Bí thư # vừa có bài trả lời phỏng vấn về trường hợp của Bob Kerrey. Một cựu binh tham chiến tại Việt Nam, giờ đang đảm trách vị trí Chủ tịch hội đồng tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV).
Bài phỏng vấn với tiêu đề "Vượt lên thù hận, chúng ta mạnh mẽ hơn" được viral mạnh mẽ trên các báo và phủ sóng nhanh chóng trên mạng xã hội.
Xét về mặt truyền thông, bài trả lời phỏng vấn của Bí thư # được đông đảo tầng lớp trí thức cấp tiến ủng hộ. Đó có thể coi là sự thành công của đội ngũ tư vấn truyền thông bên cạnh bí thư. Bám sát trend và đưa ra điểm nhấn là phương pháp và phong cách khá quen thuộc của đồng chí bí thư.
Chuyện ủng hộ hay không ủng hộ một cựu binh có nhiều nợ máu với nhân dân Việt Nam trong chiến tranh xơ miễn bàn. Đó là quan điểm cá nhân.
Tuy nhiên, sau khi bài viết được đăng khoảng hơn 1 giờ, có một hiện tượng kỳ lạ. Khá nhiều báo đồng loạt rút bài. Điều đó nói lên cái gì? Xơ sẽ lạm bàn đôi chút về vấn đề này.
Nhìn về mặt nào đó, việc Bob và FUV là câu chuyện của một tổ chức độc lập nước ngoài, nằm trong phạm vi đối ngoại. Trong phân cấp điều hành của cấp thượng tầng, đối ngoại cấp quốc gia chắc chắn không thuộc thẩm quyền của bí thư thành uỷ Sài Gòn.
Thứ hai, với vai trò là Uỷ viên BCT, bất kì phát ngôn nào của ông # đều được coi là đại diện cho chính thể, mà chính thể, với vô số ràng buộc về mặt ngoại giao với các quốc gia láng giềng, hẳn chưa bao giờ thống nhất việc lãng quên những vấn đề chiến tranh. Mặc dù có thể, trong mỗi con người, đều sẵn sàng bỏ qua quá khứ để hướng tới tương lai.
Hẳn các quý cô còn nhớ, trong bản giải trình mười mấy điều của cựu TTg NTD lan truyền trên mạng, rất nhiều lần ông phải trả lời việc phát ngôn "không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông" tại Shangri-La khi nói về chính sách biển đảo đối với quốc gia láng giềng. Cũng vậy, tư tưởng thân Mỹ cũng nhiều lần khiến ông khá vất vả trước những cáo buộc của các đồng chí ông.
Lâu hơn nữa, trên Tuần báo Thế giới số ra ngày 30/3/2005, cố TTg Võ Văn Kiệt có bài viết "Những đòi hỏi mới của thời cuộc". Nội dung xoay quanh vấn đề hoà hợp dân tộc.
Khi nói về chiến thắng 30/4, ông Kiệt viết "“có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Chỉ vậy mà ông gặp khá nhiều phiền toái sau này.
Giờ đây, chỉ vì chạy theo xu hướng truyền thông, bí thư # đã đi vào vết xe của nhiều người đi trước. Việc thể hiện quan điểm trong chuyện này, bất chấp sự quan sát của những cây đại thụ ngồi tại Ba Đình. Bất chấp sự phân công vấn đề đối ngoại thuộc Bộ Ngoại giao. Thậm chí, bất chấp các cặp mắt cú diều của gã hàng xóm to xác. Chắc hẳn sẽ khiến ông gặp rắc rối trong tương lai.
Tuy nhiên, đối với trường hợp của ông Kiệt và ông Dũng, đó là vấn đề thuộc hệ tư tưởng đổi mới của cấp thượng tầng trong một giai đoạn chuyển mình của đất nước, và sẽ được lưu danh muôn thủa. Còn ông #, đơn giản chỉ là vấn đề truyền thông cho 1 sự việc đơn lẻ, giá phải trả cho việc này sẽ là quá đắt.
Quay trở lại việc các báo hạ bài, để rút bài của tầm Bí thư #, chắc chắn có một quý ông đang nổi giận, và dĩ nhiên, quý ông đó không phải dạng tầm thường.
Truyền thông là con dao hai lưỡi, người xưa đã từng nói "chơi dao lắm có ngày đứt tay". Hẳn đó là trường hợp này.
R.I.P ngài.
Trích thư từ báo dan trí: Làm gì cũng được, nhưng làm thầy thì không !
Trả lờiXóa“Kính thưa cô,
Xin cô hãy nói với em rằng em quá lo xa, rằng em giàu tưởng tượng đi, cô!
Nếu ông ấy vẫn ngồi ở vị trí đó, ngoài chuyện mọi người VN tiếp xúc sẽ gọi bằng "thầy", phòng truyền thống của trường Fulbright sẽ tôn vinh "người khai phá" thì sớm muộn gì Bảo tàng cũng sẽ phải gỡ bỏ ảnh của ông ấy trong phòng trưng bày, chưa nói đến cả mảng trưng bày về Thạnh Phong, vì người ta đang nghi ngờ về tính trung thực của nó hơn là sự trung thực của ông ấy...Làm sao mà vừa ca ngợi sự ăn năn của một con người vừa "buông dao xuống thành Phật" vừa duy trì hình ảnh, hiện vật về tội ác của ông ấy được, dù mục đích của Bảo tàng là tố cáo cái ác chứ không phải công kích cá nhân ông ấy!
Em vẫn luôn tự hỏi nếu năm 2001 CNN không dồn đến đường cùng thì "Người hùng" có tự thổ lộ "nỗi ray rứt" của mình khi báo cáo thành tích với SEAL không ạ? Nhân dân VN và Mỹ sẽ tiếp tục ngưỡng mộ ông ấy như một người CCB rất tích cực hàn gắn giữa hai bên, phải không ạ? Cô có nghĩ rằng đoạn đường đầu của ông ấy đi đến với vị trí Thượng nghị sĩ đã được xây bằng xương máu của những người dân Thạnh Phong không ạ?
Chắc chắn ông ấy không biết đến mặt mũi những đứa bé đã bị đâm vào tim, đâm đổ ruột, những người phụ nữ bị xả súng M60 như mưa dù đang mang thai. Trước khi rời đi ai đã xả súng chống tăng M72 hất tung cửa hầm trú ẩn mong manh của họ? Không biết ai là VC đêm hôm ấy ạ? Chỉ có một người đàn ông duy nhất - một ông già thôi mà! Hầu hết họ không hề có giấy tờ tùy thân, không có một bức ảnh để chứng tỏ họ đã từng tồn tại vì họ là phụ nữ, trẻ em! Nên bây giờ người ta có thể không tin rằng họ đã từng sống, ăn bánh tét vào cái đêm mùng 9 sau Tết ấy! Những đứa bé nhà quê ấy vĩnh viễn không có cơ hội đi học ở Fulbright, phải không cô?
Nếu như là em, để sám hối em đã phải đến tận nơi để tạ lỗi với dân Thạnh Phong, sẽ góp sức sao cho xã bớt nghèo, sẽ giúp xây nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ búa cho cái nơi khốn khổ ấy, dù chẳng ai hay biết! Dù người ta không ca ngợi sự hối lỗi của em! Dù sẽ có những người không thể tha thứ cho em!
Cô có nghĩ rằng em bị điên không ạ?"
Nếu ông ấy vẫn ngồi ở vị trí đó, ngoài chuyện mọi người VN tiếp xúc sẽ gọi bằng "thầy", phòng truyền thống của trường Fulbright sẽ tôn vinh "người khai phá" thì sớm muộn gì Bảo tàng cũng sẽ phải gỡ bỏ ảnh của ông ấy trong phòng trưng bày, chưa nói đến cả mảng trưng bày về Thạnh Phong, vì người ta đang nghi ngờ về tính trung thực của nó hơn là sự trung thực của ông ấy...Làm sao mà vừa ca ngợi sự ăn năn của một con người vừa "buông dao xuống thành Phật" vừa duy trì hình ảnh, hiện vật về tội ác của ông ấy được, dù mục đích của Bảo tàng là tố cáo cái ác chứ không phải công kích cá nhân ông ấy!
Trả lờiXóaĐã nói nhiều lần rồi, coi chừng một Got-ba-chọt VN
Trả lờiXóa