Tổng thống Obama: Mỹ đã đi quá xa trong chiến tranh Việt Nam
Ngọc Như
(PLO)- Tổng thống Barack Obama cho rằng Mỹ đã đi quá xa trong chiến tranh Việt Nam và không xem xét thấu đáo hậu quả hành động trong cuộc chiến này.
Theo Washington Times, Tổng thống Mỹ Obama, trong bài phát biểu tại Học viện Không quân Mỹ, cho rằng Mỹ đã sai lầm khi “đi quá xa” trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Iraq.
"Như chúng ta đã thấy trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Iraq, thường những tổn hại lớn nhất với uy tín của Mỹ xảy ra khi chúng ta đi quá xa, khi chúng ta không xem xét thấu đáo hậu quả từ tất cả hành động của mình. Chúng ta phải học hỏi từ lịch sử của chính chúng ta", tờ Washington Times dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước lễ tốt nghiệp của Học viện Không quân Mỹ ở TP Colorado Springs, bang Colorado hôm 2-6. Ông Obama khẳng định: “Nếu là tổng thống Mỹ lúc đó, tôi sẽ đưa ra lựa chọn khác”.
Đây là bài diễn văn cuối cùng của ông Obama tại một buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Không quân trên cương vị tổng thống Mỹ. Tại đây, ông Obama đã dành bài phát biểu nói về vai trò của quân đội Mỹ trong nhiều năm qua, đồng thời trấn an quân đội Mỹ rằng họ vẫn là lực lượng chiến đấu với ưu thế vượt trội của thế giới, ngầm phản bác những lời chỉ trích rằng lực lượng đã đi xuống dưới thời của ông.
“Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới và là một lực lượng vững mạnh” - CBS News dẫn lời Tổng thống Obama nói trong bài phát biểu.
Tuy nhiên, ông vẫn cảnh báo rằng nước Mỹ vẫn đang đối mặt với nhiều đe dọa nghiêm trọng từ các nhóm khủng bố và các quốc gia như Nga và Triều Tiên. Ông Obama nói với những sinh viên tốt nghiệp rằng những thách thức đặt ra trong thế hệ của họ sẽ ngày càng phức tạp hơn.
Theo KRDO, bài phát biểu đề cập đến nhiều vấn đề, với chủ đề quan trọng nhất là nhìn thế giới một cách cân bằng và đưa ra những quyết định tốt dựa trên thực tiễn, đồng thời vẫn xét đến các giá trị Mỹ.
"Vị thế của chúng ta trên thế giới đang cao hơn. Tôi thấy điều đó trong các chuyến thăm của tôi từ Havana (Cuba) đến Berlin (Đức), tới TP.HCM (Việt Nam), nơi các đám đông tụ tập dọc đường đi, một số vẫy cờ Mỹ. Vì vậy, chắc chắn, Mỹ đang có vị thế tốt hơn bất cứ nước nào khác trong thế kỷ 21" - Obama cho hay, đề cập đến chuyến thăm Việt Nam hồi tuần trước, theo CBS News.
Tổng thống Mỹ kêu gọi dùng mọi biện pháp, có sự dũng cảm để mở ra một con đường mới nếu muốn giành được cơ hội trong thời đại này. Ông Obama cũng nhắc đến thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran. “Chúng tôi đạt được điều này mà không nã một viên đạn nào. Chúng tôi đạt được nhờ ngoại giao, không phải chiến tranh” - ông Obama nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng cũng nói rằng ông sẽ không do dự sử dụng vũ lực khi cần thiết, chẳng hạn như việc tiêu diệt các thủ lĩnh của nhóm khủng bố IS và al Qaeda.
Phải đến hơn 40 năm sau chiến tranh Việt Nam, người Mỹ mới thực sự nhận ra sai lầm trong việc đi quá xa, quá giới hạn! Mong rằng trong tương lai nước Mỹ sẽ phải nhìn nhận thấu đáo về các quyết định can thiệp quân sự của mình để tránh những sai lầm tương tự
Trả lờiXóaLời nói chẳng mất tiền mua, nói sao cho được lợi thì cứ nói chứ lại. Đặc biệt hơn là những lời nói của những con người làm chính trị. Chẳng phải lúc này Obama mới nhận ra được điều ấy, chẳng qua ông ta lựa chọn thời điểm nói cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất mà thôi. Bởi vậy nên cũng chẳng thể xem nó là thật hoàn toàn được.
Trả lờiXóaĐây là thời kỳ cuối trong nhiệm kỳ tổng thống của Obama. Có thể lúc này đây ông ta mới có thể thoải mái nói và làm theo đúng những gì mình mong muốn, làm theo đúng con tim mình mách bảo. Đó là việc thừa nhận sự sai lầm của người Mỹ, cái cách mà Mỹ ứng xử với các quốc gia khác. Mỹ đã đi quá xa, tự cho mình cái quyền quá lớn đối với phần còn lại của thế giới và hành xử như một kẻ côn đồ. Nói ra được, nhưng liệu những điều ông nói có khiến Mỹ khác đi hay không?
Trả lờiXóaTưởng rằng bài học từ cuộc chiến tranh tại Việt Nam sẽ khiến cho nước Mỹ nhận ra được nhiều điều nhưng hóa ra không phải thế. Liên tiếp sau đó từ Afgha, Syria,...vẫn cho thấy một hình ảnh nước Mỹ hiếu chiến với triết lý ăn sâu vào tư tưởng đó là triết lý "cây gậy và củ cà rốt". Bản chất thực dụng và toan tính lợi ích sau lưng những quốc gia nhỏ hơn luôn được Mỹ thể hiện bằng cách này hay cách khác. Việc ông Obama nói ra một góc nhỏ sự thật ấy chẳng thể nào thay đổi được nước Mỹ trong một sớm một chiều.
Trả lờiXóanói xuôi nói ngược thì cộng sản vẫn là kẻ thù không đội trời chung của mỹ, và mỹ vẫn là nước chống cộng hàng đàu thế giới. cho dù đến thời bình thì vẫn có những công việc mỹ ngang nhiên chen vào với tư cách họ tự đặt ra theo kiểu lấy họ làm chuẩn mực.
Trả lờiXóaDương Hạ nói xuôi nói ngược thì cộng sản vẫn là kẻ thù không đội trời chung của mỹ, nhưng lại thích đội cái 'nập nà' lắm 'đô na' của chúng. Mà cũng phải thôi, thằng bố cs tàu của bọn chúng còn mê nữa là. Mê tới mức thằng hán(g) tặc họ Đặng xin với Mỹ dạy cho thằng em một bài học xương máu 1979 Chiến tranh BG. Ta như con chó trung thành với chủ tàu, bị đập cho toe đầu vẫn lết tới Thành đô xin 16 chữ vàng 4 tốt để thờ mãi không biết đến bao giờ!
XóaTại sao Obama không nói những điều ấy ngay từ khi ông mới lên giữ cương vị tổng thống mà phải chờ đến tận bây giờ? Những điều chính trị gia nói, tin được 3 phần là thật cũng đã là nhiều rồi. Đó cũng chỉ là một cách ghi điểm của Obama đối với người dân Mỹ cũng như với lực lượng ủng hộ mình mà thôi. Bản chất Mỹ sẽ không thể thay đổi được, vị thế nước lớn và năng lực quân sự của mình sẽ khiến Mỹ không bao giờ chịu từ bỏ những món hời, những món béo bở và làm giàu trên đầu các quốc gia khác cả.
Trả lờiXóaTrong bài phát biểu cuối cùng của mình tại lễ tốt nghiệp của các học viên học viện không quân Mỹ TT OObama có nhắc đến chiến tranh Việt Nam rằng Mỹ đã đi quá xa trong chiến tranh Việt Nam. Điều đó không phải là lời xin lỗi của người Mỹ khi gây ra chiến tranh ở Việt Nam. Chúng ta không thể quên bản chất của Mỹ, những tội ác mà quân Mỹ đã gây ra cho nhân Việt Nam.
Trả lờiXóaMỹ nhận được một bài học xương máu từ cuộc chiến tranh Việt Nam và giờ người Mỹ vẫn còn ghi nhớ nó. Dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất không sợ bất cứ thế lực nào, sẵn sàng dùng tính mạng để đánh đổi lại độc lập tự do. Mỹ vẫn luôn lấy chiến tranh Việt Nam làm bài học, sự thất bại lớn nhất của họ trước một đất nước nhỏ bé.
Trả lờiXóaMỗi vị tổng thống sẽ có những chiến lược với các quốc gia khác nhau là khác nhau, nhưng bản chất thật sự thì khó có thể ai biết rõ được, chúng ta tuy không thể nói rằng chúng ta là mạnh nhưng chúng ta có những cái có thể sánh ngang với Mỹ hay bất kì một quốc gia nào khác trên thế giới và điều này đã được thể hiện rất rõ trong lịch sự của dân tộc.
Trả lờiXóaNói thì dễ mà thực hiện mới khó, chúng ta không biết rằng liệu bao nhiêu phần trăm những việc mà Obama đưa ra trong những lời phát biểu này của mình sẽ được thực hiện đây, việc đưa ra ý tưởng thì ai cũng có thể đưa ra được chứ còn thực hiện thành công nó thì mới là chuyện khó.
Trả lờiXóaai cũng đều có sai lầm, việc chấp nhận nó đã là 1 khó khăn, nhưng việc công nhận nó là việc khó khăn hơn rất nhiều. nhất là với MĨ, một quốc gia hùng mạnh về kinh tế lẫn quân sự. chính vì lẽ đó mà phải 40 năm qua đi họ mới thực sự thấy được chân lí mà lẽ ra họ nên suy xét đến điều đó khi đưa quân sang nước ta. nước Mĩ giờ đây vẫn giữ một vai trò quan trọng trong hòa bình, an ninh thế giới và chỉ mong sao nước MĨ không phạm phải sai lầm nào nữa
Trả lờiXóaCó thể nói tổng thống Obama là vị tổng thống Mỹ đầu tiên dám nhìn nhận khách quan, thẳng thắn vào sự thật những gì người Mỹ đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Ngày nay Việt Nam với Mỹ đã sẵn sàng cho việc từ bỏ thù hận để trở thành những nước có quan hệ hợp tác với nhau nhưng rõ ràng đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam cần một lời xin lỗi chân thành từ người Mỹ, điều mà những người cầm quyền trước của Mỹ đã không làm được.
Trả lờiXóaTrong chiến tranh đế quốc Mỹ từng gây ra bao tội ác cho nhân dân Việt Nam trong đó việc sử dụng chất độc đioxin để hủy hoại môi trường vẫn để lại hậu quả nặng nề cho nhân dân ta đến bây giờ. Chúng ta nhắc lại không phải vì để kích động hận thù mà để thế hệ sau không quên những gì Mỹ từng làm đối với dân tộc ta, để mỗi người ý thức được lòng tự tôn dân tộc, ý thức được những gì cha ông ta đã từng hi sinh để bảo vệ được Tổ quốc hòa bình như ngày hôm nay
Trả lờiXóaHợp tác, hòa nhập chứ không bao giờ theo đuôi. Nhất quán về chính trị, hợp tác đa phương kinh tế văn hóa xã hội. Hòa nhập chứ không hòa tan. Đã nói đến chiến tranh là nhắc đến tội ác, không chỉ đối với kẻ đi xâm lược và nước bị xâm lược. CÓ ai nói rằng lính mỹ không chịu tổn thất, không từng ngày nhớ về đồng đội, không từng ngày dằn vặt mình vì những điều mình đã làm? Chiến tranh xâm lược là xu hướng chung tất yếu của xã hội khi đó, nếu chúng ta cứ mãi sống trong quá khứ liệu có thay đổi được gì?
Trả lờiXóaMỹ đã đi quá xa trong chiến tranh Việt Nam và không xem xét thấu đáo hậu quả hành động trong cuộc chiến này. Bao nhiêu người lính việt nam đã ngã xuống. Hơn 5 triệu người dân việt nam nhiễm chất độc màu da cam, từ đời họ rồi đời con cái họ? Các ông định bù đắp cho chúng tôi như thế nào hay chỉ là những lời nói sáo rỗng kiểu chúng tôi rất tiếc, cái chúng tôi cần đó là sự công bằng ông hiểu không và đừng nói những câu đại loại như vậy.
Trả lờiXóaLà người Việt Nam chúng ta không được xóa nhòa ranh giới giữa chính nghĩa với phi nghĩa, lãng quên lịch sử. Luôn ghi nhớ quá khứ đau khổ mà hào hùng của dân tộc để từ đó tự hào, biết ơn cha anh và từ đó cố gắng học tập xây dựng đất nước tốt đẹp!
Trả lờiXóaQuá khứ co thế khép lại nhưng sẽ không bao giờ quên bởi vết thương mà chúng để lại là quá lớn cho toàn thể nhân dân việt nam....đến nay vẫn vậy,chất độc màu da cam vẫn còn ảnh hưởng đến thế hệ thứ 4 của người dân việt. Chuyến thăm của ông obama sang việt nam đánh dấu sự xóa bỏ những gì còn lại sau cuộc chiến tranh của mỹ tại việt nam, về kinh tế hay quân sự hay mối quan hệ thì rất tích cực, nhưng liệu những điều obama sẽ làm có xóa đi được vết thương chiến tranh hay không,khi những tàn dư từ cuộc chiến tranh này để lại vẫn còn đó nhưng phía mỹ vẫn chưa có động thái gì về vấn đề này?
Trả lờiXóaNhững chứng tích chiến tranh, những đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ, những nạn nhân chiến tranh vẫn còn đó; sách vở, tư liệu về quá khứ hào hùng nhưng bi thương của cha anh, của cả dân tộc vẫn hiện diện, những người chịu sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam, và con cháu họ ngày ngày vẫn đang bị dày vò? chỉ một câu nói đó là xong ư? tại sao ông không lên án những công ty hóa chất? hay có những động thái tích cực như đền bù một phần cho họ? Nói thì dễ nhưng làm thì mới khó.
Trả lờiXóa