2015 đến 1/7/2016: Gần như giấy chứng nhận thay thế cho giấy phép.
Luật Đầu tư 2014 ban hành danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, doanh nghiệp thoả các điều kiện kinh doanh bằng các giấy chứng nhận. Chỉ còn tồn tại một vài “giấy phép” do không thống nhất trong cách gọi tên. Ví dụ như “Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế”. Đúng ra, nó phải được gọi với tên là “ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lữ hành quốc tế”.
Tuy nhiên,cho đến nay các bộ ngành liên quan vẫn chưa ban hành các điều kiện đối với 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư 2014.
Theo Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI , hiện tại có khoảng 7000 giấy phép con đang hành doanh nghiệp.
Sau ngày 1/7/2016:
Giấy phép riêng sẽ dần biến mất thay vào đó là giấy chứng nhận và tội danh kinh doanh trái phép cũng không còn tồn tại trong BLHS 2015.
Như vậy, về bản chất giấy chứng nhận là một loại giấy phép. Chẳng qua theo thời gian nó bị đổi tên nên giúp Ông Tấn thoát tội vì xét theo câu chữ thì Điều 159 BLHS 1999 quy định là “giấy phép” mà ở đây nó là "giấy chứng nhận" nên không bị điều chỉnh bởi luật này.
(Ở đây tôi chỉ bàn tới khái niệm giấy phép và giấy chứng nhận còn các yếu tố khác để kết luận Ông Tấn không phạm tội tôi không bàn).
Chúc cả nhà một tuần vui vẻ
Nhiều bài báo đăng bài không đúng hoặc không đủ thông tin như thực tế, mục đích là để chiều lòng dư luận, luôn theo thiên hướng là ông Tấn vô tội còn cơ quan chức năng làm sai. Nhiều bài báo không hề nhắc đến một sự thật là cơ sở kinh doanh của ông Tấn qua nhiều lần kiểm tra là KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP KÌNH DOANH, không có chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vậy ông Tấn đã kinh doanh trái phép điều được quy định trong luật. Hành vi đó bị khởi tố là đúng, và mọi công dân cần phải thượng tôn pháp luật. Những kẻ cố tình làm trái và những kẻ cổ súy cho hành động sai trái cần phải bị xử lý nghiêm khắc!
Trả lờiXóa"
Trả lờiXóaTrong một diễn biến khác, Ông Bỉ, chủ đất cho Ông Tấn thuê đất cũng được cho là người nghèo. Tại cái huyện ngoại thành Sài Gòn, người sở hữu 4.000 m2 đất mặt tiền đối diện trụ sở CA huyện mà thuộc hộ nghèo sao? " tôi thấy anh này trình độ chưa đủ để viết bài trước công chúng rồi.
Tôi hỏi: nếu 1 mảnh đất tu nhien bi nằm trong diện quy hoạch do chinh sach nha nuoc, thì sẽ ko cho chuyển đổi công năng, và sẽ ko su dung dc de ở, sản xuất,... Như vậy muốn bán cũng khó có người mua. Còn sử dụng vào mục dich đât nông nghiệp như: nuôi heo, vịt, cá,... Thì ko dc vì gây ô nhiễm những hộ xung quanh,... Vậy anh có 1000ha cũng vẫn nghèo nếu ko sử dụng được manh đát đó.xxx
Để mà nói thì có vẻ là cũng hơi nặng tay thật khi truy tố hình sự ông tuấn. Tuy nhiên thì có một sự thật là giờ hình như đám báo lá ngón có ác cảm với công an, nên công an làm gì chúng nó cũng thấy sai hết, và cứ vụ việc nào xảy ra giữa anh công an và chú dân nghèo là chúng nó nhảy vào chửi bới như đúng rồi.
Trả lờiXóaMà càng chửi càng lộ ra mình là người không hiểu biết mới lạ kỳ không cơ chứ :v
Đau xót quá! Thật phẫn nộ khi nhìn thấy những con sâu làm xấu đi hình ảnh của ngành trong mắt nhân dân.
Trả lờiXóalần này có thể nào là chính những con người đang lạm dụng quyền năng của mình không . cho dù là những thư mà con người đang làm đều là vì lợi ích của nhân dân . nhưng mà nếu như là thái quá thì có vẻ là sẽ nhận được những hậu quả tương tự. và nếu vì những gì cho nhân dân thì cần phải xem vụ này như là một sự cảnh tỉnh cho những con người khác. mà lợi dụng nhân dân làm những thứ ngu ngốc
Trả lờiXóabán đồ ăn không không vi phạm ATVSTP vậy những người khác bán thực phẩm không có mộc dấu của thú y có vi phạm không, đừng nói vấn đề này khác nhé.
Trả lờiXóaBáo chí bây giờ buồn cười thật. Họ sẵn sàng viết bài vuốt đuôi theo ý kiến dư luận nhằm tìm kiếm sự đồng tình ủng hộ, kiếm thêm lượt view, lượt like mà trong khi không cần điều tra rõ chân tướng sự việc. Đâu phải chỉ 1 lần kiểm tra không có giấy phép kinh doanh mà ông chủ quán "Xin chào" bị lôi ra khởi tố? Cái tình tiết là kiểm tra bao nhiêu lần nhưng không lần nào xuất trình được giấy phép sao không thấy cánh nhà báo đưa vào? Thật đúng là chuyện nực cười mà
Trả lờiXóaNhiều nhà báo dường như đã không hiểu biết những thông tin trên thực tế và pháp luật nên đã có những bài viết khiến cho người đọc có những nhận thức sai hoàn toàn về vụ việc ông Tấn.Trong vụ việc đã xảy ra ông tấn đã thực sự mắc nhiều sai phạm trong kinh doanh chứ không như nhiều báo khẳng đinh!
Trả lờiXóaĐọc báo giờ nguy hiểm trước tình trạng viết nhanh, đăng nhanh phản ánh thông tin thiếu khách quan và trung thực. Những thông tin đó là những thông tin đầu tiên reo rắt nhận thức đầu tiên về một vấn đề sẽ tạo nên nhận thức ban đầu không đúng đắn cho người đọc. Và vấn đề liên quan đến hoạt động Công An hiện nay đang là chủ đề nóng mà các nhà báo nghiệp dư tìm đến.
Trả lờiXóaNhà báo giờ không có trình độ hiểu biết về lĩnh vực luật pháp thành ra viết lung tung hết cả, lập lờ, nhập nhằng câu chữ khiến người đọc hiểu sai lệch bản chất của sự việc khởi tố chủ quán cafe xin chào
Trả lờiXóaTrong vụ việc này có thể nói cả hai bên, ông chủ quán, và cơ quan công an, cơ quan khởi tố đều có những sai sót nhất định. DO vậy phải nhìn công bằng, khách quan chứ đừng như báo chí đổ hết tội lên cơ quan công an, cơ quan khởi tố
Trả lờiXóa