Chia sẻ

Tre Làng

Nóng: SIẾT QUẢN LÝ CƠ SỞ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Siết quản lý cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ

(PLO)- Nhằm đánh giá việc đào tạo trình độ tiến sĩ đồng thời bổ sung và cập nhật cơ sở dữ liệu về đào tạo trình độ tiến sĩ trong cả nước, Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo tiến sĩ từ năm 2013 đến nay.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ thực hiện các nội dung sau: Nhập thông tin báo cáo online trên trang thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT theo địa chỉ: http://www.hemis.moet.edu.vn trước ngày 30-6-2016.

Điền thông tin vào các bảng mẫu báo cáo (gửi kèm theo), có xác nhận của thủ trưởng cơ sở đào tạo và gửi trước ngày 30-6-2016 về địa chỉ: Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD&ĐT, 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Các nội dung báo cáo nếu được quy định trong Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7-5-2009 thì phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu công khai của cơ sở đào tạo theo quy định để giám sát, đối chiếu trong đánh giá.

Cơ sở đào tạo không gửi báo cáo, không kê khai online đúng hạn, nội dung báo cáo không thống nhất với dữ liệu công khai của cơ sở đào tạo hoặc giảng viên trùng với cơ sở đào tạo khác mà không có minh chứng là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 39 Điều lệ trường ĐH ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ và khoản 5 Điều 50 Luật Giáo dục ĐH.

Nếu không đảm bảo điều kiện để được xem xét đánh giá sẽ bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định.

PHI HÙNG

27 nhận xét:

  1. Có lẽ cũng phải làm điều này, nhiều quá cũng không hẳn là tốt, cần đi vào thực tế nhiều hơn, xã hội cần gì ta phải đáp ứng cái đó, không thể cứ để mãi cái cảnh thừa thầy mà thiếu thợ như này được, cần phải cân đối lại hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Sớm muộn thì cũng sẽ phải làm điều này. Giờ Việt Nam đang rơi vào tình trạng rất nhiều trường có thể đào tạo tiến sĩ. Chúng ta nên thắt chặt khâu này lại và giao cho một số lượng những trường trọng điểm nhất định có đủ khả năng mới được đào tạo tiens sĩ

    Trả lờiXóa
  3. Đến lúc nên phải rà soát lại tất cả các cơ sở đang có chương trình đào tạo tiến sĩ rồi. Mấy năm qua số lượng tiến sĩ nhiều quá nhưng thực chất thì lại chưa có những đóng góp xứng đáng, một phần cũng vì đào tạo chưa bài bản, chuyên nghiệp

    Trả lờiXóa
  4. việc siết chặt như vậy đáng lẽ phải thực hiện lâu rồi mới đúng, h mới thực hiện mong là không muộn. một đất nước thừa thầy mà thiếu thợ thì quả là không cân bằng mà lại khó phát triển nữa. vì vậy chúng ta cần chú tâm đào tạo hơn đến đội ngũ thợ lành nghề, chứ không chạy theo cái chữ thầy kia,việc thiếu thợ giỏi mới là vấn đề cho quốc gia

    Trả lờiXóa
  5. Làm vài cái đề tài kiểu như chứng minh vòng eo của Ngọc Trinh không thể nhỏ hơn 57cm thì các cơ sở đào tạo tiến sỹ cứ gọi là phất lên như diều gặp gió. Để làm được Tiến sỹ khó khăn vất vả vô cùng, bởi sự quản lý cũng như yêu cầu về trình độ đối với nghiên cứu sinh, vậy mà cũng có thể sơ sót được sao?

    Trả lờiXóa
  6. Luận án nhà mình làm ra không phải để ứng dụng, mà để cho mục đích khác. Nếu hàm lượng R&D cao, thì việc công khai thông tin sẽ có lợi cho nền kinh tế. Việc cut & paste phụ thuộc vào hội đồng cố vấn và người hướng dẫn có kiểm chứng hoặc có phương pháp kiểm tra phù hợp hay không mà thôi

    Trả lờiXóa
  7. Công khai luận văn tiến sỹ sẽ hạn chế được những đề tài viển vông, và người làm luận văn sẽ cẩn trọng hơn. Chuyện copy paste thì khỏi quá lo, có qua mặt được hội đồng cũng không qua mặt được xã hội và người có luận văn bị đạo luận văn đâu. Bêu gương xấu giữa cộng đồng là cái án đâu nhỏ cho mấy tiến sỹ rởm

    Trả lờiXóa
  8. Việc siết chặt này là việc làm rất đúng và cực kì đúng. KHông thể để tiếp diễn mãi cái tình trạng thừa thầy thiếu thợ. BẰng tiến sĩ chỉ là cái bằng, luận án tiến sĩ chẳng có tí ứng dụng nào cả, và cần chấm dứt ngay tình trạng tiến sĩ giấy. Hi vọng rằng việc làm này sẽ đem lại một bộ mặt mới cho việc đào tạo hệ sau đại học ở Việt Nam, vinh danh những con người thật sự xứng đáng

    Trả lờiXóa
  9. Thiếu trách nhiệm trong đào tạo làm mang tiếng, vạ lây đến những người có tài thực sự. Trước đây nhìn danh thiếp có từ "Tiến sĩ" trước tên thấy rất kính trọng, nhưng giờ thì phải xem lại " thiệt hay dỏm" đây. Trong nước còn vậy thì sao yêu cầu quốc tế công nhận bằng tiến sĩ của mình được

    Trả lờiXóa
  10. Làm thế nào để phát hiện ra nếu luận án ấy do người khác làm. Vấn đề là học thật, đề tài phải có tính ứng dụng cao và thiết thực phục vụ cuộc sống. Phải có chính sách sử dụng các tiến sĩ này đúng mục đích, đúng chuyên môn (bố trí làm các công việc phát huy hiệu quả tối đa): 1 là giảng dạy đào tạo, 2 nghiên cứu, 3 . ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Còn bố trí vào công tác quản lý thậm trí lại nảy sinh nhiều hệ lụy không đáng có

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  12. Không chỉ tiến sĩ mà còn thạc sỹ, hiện nay cũng đang được đào tạo một cách vô tội vạ nhưng không biết một chút gì với cái đã học, bởi hậu quả của việc đào tạo theo dạng ghi danh đóng tiền thật nhiều rồi có bằng tốt nghiệp. Chất lượng chẳng ra gì. Hỏi sao Việt Nam ta không tụt hậu, còn tiến sĩ thì tệ hại hơn, ngân sách chi đào tạo cho loại hình này chỉ làm nghèo đất nước.

    Trả lờiXóa
  13. Không cần biết là 1 năm ra lò mấy trăm, mấy ngàn "tiến sỹ" chúng tôi chỉ muốn biết những tiến sỹ đó đã có nghiên cứu, công trình nào giúp ích cho đất nước, sáng chế nào hữu ích giúp cho người dân?
    Tôi đề xuất "đối với giáo sư, tiến sỹ phải có ít nhất 1 công trình nghiên cứu tầm quốc gia, hoặc đang nghiên cứu có khả thi trong vòng 5-10 năm, hoặc có những phát minh, sáng chế hữu dụng áp dụng vào đời sống, sản xuất trong vòng 3-5 năm, nếu trong thời gian đó mà không có thì bị tước danh hiệu", phải quy định chặt về thời gian cho ra 1 nghiên cứu, cho ra những phát minh, sáng chế hữu dụng áp dụng vào đời sống, sản xuất...như vậy để tránh tình trạng mua danh hiệu rồi ngồi chơi xơi nước.

    Trả lờiXóa
  14. Vậy thì ở Việt Nam bây giờ có bao nhiêu tiến sĩ dỏm đang làm việc trong cơ quan nhà nước, có bao nhiêu tiến sĩ dỏm đang ngồi ghế lãnh đạo các cấp? Bây giờ cứ ra ngoài đường là gặp rác, vào công sở là gặp "tiến sĩ', khiếp quá. Đưa "tiến sĩ" dỏm vào cơ quan nhà nước chẳng khác nào đưa chất độc vào cơ thể, sẽ gây bệnh hoạn và chết thôi.

    Trả lờiXóa
  15. Tiến sĩ VN nói nhiều, báo cáo giỏi, biện luận rất hay...nhưng sáng kiến, sáng tạo về mặt Kỹ thuật, khoa học tiên tiến thì mù tịch. Vì trình độ, vốn liếng 2 ngoại ngữ Anh, Pháp không biết, lấy gì để tham khảo sách vở của các nhà khoa học quốc tế. Thế nên tiến sĩ chuyên ngành rất nhiều mà không cần biết ngoại ngữ như: Tâm lý học, Cải lương, Thể dục TT, Âm nhạc, Ca trù, Chèo, Dinh dưỡng, Triết học... bao nhiêu chuyên ngành đó, là chúng ta đã đạt chỉ tiêu quốc gia có nhiều tiến sĩ nhất thế giới.

    Trả lờiXóa
  16. Đào tạo được xem là loại hình kinh doanh mang lợi nhuận cao mà sạch sẽ, nên mọi người lao vào để kinh doanh và đáp ứng "cầu" rất lớn là hợp thức hóa chức quyền của giới quản lý theo qui định về chuẩn hóa cán bộ - có bằng cấp thì mới đủ điều kiện xét duyệt để lên chức... Do vậy, không ngạc nhiên tình trạng giáo dục lan tràn các cấp như hiện nay: từ cử nhân đến GS, PGS và TS. Điểm thi 3 môn có 15 điểm, mỗi môn 5 điểm cũng là cử nhân, còn thua cả trung cấp, cao đẳng ngày xưa.

    Trả lờiXóa
  17. Xã hội "bằng cấp" mới sinh chuyện như thế. Xã hội mà hầu hết là "mù" nên phải đánh giá năng lực con người thông qua bằng cấp, bất biết bằng cấp đó có nguồn gốc từ đâu. Chưa bao giờ có chuyện đào tạo tiến sĩ để đáp ứng nhu cầu xã hội, cần số lượng, miễn bàn chất lượng?! Riết rồi nếu ngồi thảo luận về chuyên đề với các đồng nghiệp nước ngoài, liệu các vị tiến sĩ của ta có biết phát biểu hoặc trao đổi?! Thật xấu hổ cho những trí thức chuyên chính.

    Trả lờiXóa
  18. Đến lúc phải rà soát lại tất cả các cơ sở đang có chương trình đào tạo Tiến sỹ rồi. Lâu nay ở nước ta tồn tại một thực trạng là các chương trình đào tạo Tiến sỹ tràn lan, gây ra tình trạng là đào tạo ra một lượng tiến sỹ lớn nhưng lại không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Tình trạng lượng thừa nhưng chất thiếu đang là một vấn đề cần phải quan tâm sát sao

    Trả lờiXóa
  19. Tiến sỹ giờ không phải là một học hàm gì đó quá cao siêu ở nước ta, đơn giản vì chương trình đạo tạo tiến sỹ đang bị buông lỏng. Không đánh đồng tất cả nhưng phải công nhận một sự thật là chúng ta đang đào tạo ra một lượng lớn các Tiến sỹ lý thuyết thì biết nhưng không có khả năng thực hành nghiên cứu, một lượng lớn Tiến sỹ chỉ có cái danh nhưng không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Thế mới thấy việc quản lý chất lượng đào tạo ở nước ta bị bỏ ngỏ tới mức nào

    Trả lờiXóa
  20. Bangtuyetnhietdoi14:32 14/6/16

    Đào tạo là hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, ít rủi ro và rất "sạch sẽ" nên các cơ sở đào tạo thi nhau mọc lên, đáp ứng nhu cầu rất lớn cho giới quản lý là hợp thức hóa chức quyền. Muốn lên chức, muốn ngồi vị trí này, vị trí khác thì cần có học hàm này, học vị kia. Người ta đã bỏ quên đi năng lực thật sự mà lại tập trung vào yếu tố bằng cấp làm cơ sở tiên quyết. Thế mới có chuyện một ông Tiến sỹ lại không nắm rõ việc bằng một anh thợ nghề

    Trả lờiXóa
  21. Hungyen363614:36 14/6/16

    Hiện nay chương trình đạo tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ ở nước ta đang diễn ra một cách vô tội vạ, dân tới tình trạng cầm bằng cấp ra mà chỉ năm được lý thuyết còn thực tế lại không biết một chút nào. Tình trạng này rất phổ biến, làm cho nước ta rơi vào tình trạng mặt bằng chung về bằng cấp thì cao nhưng mặt bằng chung chất lượng đào tạo lại thấp. Một thực trạng đáng báo động với nền giáo dục

    Trả lờiXóa
  22. Hoabinh023414:43 14/6/16

    Đáng lẽ việc thắt chặt quản lý và rà soát các cơ sở đào tạo Tiến Sỹ phải làm từ lâu rồi chứ không phải tới bây giờ mới làm. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang là một vấn nạn đáng ngại của nước ta. Nếu không sớm có biện pháp khắc phục thì chắc chắn đất nước sẽ không thể phát triển được

    Trả lờiXóa
  23. Việc làm này là hết sức cần thiết mà đúng ra cần phải làm từ lâu rồi mới đúng. Việc siết chặt quản lý đối với đội ngũ cũng như các cơ sở đào tạo tiến sỹ sẽ giúp cho việc đào tạo của nhà nước ta có trọng tâm, trọng điểm hơn, cả về nguồn nhân lực cũng như kinh phí đào tạo, cũng tránh được tình trạng bằng cấp tràn lan như hiện nay. Danh xưng thì nhiều nhưng thực tế những con người có trình độ tương xứng lại là một dấu hỏi lớn đối với xã hội cũng như nền giáo dục tại nước ta lúc này.

    Trả lờiXóa
  24. Ở Việt Nam giờ đây, tiến sỹ có khi còn nhiều hơn công nhân, hơn kỹ sư, hơn thợ thuyền. Tình trạng trọng bằng cấp, không trọng năng lực thực tế chính là điểm yếu khiến cho tình trạng này đang dần trở thành phổ biến trong xã hội nước ta. Việc thắt chặt các cơ chế quản lý, giám sát, kiểm tra đối với các cơ sở đạo tào tiến sỹ hay kể cả thạc sỹ, chuyên viên...là một việc làm cần thiết lúc này.

    Trả lờiXóa
  25. Trước vấn đề tiến sĩ ngày một nhiều mà công trình khoa học chẳng đáng bao nhiêu, chưa tương xứng với sự kì vọng, số lượng lấn át chất lượng như hiện nay thì việc siết chặt quản lý các cơ sở đào tạo tiến sĩ là việc làm cần thiết. Đối với những cơ sở không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT thì nên bị hạn chế, không để việc đào tạo tiến sĩ tràn lan không quan tâm đến chất lượng dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như hiện nay.

    Trả lờiXóa
  26. Không nói tất cả, nhưng giờ tiến sĩ mang danh hão nhiều quá. Con số thống kê tiến sĩ, phó giáo sư tại Việt Nam hiện tại đang quá lớn, nhưng thực tế thì những công trình nghiên cứu, thành tựu khoa học lại ít như lá mùa thu. Hằng năm tiền ngân sách đổ vào cho việc đào tạo những vị tiến sĩ này chẳng phải ít, vậy nhưng kết quả thực tế mang lại chả đáng bao nhiều. Thế nên việc thắt chặt quản lý là đúng đắn quá rồi.

    Trả lờiXóa
  27. Tiến sĩ nhiều nhưng những công trình, những thành quả nghiên cứu thì chẳng thấy đâu. Chúng ta đào tạo một đội ngũ tri thức có trình độ cao không phải chỉ để làm đẹp mặt cho những bản báo cáo thành tích của ban này, bộ nọ... Quan trọng nhất là những cống hiến thực tế của những con người đó cho đất nước, cho dân tộc này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog