Họ viết nhiều, nhiều lắm, ngôn từ cũng đẹp, lời lẽ cũng bay bổng lắm. Để rồi kết bài bằng câu: hiện chưa rõ đó có phải là dòng stt do doanh nhân NQC đăng tải hay không vì chỉ vài ngày trước anh tuyên bố không dùng mạng xã hội nữa!
Làm báo giờ thật dễ, chỉ có chức năng thông tin mà không cần kiểm chứng, chỉ cần ngồi lướt fb, chọn lấy 1 cái gì hót và múa bút à ơi là ngạo nghễ với cái thẻ quyền lực rồi.
Một cô ca sỹ, trong 1 giây quá phấn khích trót ngồi xuống để lộ vùng nhạy cảm mờ mờ liền bị báo chí chộp lấy tua đi tua lại, khoanh tròn điểm nhạy cảm và bưng lên vị trí trang trọng nhất. Giờ đây, nhiệm vụ của báo chí không còn là mang tới cái đẹp cho xã hội nữa, mà hướng tới làm xấu mặt người khác, vùi dập tơi tả con người khi sơ suất xảy ra dù chỉ trong tích tắc.
Tôi còn nhớ mang máng những gì mình đã từng đọc về luật báo chí, một điều nào đó có ghi về nhiệm vụ quyền hạn của người làm báo là "thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới".
Thế nhưng, nhà báo ở đâu rồi khi trong ngày thống nhất đất nước hàng ngàn người dân xuống đường biểu tình, khi các nhà mạng ngang nhiên chặn tin nhắn có nội dung liên quan đến những vấn đề "nhạy cảm", và cả khi những dự án hàng chục triệu đô được đặt bút ký với những điều khoản quá đặc thù có ảnh hưởng tới vận mệnh của cả một tỉnh thành ?
Họ có biết không? sao lại không, người nổi tiếng đăng hình vài giây rồi xóa họ còn chụp lại được màn hình và viết bài giật tít cơ mà, có lẽ đâu hàng trăm đoạn video trực tiếp và cả ngàn bài viết kèm hình ảnh trên fb lại không biết không hay.
Tại sao họ im lặng? "do chủ trương cả mà", "tự do phải theo đường lối và chỉ đạo không biết à?"
Ok, chính quyền kiểm soát và định hướng thông tin. Vậy ít nhất hãy thông tin đến nhân dân theo cái cách mà họ đã được định hướng chứ không phải hoàn toàn im lặng và chèn vào mặt nhân dân những bài viết chộp giật rẻ tiền trong những lúc nước sôi lửa bỏng.
Chẳng lẽ bây giờ độc giả chỉ có thể đọc fb và xem youtube để được biết những gì đang xảy ra quanh mình?
Dân trí không còn thấp nữa, chúng tôi cần những bài viết chất lượng, những thông tin đa chiều và trung thực trên mọi mặt của cuộc sống. Làm ơn, báo chí hãy dừng làm người dân thất vọng!
Những hình ảnh trên, "Câu lạc bộ nhà báo trẻ" của Nhà báo Lợi Phan Mai của báo Lao Động rất thích khai thác, và kích động cho dù núp dưới anh nghĩa "đấu tranh với cái sai".
Báo chí lá cải giờ chán thật, cái gì cũng có thể viết được cốt là làm sao người ta xem nhiều like nhiều là được, còn thực sự thì chẳng có chút ích lợi gì từ những thông tin đó cả, thậm chí nhiều thông tin đưa ra còn sai lệch khiến người dân hiểu sai đi vấn đề dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường phía sau nữa.
Trả lờiXóaNgày trước mấy cái tin nhảm nhí kiểu cướp giết hiếp hay tin đời tư của những người nổi tiếng chỉ có mấy báo lá cải, báo rác đăng tin. Thì bây giờ, ngay những báo nổi tiếng, lâu đời và tử tế như vnexpress hay dân trí cũng bắt đầu đăng những tin nhảm nhí đó rồi
Trả lờiXóabáo chí bây giờ chỉ thấy toàn là bới móc chuyện đời tư của người khác mà quên đi nhiệm vụ chính của mình, gương người tốt việc tốt sao không thấy các anh đề cập đển. mà chỉ thấy đâu đâu cũng là chuyện các anh phê phán, mang ra đâm chọc, thật khó hiểu cho cái nghề báo chí bây giờ sao nó dễ dãi vậy.làm như vậy đã là quá đáng nhưng chuyện các anh đưa thông tin sai lệch, thông tin chưa được kiểm chứng làm người dân chết đói thì các anh phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường cho người ta, không phải làm báo chí mà thích nói gì thì nói, thu nhập của người ta, danh dựu của người ta không phải là cái các anh mang ra bình phẩm và bêu riếu lên toàn xã hội
Trả lờiXóaThời gian qua trước những vụ việc xảy ra trong xã hội báo chí đã có những đóng góp lớn nhằm định hướng dư luận nhưng bên cạnh đó có những tờ báo đã chạy theo lợi nhuận viết ra những bài viết không có tính chân thật vì thế đã làm giảm đi niềm tin của người dân vào báo chí vì thế báo chí hãy lấy lại niềm tin trong người đọc trong thời gian tới.
Trả lờiXóa