Chia sẻ

Tre Làng

TÁI LẬP ĐỘI SĂN BẮT CƯỚP - PHẢI CÂN NHẮC KỸ, KHÔNG VỘI ĐƯỢC ĐÂU

LâmTrực@

Anh Thăng khẳng định TP.HCM sẽ sớm tái lập đội săn bắt cướp. Thực lòng, vui đấy, nhưng lo.

http://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-se-som-tai-lap-doi-san-bat-cuop-699084.html

Về việc lập lại đội săn bắt cướp, ông Thăng cho biết đã có chỉ đạo nhưng Công an TP vẫn làm chậm. Thời gian tới sẽ kiên quyết chỉ đạo để sớm triển khai, góp phần bảo vệ sự bình yên cho người dân.

Tôi cho rằng, anh Thăng chỉ đạo như thế là cảm tính, xuất phát từ việc lo cho người dân, nhưng công an TP HCM làm chậm là có nguyên do của mình.

Điều mà tôi muốn nói là hành lang pháp lý cho hoạt động này. 

Trên thực tế, hoạt động của các "hiệp sĩ" trong đội Săn bắt cướp hiện là con dao hai lưỡi.

Không ai phủ nhận mặt tích cực của mô hình Săn bắt cướp, nhưng mặt tiêu cực cũng không thể xem thường. Mặt tích cực là người dân được thực hiện quyền làm chủ của mình về ANTT bằng cách tham gia bắt cướp cùng lực lượng công an, và thực tế cũng đã chứng minh, nhờ có họ mà ANTT của thành phố được yên ổn. Mặt trái của vấn đề chính là chưa có hành lang pháp lý nào dành cho hoạt động này, nên khi có sự vụ phức tạp xảy ra, pháp luật không thể bảo vệ họ, không ai tranh trải những chi phí mà họ đã bỏ ra để có thể săn bắt cướp. Đôi khi, có thể dẫn đến lạm dụng, vượt quá quyền hạn hoặc không am hiểu pháp luật dễ dẫn đến sai phạm. Mặt khác, các hiệp sĩ phải hoạt động theo nhóm hoặc câu lạc bộ, và vì thế họ sẽ bị điều chỉnh bởi pháp luật về tổ chức hội theo quy định, tránh những biến tướng. Nếu hoạt động mà chưa được cấp phép thì đó lại là hoạt động vi phạm pháp luật. Ấy là chưa kể đến khả năng danh nghĩa bị lợi dụng và lạm dụng để trục lợi. 

Thực tế, các Hiệp sĩ thường là những người ưa làm việc nghĩa và mạo hiểm. Xã hội tôn vinh những phẩm chất quý đang bị mai một ấy… Nhưng nếu họ không được đào tạo bài bản để có đủ kiến thức về luật pháp đến nơi đến chốn, để biết cái gì được phép và cái gì không được phép làm và khi làm thì quy trình như thế nào; không được huấn luyện các kỹ năng truy bắt tội phạm, kỹ năng thu thập củng cố chứng cứ, lấy lời khai của đối tượng cũng như người biết việc; không biết phải bảo vệ hiện trường cũng như bảo vệ chính mình như thế nào; không có một tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật để hạn chế những bộc phát của bản năng, tất yếu sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật.

Cần nhớ, cũng như các hoạt động khác, hoạt động của đội săn bắt cướp cũng cần được pháp luật cho phép, kiểm soát và bảo vệ và vì thế hoạt động của đội săn bắt cướp cũng cần được luật hóa để làm cho nó trở nên hợp pháp. Thiếu tính hợp pháp, hậu quả là nhãn tiền.

Thực tế đã xảy ra nhiều vụ dở khóc dở cười đối với các Hiệp sĩ. Câu chuyện Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, Đội trưởng CLB Phòng chống tội phạm (PCTP) phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một - Bình Dương là một ví dụ điển hình cho việc thiếu kiến thức pháp luật. Vẫn còn nhiều Hiệp sĩ bị trả thù, và có cả những Hiệp sĩ trở thành kẻ bảo kê cho các băng nhóm tội phạm lộng hành. Hậu quả là rất lớn, và đau xót.

Trở lại câu chuyện anh Thăng yêu cầu khẩn trương tái lập đội Săn bắt cướp, việc công an TP HCM còn chùng chình chính là còn phải cân nhắc hình thức tổ chức sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật.

Suy cho cùng, việc bảo vệ trị an là của cơ quan công an chứ không phải người dân, cho dù đó là tổ chức tự nguyện. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy lực lượng này cũng bị trói tay bởi các quy định của pháp luật về truy đuổi, sử dụng vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ hoặc trưng dụng các phương tiện kỹ thuật khác của người dân.v.v.., trong khi trách nhiệm của họ là rất lớn, đồng thời dư luận xã hội cực kỳ hà khắc với mỗi phát ngôn, hay hành động của của cán bộ công an.

Các bạn hãy tưởng tượng, nếu phát hiện, truy đuổi tội phạm mà nếu đối tượng tự ngã chết thì điều gì sẽ xảy ra với anh công an kia? Chắc chắn, phía trước anh ta là một tương lai không tốt đẹp gì.

Với công an là lực lượng được pháp luật cho phép tiến hành các hoạt động phòng ngừa, phát hiện và bắt giữ tội phạm còn khó, huống chi là một hội nhóm do người dân tự tổ chức.

Chính vì thế, việc tái lập đội Săn bắt cướp cần phải cân nhắc kỹ, không thể cảm tính được.

****************

Xin tham khảo trường hợp Hiệp sĩ vi phạm pháp luật tại đây, và đây, và đây nữa.

Các bạn có thể gõ cụm từ "Hiệp sĩ lừa đảo", "Hiệp sĩ bị bắn chết", "Hiệp sĩ gặp rắc rối", "Hiệp sĩ bị thương".v.v...vào Google, sẽ cho ra nhiều kết quả đáng lưu ý.

32 nhận xét:

  1. Đội săn bắt cướp phải là đặc nhiệm có nghề

    Trả lờiXóa
  2. Đội săn bắt cướp phải là đặc nhiệm có nghề

    Trả lờiXóa
  3. Đội Săn bắt cướp rất có ý nghĩa đối với việc tạo cơ hội cho người dân cùng tham gia bảo vệ trật tự với lực lượng công an. Tuy nhiên cần phải xem xét kĩ lưỡng tính khả thi cũng như các yếu tố khác cần tính đến như tính hợp pháp, kĩ năng, kiến thức của hiệp sĩ rồi tính mạng, an toàn của họ ...

    Trả lờiXóa
  4. Em đồng tình nhưng cũng rất phản đối bác Tre Làng về bài này!
    Hi hi!!!
    Xin phép bác để em có bài riêng, có thể đặt tit là:
    TRAO ĐỔI VỚI CHỦ BLOG TRE LÀNG V/V TÁI LẬP ĐỘI SĂN BẮT CƯỚP
    Hai ta tranh luận cho xôm tụ nha!

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là những hành động nghĩa hiệp ấy rất đáng được ghi nhận, cần được biểu dương và lan rộng cho người dân biết, cho dân học theo. Nhưng bên cạnh đó, cần phải có một hành lan pháp lý, không chỉ bởi để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe, tính mạng cho những người nghĩa hiệp đó, mà còn là để kiểm soát được họ, tránh tình trạng lộng hành, vượt quyền trái pháp luật để cuối cùng lại thành chuyện dở khóc dở cười khi những hiệp sĩ săn bắt cướp lại trở thành những kẻ tiếp tay cho tội phạm.

    Trả lờiXóa
  6. Bạn nhầm lẫn rồi. Đội săn bắt cướp khg phải là của những hiệp sĩ dân sự thường nghe đâu. Đây là đội đặc nhiệm cảnh sát hình sư chuyên về việc này.

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh18:34 5/5/16

    @Lê Hương Lan,
    Rất vui lòng được nghe ý kiến của cô Tiên.
    Tôi mới chỉ nhìn một góc, chưa thể nói hết mọi điều. HUy động người dân tham gia bảo vệ trị an là tốt, nhưng tôi lo là pháp luật nào cho phép, kiểm soát và bảo vệ họ.
    Chính vì nhìn 1 góc nên tôi viết là : Phải cân nhắc kỹ, không vội được đâu.
    Hehe, tôi muốn nghe nhiều ý kiến khác nữa.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu không có một chế tài, quy định hoặc một hành lan pháp lý nào thì thật sự sẽ dễ dẫn đến việc vượt quyền, lộng hành. Thử nghĩ xem, nếu như mang danh là một hiệp sĩ săn bắt cướp, nhưng nếu người đó lại có lòng tham, thấy rằng mình hoàn toàn có thể lợi dụng danh nghĩa hiệp sĩ để làm những việc tư lợi cho riêng mình, thậm chí là vi phạm pháp luật thì hậu quả thật khó lường hết được.

    Trả lờiXóa
  9. Mọi khi vẫn thấy những hành động, quyết định của ông Đinh La Thăng rất khách quan nhưng trong quyết định lần này tôi lại thấy quyết định của ông là chủ quan, vì tình cảm quá. Nhiệm vụ bảo vệ An ninh trật tự xã họi là của công an. Nếu một khi các hội bắt cướp được thành lập thì bao nhiêu là hệ lụy có thể kéo theo. Ông Thăng phải cần suy xét thật kĩ với quyết định này.

    Trả lờiXóa
  10. Ông Thăng nói tiếp: “Cái khó khăn nhất của TP này là trộm cướp mà các anh không xử lý được. Tại sao việc săn bắt cướp không tốt lên được mà các anh cứ lý luận với tôi là đội đặc nhiệm, đội hình sự. Hôm qua có đồng chí lão thành đề nghị phải tái lập lại đội săn bắt cướp. Dân cứ kêu ầm ầm thế mà các anh cứ lý luận với tôi. Có đồng chí lãnh đạo Công an TP nói với tôi bây giờ không dùng săn thú chứ nói gì săn người. Đây là săn cướp chứ đâu phải săn bắt người đâu mà cứ lý luận như thế. Cướp là tội phạm cần phải loại ra khỏi cuộc sống. Các anh cứ dựa vào dân chủ thế này thế kia để chống chế không nên sử dụng từ săn bắt cướp. Mình không thể dân chủ cho một người mà làm mất tự do cho nhiều người”.

    [Theo ông Thăng, TP.HCM có hơn 10 triệu dân mà chỉ vì trộm cắp, cướp giật đã làm hỏng môi trường đầu tư, làm thảm hại môi trường du lịch của TP, làm cho đời sống người dân không bình yên. Nếu công an không trấn áp thì tội phạm càng lấn thêm.]- Bác tre có lẽ lo xa hay hiểu sai ý anh Thăng. Tôi ủng hộ anh Thăng,mới lại trấn áp tội phạm là nhiệm vụ của LLCA. nhân dân tham gia - hành động HỖ TRỢ có điều kiện

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh20:33 5/5/16

    @hữu tiến nguyễn,
    Tôi đồng ý là không thê lý luận xuông mà cần phải hành động.
    Tôi cũng bức xúc về chuyện cướp giật trên đường phố sài gòn và đặc biệt ấn tượng với đội SBC ngày trước. Và tôi tự hỏi: SBC tốt thế mà sao Hà NỘi, Hải Phòng lại không áp dụng?
    Và bây giờ tôi vẫn ấn tượng với SBC và mong muốn tái lập. Nhưng thú thật, tái lập thì vướng pháp luật. Tôi cũng hiểu, lập đội này thì anh công an TP HCM mất mặt. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó k phải là nguyên nhân mà công an HCM chần chừ, mà cái chính là phải sửa hệ thống pháp luật mới làm được.

    Trả lờiXóa
  12. Đội săn bắt cướp là lực lượng cần thiết khi mã tình hình tội phạm trộm cướp không chỉ ở TP HCM mà ở nhiều nơi trên đất nước ta luôn là vấn đề vô cùng nhức nhối.Tuy nhiên cần có những quy định pháp luật cụ thể cho những lực lượng này!

    Trả lờiXóa
  13. Thành lập đội này thì cũng tốt, nhưng cũng phải đảm bảo cho họ quyền lợi gì đó và gắn vào cho họ những nghĩa vụ nhất định để họ hoạt động một cách quy củ và đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời tránh sảy ra những sai lầm đáng tiếc khác.

    Trả lờiXóa
  14. Từ khi có Ông Nguyễn Bá Thăng nhậm chức. Thực sự là đang thấy sài gòn của chúng ta đang có những chuyển biến tích cực. Trước giờ tệ nạn trộm cắp luôn là tình trạng đau đầu nhất ở sài gòn. Đến nỗi nó thành nỗi ám ảnh của người dân xứ khác khi mới bắt đầu vào sống hay chỉ là đi du lịch ở sài gòn. ôi biết việc này là không phải dễ dàng nhưng từng vụ việc hay tư tưởng nhìn thẳng vào vấn đề của ông đã thực sự là "Số 1" của lòng dân .

    Trả lờiXóa
  15. Theo tôi công việc đó không riêng công an thành phố HCM, riêng đội chống cướp giật (nếu được triển khai) mà tất cả chúng ta đêu nên tham gia, từ người bán hàng rong, chú xe ôm, tới những công chức, người có học thức địa vị trong xã hội. Nếu tất cả đồng tình, đồng bộ, thì kẻ cướp không chỗ dung thân, không thể thwujc hiện hành vi xấu xa của mình.

    Trả lờiXóa
  16. Hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Bí thư Đinh La Thăng. Rất đồng tình với việc này. Còn nhớ những năm chúng ta mới giải phóng, tình hình sài gòn vô cùng nguy hiểm với hàng loạt các băng cướp, tội phạm nguy hiểm. Ấy vậy mà sau khi tổ chức đội được vài năm là tình hình ổn định lại. Lần này chúng ta cũng vậy, cần phải tổ chức chiến dịch lớn có phối hợp quân đội và cảnh sát , siết từ các quận huyện ngoại thành vào trong , đồng thời từ trong đánh ra. Cùng với đó là giam tổ chức thêm nhà tù, giam giữ cũng như cả việc tạo công ăn việc làm cho họ. Làm suốt năm trời thì tôi tin chắc rằng trật tự , kỷ cương , an ninh sẽ tái lập người dân lương thiện mới yên ổn làm ăn.

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh22:52 5/5/16

    mỗi một lực lượng ra đời thì chúng ta cần đảm bả cho họ những quyền lợi nhất định khi họ thực hiện được nhiệm vụ của mình, chế độ, bảo hiểm, phạm vi quyền hạn... có bao nhiêu vấn đề đặt ra như vậy, chúng ta là những người làm theo pháp luật và chúng ta cần tuân thủ những điều luật đó và đựt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. bảo vệ nhân dân thì ai cũng muốn nhưng làm việc nóng vội thì sau này quay lại sửa sẽ không hay và để lại tai tiếng khác, vì vậy ta sẽ làm chắc chắn từng bước một, tôi tin rằng tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ giảm rõ rệt trong thời gian tới

    Trả lờiXóa
  18. Rất ủng hộ Bí thư Thăng. Mong ông thực hiện nhanh quyết tâm : Chấn chỉnh lại hệ thống CA/TP.HCM và phục hồi đội Săn bắt cướp, góp phần thực hiện mục tiêu : đưa Sài Gòn trở thành nơi đáng sống nhất của cả nước. Hơn nữa mong bạn đọc hãy hiểu rằng Đội SBC mà bí thư muốn tái lập là biệt đội gồm các chiến sĩ, trinh sát đã được đào tạo bài bản, có biên chế hẳn hoi chứ không phải đội SBC của các Hiệp sĩ đường phố tự phát đâu.

    Trả lờiXóa
  19. Hungyen363622:57 5/5/16

    Đây là một mô hình hay và hiệu quả của TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ để có mô hình, tổ chức và quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ phù hợp với các quy định pháp luật hiện nay

    Trả lờiXóa
  20. Mình thấy đa số mọi người lo lắng rằng SBC là người dân bình thường, không biên chế, không công cụ hổ trợ, không được đào tạo bài bản... nhưng xin đính chính với các bạn đây là lực lượng chính quy trong ngành công an, họ đều là những người giỏi nghiệp vụ, võ thuật, quả cảm... Đội SBC trước được thành lập sau khi đất nước thống nhất cũng là những người được tuyển chọn kỹ càng và sau này khi giải thể họ vẫn làm trong đội ngũ lực lượng tinh nhuệ, bây giờ cũng vậy, bác thăng là người nói được làm được, đâu phải là người thích nói cho vui rồi việc đến đâu thì đến đâu?

    Trả lờiXóa
  21. Hoabinh03020023:00 5/5/16

    Thời gian qua, bên cạnh những kết quả và đóng góp thì cũng có một số hiệp sĩ săn bắt cướp lợi dụng nhiệm vụ của mình để thực hiện những hành vi trái pháp luật. Nếu tái lập mô hình này cần phải có sự cân nhắc kỹ để đảm bảo hạn chế tối đa các tiêu cực xảy ra

    Trả lờiXóa
  22. Hoabinh023423:04 5/5/16

    Thực ra mô hình hiệp sĩ săn bắt cứơp thực chất là một hình thức huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, khi tái lập cần nghiên cứu kỹ mô hình cũng như quy định rõ về nhiệm vụ của lực luợng này, tránh những hiện tượng tiêu cực trong lực lượng hiệp sĩ săn bắt cướp

    Trả lờiXóa
  23. Chủ trương của BT Thăng có thể mang lại hiệu quả, nhưng chỉ là giải quyết phần ngọn, vì chờ cho có bệnh mới chữa thì làm sao hết bệnh. Muốn triệt tận gốc thì phải sửa luật thật nghiêm có tính răng đe mạnh, chứ bắt rùi vào tù vài tháng, vài năm xong ra chúng lại sớm ngựa quen đường cũ mà thôi. Hay không thì cũng nên có thêm các trại giáo dưỡng, dạy nghề cho các tù nhân để sau khi họ ra tù cũng có công ăn việc làm để tự nuôi bản thân mình thì mới không tái phạm. nói chung là còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự quyết đoán, và nhiệt huyết của bác thăng, cùng sự đồng lòng của nhân dân, không có gì là không thể.

    Trả lờiXóa
  24. Thaibinh02340023:08 5/5/16

    Với địa bàn phức tạp, thường xuyên xảy ra các vụ cướp giật như TP Hồ Chí Minh thì cá nhân tôi thấy mô hình hiệp sỹ săn bắt cướp là cần thiết và hiệu quả. Tuy nhiên cần xem xét kỹ về mô hình, tổ chức cũng như các quy định về nhiệm vụ của lực luợng này sao cho phù hợp và phát huy hiệu quả

    Trả lờiXóa
  25. Thaibinhquetoi23423:11 5/5/16

    Thật ra trong bất kỳ lực lượng nào, ngành nghề nào cũng khó tránh khỏi tiêu cực, nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ. các hiệp sĩ săn bắt cướp cũng vậy, cũng có những 'con sâu' trong đó, nhưng ta không thể phủ nhận đuợc những kết quả tích cực mà mô hình này đem lại, do đó việc tái lập lực luợng này tôi thấy là cần thiết

    Trả lờiXóa
  26. Hagiang83623:25 5/5/16

    Mong rằng các cơ quan chức năng cân nhắc kỹ trước khi quyết định tái lập lực luợng săn bắt cuớp, nếu tái lập cần xem xét kỹ đến vấn đề về hành lang pháp lý quy định, tránh tình trạng lạm quyền hoặc lợi dụng để tư lợi cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ

    Trả lờiXóa
  27. Bacgiang19023:28 5/5/16

    Thực chất đây là một mô hình hiệu quả và phù hợp với địa bàn thường xuyên xảy ra các vu cướp giật như TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên cần xem xét kỹ về mô hình, tổ chức và cách thức quản lý đối với lực luợng này sao cho phát huy hiệu quả cao nhất

    Trả lờiXóa
  28. Thưa bác Tre Làng!
    Như đã xin phép ở trên, tối qua bọn em bên Google.tienlang đã có bài:
    TRAO ĐỔI VỚI CHỦ BLOG TRE LÀNG V/V TÁI LẬP ĐỘI SĂN BẮT CƯỚP
    nói rõ điều bọn em đồng tình và điều bọn em phản đối với bài này.
    http://googletienlang2014.blogspot.jp/2016/05/trao-oi-voi-chu-blog-tre-lang-vv-tai_5.html

    Trả lờiXóa
  29. Nặc danh07:24 6/5/16

    @Lê HƯơng Lan,
    Cảm ơn các cô bên Tiên Lãng. Ý kiến của các cô rất hay. Nhưng tôi co sý thế này.
    Chúng ta đang tranh luận về đội Săn Bắt cướp thuộc biên chế công an hay nó là một tỏ chức quần chúng.

    Tôi cho rằng, ý anh Thăng nói đó là Tổ chức quần chúng. Chính xác hơn, nó là một mô hình tổ chức quần chúng tham gia đấu gtranh phòng chống tội phạm thôi.
    Lý do:(1) Công an đã có chức năng, nhiệm vụ chống tội phạm này; (2) Hầu hết công an các tỉnh đều có đội đặc nhiệm chuyên xử lý vẫn đề cướp giật trên đường/phố (chỉ có tên gọi là có thể có sự khác nhau. Nếu vì 2 cái này mà lập thêm một đội khác là không nên. Mặt khác, nếu đa có đội đặc nhiệm mà đổi tên thành đội săn abwts cướp thì quá dễ dàng.
    Ở đây, tôi thừa nhận việc huy động sức mạnh của quần chúng vào đấu tranh chống tội phạm là hết sức cần thiết (Lý luận là không có quần chúng thì công an không thể hoàn thành nhiệm vụ). Và tôi hiểu ý anh Thăng là muốn có một mô hình đội săn bắt cướp là tổ chức của quần chúng, nhưng dưới sự tập hợp, tổ chức và điều hành của công an.
    Nếu như vậy sẽ cực khó thành lập bởi quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  30. Nặc danh07:32 6/5/16

    Tôi thấy có vẻ như anh Thăng đang đang muốn nói rằng đội Săn bắt cướp chính là mô hình"Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, hoặc mô hình hiệp sĩ đường phố". đây là các tổ chức "tự phát" của quần chúng, và nay ý anh Thăng là chuyển từ tự phát sang tự giác, có nghĩa nó phải được công an điều hành chỉ đạo.
    Tham khảo:
    http://plo.vn/thoi-su/cac-lanh-dao-tphcm-noi-gi-ve-mo-hinh-hiep-si-bat-cuop-615171.html

    https://www.google.com/url?q=http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tuong-nhanh-noi-ve-hiep-si-duong-pho-c46a491696.html&sa=U&ved=0ahUKEwjynOelmcTMAhXGGqYKHc0qAKUQFggFMAA&client=internal-uds-cse&usg=AFQjCNGZWEOt4gRwJigNUFu5lHcC9S6rBg

    Trả lờiXóa
  31. Nặc danh07:52 6/5/16

    Có thể tôi hiểu sai ý anh Thăng.
    Nhưng tôi lấn cấn 1 chút. Nếu chi lập đội SBC trong co quan CA thì chuyện đó có khó gì đâu mà CA TPHCM lại chậm triển khai? Mà vẫn có 1 đội có chức năng này thuộc phòng CSHS hoặc của các Quận đang hoạt động đấy thôi. CHỉ khác nhua cái tên là SBC hay là đặc nhiệm mà thôi. Nếu chỉ khác nhau 2 từ này tôi cho là không quan trọng, miễn là họ làm nhiệm vụ SBC.
    Vậy thì sao anh Thăng phải chỉ đạo?

    Trả lờiXóa
  32. Hình như blog Tre làng có sự nhầm lẫn gì đó ở đây. Theo tôi biết thì đội SBC-Săn bắt cướp trước đây là tập hợp các chiến sĩ cảnh sát hình sự giỏi võ, mưu trí, dũng cảm chuyên bắt các đối tượng cộm cán chứ không phải kiểu tự do, nghiệp dư đâu?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog