Chia sẻ

Tre Làng

ĐẠI HỌC FULLBRIGHT DANH GIÁ VÀ "KẺ THẢM SÁT" BOB KERRY


Đây là bài để tham khảo. Cá nhân tôi cho rằng Bob Kerry giờ đây đã khác Bob Kerry năm xưa trong vụ thảm sát Thanh Phong (Bến Tre). Trước là cựu thù, sau thành bạn và cuộc sống có thể đã trao cho anh ta cơ hội chuộc lỗi.

*****

Đại học Fullbright danh giá, đang được mong chờ tại sao lại chọn nhân sự một cách nhạy cảm vậy? Đành rằng cuộc chiến đã qua, chúng ta nên bước tiếp nhưng!!!!!!

Trích từ facebook của chị Thu Uyên

Không phải là sự lựa chọn duy nhất, nhưng Bob Kerrey, nguyên chỉ huy cuộc thảm sát Thạnh Phong (Bến Tre, 25/2/1969), giết chết 21 người già, phụ nữ, trẻ em bằng cách cắt cổ, mổ bụng và bắn súng máy cự ly gần - đã được chọn làm Chủ tịch HĐQT Đại học Fulbright, một trường đại học vừa được Việt Nam và Mỹ mở, với hi vọng khai phóng!

Tôi đã rất phấn chấn trước tin hình thành Đại học Fulbright, và bản thân là 1 Fulbright fellow. Giờ đây câu hỏi của tôi là: Nước Mỹ chỉ có 1 gương mặt này để chọn sang làm giáo dục cho Việt Nam sao?! Khi nạn nhân của vụ thảm sát đó, và những vụ thảm sát khác vẫn còn trên đất Việt Nam này!

Tháng 4/2001, Bob Kerrey đã thừa nhận tội ác này trước dư luận quốc tế.

"Năm 2001, Tạp chí New York Times và chương trình 60 Minutes II của đài truyền hình Mỹ CBS đã thực hiện một loạt phóng sự về sự kiện trên.

Theo lời kể của các nhân chứng, đầu tiên, đội biệt kích của Kerry vào một nhà dân, dùng dao giết những người trong nhà. Theo Gerhard Klann, một thành viên trong nhóm, những người này gồm 2 ông bà già và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi. Kerrey nhận trách nhiệm cho các vụ giết người này với tư cách chỉ huy đội. Ông nói với tạp chí New York Times rằng "Quy trình tiêu chuẩn là phải loại bỏ những người mà chúng tôi chạm trán" (Standard operating procedure was to dispose of the people we made contact with).

Sau đó, theo lời của Kerrey, đội biệt kích thấy có súng bắn từ giữa làng nên bắn trả từ xa, kết quả là chỉ tìm thấy các xác chết là phụ nữ và trẻ em[1]. Còn Gerhard Klann và nhân chứng người Việt là bà Phạm Thị Lãnh (hai người được phỏng vấn độc lập) cùng khẳng định rằng đơn vị lính Mỹ không hề bị tấn công, và các nạn nhân đã bị tập trung lại để bắn bằng súng máy tự động ở cự li gần."

"Sau cuộc thảm sát, Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) do "kết quả của cuộc tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí".
Ông này tiếp tục dùng cái lý lịch dối trá đó cho đến khi bị báo chí Mỹ vạch trần.

(Nguồn:

(Hình Wiki: Đoạn ống cống của ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, nơi 3 đứa trẻ ẩn nấp khi ông bà của chúng bị nhóm của Kerrey cắt cổ. 3 đứa trẻ bị lôi ra ngoài và bị giết chết ngay sau đó, Họ đã mổ bụng 1 đứa.

Đoạn ống cống đang trưng bày trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Tp.HCM.)

Joseph Robert "Bob" Kerrey (born August 27, 1943) is an American politician who served as the 35th Governor of Nebraska from 1983 to 1987 and as a United States Senator from Nebraska from 1989 to 2001. Before entering politics, he served in the Vietnam War as a United States Navy SEAL officer and wa...
EN.WIKIPEDIA.ORG

8 nhận xét:

  1. Nặc danh13:06 30/5/16

    Lãnh đạo ĐH Fulbright từng là cựu binh chiến tranh VN
    Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey được lựa chọn làm chủ tịch HĐQT ĐH Fulbright. Từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam, ông Kerrey cho biết "cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể".
    Ông Kerrey là một cựu lính đặc nhiệm SEALs của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ông từng là thượng nghị sĩ của bang Nebraska và là ứng viên chạy đua vào vị trí tổng thống Mỹ năm 1992.
    Trong email trả lời Zing.vn hôm 29/5, ông Bob Kerrey viết: “Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới.”

    “Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.”

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh13:07 30/5/16

    "... Những đau đớn và chịu đựng tôi gây ra vào năm 1969 sẽ không bao giờ biến mất. Nó sẽ không chấm dứt chỉ vì tôi xin lỗi. Nhưng có trốn chạy, bằng việc tránh né Việt Nam hay tránh né người Việt, thì nó cũng sẽ không mất đi. Chúng ta đang tạo dựng hoà bình và điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với nó một cách thẳng thắn giống như chúng ta đối mặt với tương lai.”

    Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại uý hải quân và từng liên quan một trong những vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh13:08 30/5/16

    Trong bài phỏng vấn với chương trình “60 Minutes II” của CBS, Kerrey nhận trách nhiệm về toàn bộ vụ việc dù nói rằng không trực tiếp giết người nào.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh19:47 30/5/16

    Bài này của KAREL PHÙNG
    Bob Kerrey thừa nhận vụ thảm sát Thạnh Phong
    Năm 1998, Bob Kerrey bỗng dưng bỏ cuộc chạy đua vào nhà trắng làm tổng thống Mỹ, năm 2000 tuyên bố từ chối ứng cử hạ viện Mỹ. Nguyên nhân được biết là do sự kiện có liên quan tới chiến tranh Việt Nam:
    Đêm 25 tháng 1 năm 1969 khi ấy Bob Kerrey là đại úy cùng đơn vị gồm 6 thành viên thuộc hải quân Mỹ đi qua làng Thạnh Phong ven bờ biển thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Một cuộc xả súng ở đó đã khiến 20 người Việt Nam bị giết, trong đó chỉ có một ông già, còn lại là phụ nữ và trẻ em. Việc đơn vị của Bob Kerrey xả súng vào đêm hôm đó là điều mọi người đều biết. Bob Karrey là chỉ huy nên sau đó được tặng thưởng "Bronze Star Medal" (hình).
    Điều gì đã thực sự xảy ra vào đêm hôm đó là phóng sự được tờ New York Times mô tả lại hoàn toàn trái ngược với lời khai của các quân nhân tham gia vụ ấy. Bob Kerrey đã gây ra tội ác chiến tranh mà so với Mỹ Lai chỉ thua về số người bị giết, ở Mỹ Lai khi ấy là 504 thường dân.
    Hàng chục năm sau Bob Kerrey sau khi cân nhắc ông ta mới thú nhận rằng, đêm hôm đó chính bản thân ông ta là người đã ra lệnh bắn. Lý do được cho là đã có đối tượng nhắm bắn vào đơn vị ông ta, tiếng súng đó xuất phát từ mấy căn nhà gần đó. Sau khi ấy họ tiếp cận với những căn nhà và phát hiện những người bị chết hoàn toàn là dân thường. Những cơn ác mộng, xấu hổ và mong muốn tự sát đã theo và ám ảnh ông từ ngày đó.
    Sau này phóng viên Gregory Vistica đã tìm được trong kho lưu trữ hồ sơ của hải quân biên bản của cuộc hành quân ấy và phát hiện họ đã biến 21 thường dân bị giết thành Việt Cộng và Bob Kerrey đã không giải thích được việc này với công chúng Mỹ.
    Gerhard Klann, một quân nhân Mỹ gốc Đức, người trong đơn vị của Bob Karrey đã tả lại đó là một vụ giết người dã man như sau:
    "Khi đơn vị vào một túp lều thì gặp một ông già, một người phụ nữ và một đứa bé. Sau khi nói qua lại vài câu Klann đã cầm dao đâm nhiều nhát vào người đàn ông vì không muốn bắn do sợ sẽ gây náo động trong làng. Mặc dù vậy người đàn ông vẫn cố gắng giành giật sự sống trước cuộc tấn công của Klann. Bob Karrey khi ấy đã tới hỗ trợ bằng cách dùng đầu gối đè lưng của ông già xuống đất và Klann dùng dao cứa cổ ông già ấy."
    Đơn vị của Bob Karrey sau đó đã lục soát khắp làng và chỉ thấy đàn bà và trẻ em. Họ đẩy tất cả ra giữa làng và xả súng giết chết vì lo sợ nếu không sẽ không thoát ra khỏi làng được.
    Vụ thảm sát ở Thanh Phong nhằm vào dân thường là điều hoàn toàn sự thật. Vấn đề tranh cãi ở chỗ là lời khai của Bob Karrey và Klann ai đúng, ai sai. Tuy nhiên nếu xem xét lời khai của những người còn sống sót ở Thạnh Phong thì lời khai của Gerhard Klann hoàn toàn trùng khớp.

    Trả lờiXóa
  5. Giả sử ông hiệu trưởng trường đại học này mà là lính Trung Quốc, tham gia thảm sát và nay đã nhận lỗi. Tôi tin rằng chẳng ai đồng ý cả. Nhưng vì ông ấy là người Mỹ, mà lâu nay dân mạng ta thì quên đi tội ác của Mỹ rồi, nên mới thi nhau lao vào bảo vệ ông hiệu trưởng. Nếu ông là người Tàu, đảm bảo ông ăn đủ gạch đá

    Trả lờiXóa
  6. Hehe, nếu ổng là người Tàu, và nếu Tàu thua cuộc, rút khỏi Hoàng Sa, Trường Sa, và quay lại xin lỗi Việt Nam vì những sự kiện ở Campuchia, ở biên giới phía bắc, ở biển Đông, thì ta cũng đối xử kiểu "đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại".
    Dù sao cũng phải đồng ý rằng nước Mỹ hết người hay sao mà để ông này làm chủ tịch của đại học Fulbright. Ông đã hối hận, và làm nhiều việc để cải thiện quan hệ Việt Mỹ, nhưng sự kiện thảm sát vẫn thật nhạy cảm. Ông chỉ huy quân của ông giết nhiều người vô tội, ông hối hận, chứ ông không bị ra tòa, không bị kết án, ông làm chức cao trọng vọng, giờ ông lại làm chủ tịch đại học Fulbright, còn những người đã bị giết thì sao nhỉ? Thật khó nghĩ. Tôi thì tin ông chân thành và những gì ông làm là mục đích tốt, nhưng có lẽ ông nên ở phía sau hậu trường, để Fulbright không có một khởi đầu có điều tiếng như vậy, thì sẽ tốt hơn cho Fulbright, cho ông, và cho mọi người.

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta cho dù phát triển nhưng vẫn luôn phải nhớ đến lịch sử dân tộc ta những đau thương mất mát do chiến tranh mạng lại, chúng ta không thể vì một hút lợi nhỏ mà quên đi được những hi sinh của ông cha ta.

    Trả lờiXóa
  8. Phan Tuấn13:19 5/6/16

    Tôi không thù Mỹ hay thù Karrey nhưng tôi khinh bỉ ghê tởm lũ chó cuồng Mỹ. Lũ chó nịnh chủ này là hiện thân của những con chó săn Việt gian bán nước ngày xưa. Bị chửi như chó nhưng không biết xấu hổ. Nói ra những luận điệu đốt đền khiến người ta đánh giá, không bằng loài vật.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog