Bản đồ uy tín nhất thế giới từ 1827 đã thể hiện: Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
(ANTV) - Bản đồ châu Âu xuất bản năm 1827 được nhận định có giá trị quan trọng trong khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bộ bản đồ minh chứng chủ quyền Việt Nam vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tiếp nhận và công bố tại Hà Nội.
Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trong bộ Atlas được xuất bản năm 1827 này có tấm bản đồ Partie de la Cochichine, và trong tấm bản đồ đó Cực Nam Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.
"Tấm bản đồ này cùng tổng thể bộ Atlas là một bằng chứng cực kỳ giá trị để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Ngọc cho biết.
Theo ông Ngọc, Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa.
Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, đã minh chứng một cách đầy đủ, rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận.
Điều đặc biệt là có nhiều thư viện lớn ở châu Âu, châu Mỹ, thậm chí đã được ĐH Princeton (Hoa Kỳ) số hóa và đưa lên internet. "Như vậy tính khách quan và khoa học của nó đã được khẳng định và dễ dàng kiểm chứng cho tất cả mọi người", ông Ngọc nói.
Trong bộ Atlas này, Việt Nam được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de la Cochichine là tờ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16.
Phía ngoài khơi, PARACELS (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng từ vĩ độ 16 - 17 và kinh độ từ 109 - 111. Bên cạnh khu vực được xác định là PARACELS, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam (Empire d’An-nam).
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc cho biết các mảnh bản đồ về Trung Quốc trong tập atlas này cũng thể hiện rõ xác định đảo Hải Nam là vùng cực Nam lãnh thổ Trung Quốc.
Cụ thể, tiếp liền Partie de la Cochinchine ở phía trên là tấm số 98 mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực Nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.
Theo ông Ngọc, tất cả các bản đồ của Trung Quốc từ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây không hề vẽ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc vượt xuống dưới vĩ độ 18.
"Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác của bộ Atlas, mà còn góp phần làm tăng thêm giá trị minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được thể hiện trong Partie de la Cochinchine", giáo sư Ngọc nói.
Ông Ngọc xúc động nói:"Tôi thực sự cảm kích tấm lòng và sự hỗ trợ của anh Dũng đã đem về cho quốc gia một tài sản quý liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Ở châu Âu họ còn lưu trữ nhiều ấn bản nên đồng ý bán cho mình. Về đến Việt Nam rồi thì đây là tài sản vô giá.
Nó không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam".
***
Năm 1827 Philippe Vandermaelen (1795-1869), nhà Địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội Địa lý Paris xuất bản bộ Atlas Thế giới gồm 6 tập với 7 bản đồ chung của 5 châu lục, 381 bản đồ chi tiết, 40 trang bảng thống kê và nhiều thông tin về địa lý tự nhiên, chính trị, khoáng sản.
Bộ Atlas được hoàn chỉnh trên cơ sở những tấm bản đồ tốt nhất thế giới lúc đó, cùng những thông tin từ quan sát thiên văn hay những chuyến du hành ở nhiều nơi trên trái đất và được vẽ thống nhất theo tỷ lệ 1/1641836, kích thước 53,5X37cm, có thể được ghép lại thành quả địa cầu đường kính 7,755m.
Đây là một cột mốc lớn đánh dấu giai đoạn phát triển trội vượt cuả công nghệ vẽ và in bản đồ hiện đại ở đầu thế kỷ XIX. Đã gần 200 năm nay, bộ Atlas đã trở nên hết sức nổi tiếng, được khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Càng ngày càng có thêm nhiều bằng chứng khoa học từ trong nước đến quốc tế khẳng định chính xác chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo trường Sa và Hoàng Sa! Xem ra Trung Quốc sẽ ngày càng yếu thế trong việc chứng minh pháp lý về hai quần đảo này
Trả lờiXóaCàng ngày càng có nhiều bằng chứng lịch sử khẳng định một cách đanh thép với thế giới rằng HOàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đó là một sự thật không thể thay đổi và ngày nay những kẻ đang cố tình thay đổi điều đó chính là những kẻ xuyên tạc lịch sử, đi ngược lại với xu thế chung của thế giới.
Trả lờiXóaHoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chân lý đó sẽ không bao giờ thay đổi. Cho dù Trung Quốc đang có những hành động bành trướng trên Biển Đông nhưng không bao giờ có thể cướp được Trường Sa và Hoàng Sa cảu Việt Nam. Tấm bản đồ uy tín năm 1827 là một trong những thứ minh chứng cho điều đó.
Trả lờiXóaTất cả mọi bằng chứng, chứng cứ pháp lý đều khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa. Trung Quốc đã trắng trợn tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng tuyên bố đó chẳng có chút giá trị gì cả, chỉ như lời nói gió bay mà thôi.
Trả lờiXóaViệt NAm có những bằng chứng chứng minh xác đáng, chính xác, và không thể chối cãi về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bản đồ Châu Âu được vẽ năm 1828 càng thêm bằng chứng thể hiện chủ quyền của Việt NAm trên hai quần đảo này. Tôi tin rằng với những bằng chứng không thể chối cãi này, cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, cùng những hành động đúng đắn thì nhất định sẽ có ngày bọn "Tàu khựa" cuốn xéo khỏi vúng đất thiêng liêng, chủ quyền của ta
Trả lờiXóaChủ quyền của Việt nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa được khẳng định trong nhiều bản đồ. Chúng ta hoàn toàn có căn cứ xác đinh chủ quyền, dân tộc ta đã từng sinh sống và khai thác tài nguyên khoáng sản ở đó. Trung QUốc lợi dụng chiến tranh xâm chiếm trái phép các đảo của Việt Nam. Hiện tại Trung Quốc đang đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh quân sự và nước có nên kinh tế phát triển mạnh nên cái tư tưởng bá quyền trỗi dậy. Âm mưu thâu tóm toàn bộ biển Đông, biển hoa Đông nhưng các nước trong khu vực sẽ không để Trung Quốc ngang ngược như vậy.
Trả lờiXóaĐến thời điểm này, tất cả các bằng chứng lịch sử, khoa học đều đã khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ tiếc rằng Trung Quốc và những đồng minh cũng như những nước nhỏ phải bắt buộc lệ thuộc vào Trung Quốc đều coi thường giá trị của những bằng chứng ấy, hay nói các khác họ đều nhắm mắt coi như mù, cốt sao thỏa được những mục đích cho cá nhân mà thôi.
Trả lờiXóaHoàng Sa, Trường SA thực sự là của Việt Nam và điều đó được cả thế giới công nhận, đó không còn là ý kiến từ một phía nữa mà là ý kiến của các nước trên thế giới khi họ gửi những tấm bản đồ từ xa xưa cho chúng ta để chúng ta chứng minh chủ quyền. và người Trung Quốc chiếm lấy đảo đó là hoàn toàn sai trái và bất hợp pháp, Trung Quốc đang coi thường sự thật , và đang cố tình chống lại cả thế giới, chúng ta sẽ cho Trung quốc thấy là Trung quốc sai lầm thế nào
Trả lờiXóanhư vậy là quá rõ về chủ quyền của nước ta với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, mọi dẫn chứng cụ thể đều đi ngược lại với những gì mà người Trung Quốc tuyên bố, họ hoàn toàn không có căn cứ chính xác nào để chứng minh mà họ chỉ vin vào những dẫn chứng lịch sử mơ hồ, tôi tin chúng ta sẽ nhận được sự ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế
Trả lờiXóaCàng ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi. Đây là sự thật, là một chân lý khôgn thể chối bỏ. Và chúng ta sẽ làm hết sức mình, trên tinh thần hòa bình, để có thể bảo về quyền làm chủ đó
Trả lờiXóaVậy là lại thêm một căn cứ xác thực nữa khẳng định quyền làm chủ của nước ta với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tin rằng với những bằng chứng không thể chối cãi này, cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng thì nhất định sẽ có ngày Trung Quốc phải cuốn xéo khỏi vúng đất thiêng liêng, chủ quyền của ta
Trả lờiXóa