Chia sẻ

Tre Làng

Bài hay để tham khảo: VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG KIỆN?

Sau phán quyết của Tòa Thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) về “đường lưỡi bò”, Thông tấn xã Vỉa hè phỏng vấn giáo sĩ - tiến sư Lão AQ.

* Hỏi: Thưa Lão AQ, giá trị lớn nhất trong phán quyết của PCA là gì?

Trả lời: Quan trọng nhất là PCA bác bỏ cái gọi là “đường chín đoạn - nine dots line; nine-dashed line” mà chúng ta quen gọi là “đường lưỡi bò” do Trung Quốc (TQ) tự vẽ ra và yêu sách chủ quyền.

Cần nói thêm vì sao gọi là “lưỡi bò” mà không phải là “lưỡi heo” hay “lưỡi gà”, ấy là vì hình thù diện tích TQ trên bản đồ trông như cái đầu bò, còn cái phần trên biển họ vẽ ra nhìn giống cái lưỡi con bò liếm xuống biển Đông (TQ gọi là Nam Hải) nên người ta hình dung đó là “đường lưỡi bò”.

Theo PCA, “đường chín đoạn” và nguồn tài nguyên trong nó là vô giá trị đối với nguyên đơn Philippines (PLP), đồng nghĩa rằng đối với các quốc gia khác có cùng tranh chấp như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei…, “đường lưỡi bò” cũng vô giá trị nốt!

* Hỏi: Như vậy, trên cơ sở phán quyết của PCA, các quốc gia tranh chấp có thể khởi kiện TQ ra tòa quốc tế để đòi chủ quyền hay không?

Trả lời: Rất nhiều người hiểu sai cái này. Thẩm quyền và cơ chế của PCA là không phán quyết về quyền chủ quyền (sovereignty) và quyền tài phán (jurisdiction) mà chỉ phán quyết về tính pháp lý, tức họ không thừa nhận hay bác bỏ một thực thể nào đó trên biển thuộc về quốc gia hay vùng lãnh thổ nào mà chỉ phán quyết về tính pháp lý, tính lịch sử liên quan đến sự tồn tại của thực thể đó. PLP kiện TQ là kiện cái sự vô lý của “đường chín đoạn” chứ họ không kiện đòi chủ quyền.

“Đường chín đoạn” do TQ vẽ ra “liếm" tới 80% chủ quyền biển của PLP, trong đó có bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Thế nên, lẽ dĩ nhiên, khi PCA tuyên bố “đường chín đoạn” không có cơ sở pháp lý để tồn tại tức là gián tiếp hiểu rằng bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham thuộc về Manila chứ không phải Bắc Kinh. Phán quyết của PCA giải thích các bãi cạn, đá ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone - EEZ) của nước nào và không chồng lấn thì đương nhiên thuộc chủ quyền của nước đó. Nghĩa là, bãi cạn Scarborough do TQ chiếm giữ, Cỏ Mây (Second Thomas) do PLP chiếm giữ nằm trong EEZ 200 hải lý là của PLP.

Đó là thắng lợi kép của PLP mà các quốc gia khác có cùng “thân phận kèo dưới” như Việt Nam cũng được hưởng lây.

* Hỏi: Vậy tại sao Việt Nam không kiện TQ ra PCA để có những lợi ích tương tự, thưa Lão AQ?

Trả lời: Đây là câu hỏi mấu chốt của bài phỏng vấn này. Thực tế thì có hàng triệu người Việt Nam đã đặt ra câu hỏi ấy. Suy theo logic, PLP “thắng” thì Việt Nam cũng có thể “thắng”.

Nhưng theo tính toán kỹ của riêng Lão AQ, Việt Nam không kiện thì có lợi hơn là kiện, nhất là sau khi PCA đã ra phán quyết về vụ kiện của PLP, vì những lý do sau đây:

Một là, phán quyết của PCA ngoài việc bác bỏ “đường chín đoạn” đã kết luận đích danh rằng TQ đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển Đông, việc TQ xây dựng các thực thể nhân tạo ở biển Đông là trái phép, ngoài ra họ còn sai trái khi cản trở hoạt động đánh bắt hải sản hợp pháp của ngư dân PLP… Như vậy, về bình diện pháp lý quốc tế, TQ đã thua trắng rồi, chúng ta không cần tốn công để PCA tái khẳng định sự sai trái của TQ.

Hai là, phán quyết của PCA khẳng định các thực thể trên vùng biển tranh chấp không phải là “đảo” (island) mà chỉ là rock hay reef, shoal… (đá, rặng ngầm, bãi cạn…). Theo PCA thì các thực thể ấy không có khả năng duy trì đời sống con người ở đó (no/less capability of sustaining economic life/human inhibition) nên không thể gọi là “đảo”, vậy tức là quần đảo Trường Sa với 33 điểm đảo/đá/bãi đá… mà chúng ta đang chiếm phần lớn cũng không được công nhận là “đảo”, hay quần đảo Hoàng Sa mà chúng ta tuyên bố chủ quyền thì cũng thế.

Khi không được công nhận là “đảo” đúng nghĩa thì không có EEZ 200 hải lý tính từ đường cơ sở của đảo đó mà chỉ có vùng lãnh hải 12 hải lý (xem hình minh họa phân định các vùng). Việt Nam chúng ta xưa nay được Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) công nhận vùng EEZ 200 hải lý tính từ đường cơ sở sát đất liền trở ra vùng biển hướng Đông rồi, chúng ta không theo đuổi đòi hỏi EEZ 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa.

Nay PCA phán quyết như thế, mình không đòi thì không sao, còn nếu đòi, biết đâu sẽ bất lợi hơn (cái này các bạn nhìn hiện trạng Hoàng Sa/Trường Sa mà tự suy, Lão AQ chưa thể nói được). Tốt nhất là im lặng.

Còn TQ, họ cưỡng chiếm Hoàng Sa của chúng ta từ 1974 và dù UNCLOS 1982 đã quy định rõ các thực thể trên biển chỉ có quyền với 12 hải lý, không có EEZ 200 hải lý như quốc gia quần đảo thế nhưng TQ vẫn cứ theo đòi EEZ 200 hải lý tính từ các điểm/đảo họ đang chiếm giữ. Âm mưu của họ là tạo ra các vùng biển chồng lấn với Việt Nam và các quốc gia khác càng rộng càng tốt. Nên nhớ, họ luôn muốn biến cái không có tranh chấp thành có tranh chấp để rồi sau đó dùng vũ lực cưỡng chiếm. Hoàng Sa 1974 và Scarborough 2012 là những minh chứng cho dã tâm của họ.

Do vậy, phán quyết của PCA đã chặn đứng âm mưu đòi mở rộng EEZ từ các điểm/đảo đang chiếm giữ của TQ, là một cú tát vào tham vọng bành trướng của nước này.

Ba là, khi tuyên bố “đường chín đoạn” không có giá trị pháp lý, nếu chỉ tính riêng vùng EEZ 200 hải lý và tiếp theo đó là thềm lục địa thì với lợi thế đường biển trải dài hơn 3.000 km, Việt Nam chúng ta là nước được lợi nhất rồi. Và cũng với phán quyết đó, TQ không còn cơ sở để mở rộng các vùng biển chồng lấn/tranh chấp nên khó mà đem biển của ta đi chào mời khai thác dầu khí hay can thiệp vào hoạt động khai thác ngư nghiệp/dầu khí của chúng ta và các đối tác, trừ phi họ đạp lên tất cả để làm điều đó.

Vì ba lý lẽ trên, chúng ta không nhất thiết phải kiện TQ ra PCA làm gì, cho dù chúng ta có đủ cơ sở pháp lý để kiện.

* Hỏi: Thì ra là vậy, giải thích của giáo sĩ - tiến sư đã giải tỏa phần nào sự sốt ruột của nhiều người. Việc bây giờ chúng ta nên làm là gì?

Trả lời: Đừng có tham! Cố giữ cho được những gì mình đang có là tốt lắm rồi. Mình là nước bé nhưng đang được nhiều cái lợi nhất thì đừng vì sốt ruột hay tham vọng quá đà mà tính sai đường. 

Chúng tôi muốn nhắn gửi thông điệp quan trọng: Toàn dân hãy yên tâm!

* Em quá thỏa mãn rồi. Xin cảm ơn giáo sĩ - tiến sư!

16 nhận xét:

  1. Nặc danh12:30 16/7/16

    Lý do ư ?quá rỏ ràng là nếu PLP thắng thì có ngĩa ta cũng thắng vì cả hai nước cùng có một "bức xúc " như nhau . Nếu kiện thì làm anh cả lớn TQ giận ,thôi thì ráng nhín cho thằng khác kiện cho mình rồi hưởng lợi.
    Vừa không làm mất tình 4 tốt 16 chữ vàng,vừa khỏi tốn tiền mà được tiếng là lãnh đạo đã sáng suốt trong đối ngoại .
    Hiểu đúng là Chuyên Gia Xảo Quyệt .

    Trả lờiXóa
  2. @ Thằng NẶc danh,
    La liếm ở đay làm gì?
    Ngu VL thì biến mẹ chỗ khác nhé.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là một bài hay nên đọc, những nội dung trong bài cũng gần phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh21:00 16/7/16

    @Hiền Lê,
    Bài đáng đọc lắm.

    Trả lờiXóa
  5. Vũ Tuấn Hùng01:56 17/7/16

    Bài này thiếu sót 2 kiến thức cơ bản quan trọng:

    1. Đường lưỡi bò không phải do Trung Quốc vẽ ra. Đường lưỡi bò do nước Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan) vẽ ra khi còn lãnh đạo đại lục. Khi Chu Ân Lai bỏ đi 2 đoạn của Đường lưỡi bò Tưởng Giới Thạch vẽ ra, báo chí Đài Loan đồng loạt mở chiến dịch thông tin bài Trung Quốc và đốc thúc TQ phải có thái độ với chủ quyền biển đảo của dân tộc.

    Đường lưỡi bò ai cũng biết đó là một đường tâm thần, vì nhìn lên bản đồ sẽ thấy nó nuốt gọn biển Đông. Cơ bản không cần kiện cáo hay phủ nhận (vì chả 1 ai công nhận). Ví dụ: chẳng lẽ TQ vẽ bản đồ từ Lạng Sơn đến Hà Nội là của họ, thế cũng đi kiện để 'phủ nhận'?

    Thật ra cái gọi là 'phủ nhận đường lưỡi bò' là một ngụy biện trang trí của những kẻ cuồng Mỹ quan tâm đến đối tượng 'Trung Cộng', yếu tố 'Trung Cộng' là thật, 'biển đảo quê hương' là giả, 'bảo vệ biển đảo' là giả, là chiêu bài giả hiệu, bằng chứng là Nguyễn Quang A và đồng bọn đã công khai ủng hộ Phillippines, kẻ đang chiếm đảo VN và kiện tụng tranh phần biển đảo Trường Sa mà họ đang chiếm đóng trái phép, ủng hộ phán quyết này, một phán quyết công nhận quyền đánh cá truyền thống của tất cả các nước trong khu vực, nghĩa là ngư dân tứ xứ sẽ có quyền đổ vào khai thác tài nguyên thuộc chủ quyền VN mà hải quân ta từ nay sẽ không thể xua đuổi, nếu tuân thủ nghiêm túc phán quyết này.

    2. Bài này giấu diếm không hề dám nhắc đến việc Philipin xâm chiếm chủ quyền của Việt Nam và nội dung phán quyết này đã vi phạm chủ quyền của VN, quan trọng nhất là ở quần đảo Trường Sa.

    3. Chính phủ không kiện TQ không hề vòng vo khó hiểu hay phức tạp gì như bài viết này cố gắng nói lòng vòng. Chính phủ không kiện TQ là vì lý lẽ chủ quyền của VN theo pháp lý quốc tế thật ra mong manh hơn nhiều. Mặc dù lợi ích dân tộc thì chúng ta tất nhiên xem HS-TS là của VN. Nhưng chưa có 1 nước nào công nhận như vậy, bao gồm cả các nước thân nhất của VN và cả anh Mỹ đang muốn mượn tay VN chống TQ.

    Có chủ quyền cả thế giới công nhận. Như dãy đất hình chữ S, Côn Đảo, Phú Quốc, Hà Tiên.

    Có chủ quyền không 1 ai công nhận. Không 1 trường học, 1 thầy giáo, 1 sách giáo hoa nào trên thế giới dạy HS-TS là của VN.

    Thế cho nên khi làm chính trị, thì các lãnh đạo họ phải đo lường bên nặng, bên nhẹ. Bảo vệ hòa bình ổn định và bảo vệ đất nước, lãnh thổ thật sự mà thế giới công nhận, những nơi mà có cộng đồng cư dân sinh sống lâu dài từ nghìn xưa đến nay, là những việc quan trọng. Bảo vệ hòa bình cũng là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ thành quả cách mạng.

    Những con bò cuồng Mỹ bài Trung và hay chỉ trích Chính phủ VN về cách ứng xử với TQ họ cố tình không nhìn thấy những điểm này. Họ mũ ni che tai, họ cố ý tiêu chuẩn kép một cách vô cùng xấu hổ.

    Trả lờiXóa
  6. Vũ Tuấn Hùng02:08 17/7/16

    Phán quyết này của PCA đã:

    -Tuyên bố TQ vi phạm chủ quyền CỦA PHILIPIN.

    Miếng đất của ta, 2 thằng khác nhảy vào tranh tụng với nhau về miếng đất của ta. Dân làng ta reo hò cổ vũ vì 1 thằng có tên là 'Trung Quốc'. Nghị Phước bảo 'dân trí thấp' thì nhao nhao lên chửi.

    -Công nhận quyền đánh cá truyền thống lịch sử của cả 2 Phillipines và TQ. Nghĩa là khu vực này nói chung và Trường Sa nói riêng sẽ là khu vực mà các bên tranh chấp tự do khai thác ngư nghiệp. Mở đường cho các nước đưa hải quân vào khoác áo ngư dân, ngụy trang đánh cá.

    -Gián tiếp phủ nhận (implies) chủ quyền của Việt Nam khi cho rằng những nơi này không có quyền lịch sử lâu dài, không có cộng đồng cư dân định cư lâu dài, mà chỉ có các quân đội đóng giữ tạm thời và khai thác tạm thời. Nghĩa là biến chủ quyền của Việt Nam thành một nơi mà ai nấy tự do khai thác, một vùng đất hoang với các tài nguyên 'chùa'.

    Rõ ràng, phán quyết này của PCA đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN và có hại cho công cuộc đầu tranh chủ quyền và cuộc tranh chấp trên biển Đông của VN về lâu về dài. Như nhiều nguồn đã phân tích.

    Trả lờiXóa
  7. Vũ Tuấn Hùng02:12 17/7/16

    Sở dĩ Bộ ngoại giao chỉ tuyên bố hoan nghênh việc đưa ra phán quyết, chứ không tuyên bố ủng hộ NỘI DUNG phán quyết, là vì muốn dĩ hòa vi quý không phải với TQ, mà chính là dĩ hòa vi quý với Philipin và LHQ, mà VN là một thành viên. Vì phán quyết này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, nhưng quan hệ VN với Philipin và cầu nối với Mỹ, cũng như quan với LHQ, quốc tế, là quan trọng, nên không thể làm căng được.

    Trả lờiXóa
  8. Thật khg thể tưởng tượng nổi nếu lũ fan Cuồng mỹ cuồng đồ Tây nô "chống Trung quốc nhưng chừa Phillippin & mấy thằng khác đang chiếm biển đảo ra", "chống Trung quốc cho Mỹ + các đàn em thân Mỹ đang chiếm đóng biển đảo như Phillippin" mà lên cầm quyền thì nước này sẽ đi về đâu, xã hội này sẽ khốn nạn đến đâu, khi chúng vô sỉ như vậy. Hãy xem thằng Nguyễn Quang A tung hô Phillippin hí hứng cứ như hắn là công dân nước này. Rõ ràng lũ nào đang tung hô philippin và tung hô phán quyết xâm phạm chủ quyền này là 1 lũ bán nước, bán rẻ biển đảo. Chúng chỉ muốn chống TQ cho Phillippin và Mỹ, chúng ăn mừng vì chiến thắng của Phillippin một đất nước nói tiếng Anh nhiều hơn nói tiếng mẹ đẻ. Chúng không hề quan tâm đến những việc tốt đẹp khác, bao gồm cả biển đảo. Đó chỉ là chiêu bài giả hiệu mà chúng nguỵ trang. Hãy xem hưởng ứng của chúng đối với vụ kiện tụng Phi Trung và phán xét này của PCA và sự ủng hộ nhiệt thành Phillippin của chúng là tội chứng rõ ràng nhất của chúng.

    Trả lờiXóa
  9. Giáo sư Phun thuốc sâu (PhD)nói sai về cái lưỡi bò rồi! Mặc dù rất tôn trọng các bác, nhưng tôi cho rằng người Việt gọi nó là cái lưỡi bò vì nó xuất phát từ một bộ phận giống với cái Đầu của con bò.
    (1) Các cụ nhà ta vẫn dùng cụm từ "loại đầu bò đầu bướu" là nói ám chỉ những kẻ bất trị, không coi trời đất là gì cả. Coi thường lẽ phải; bất chấp luật pháp quốc tế; đảo lộn phải trái, bịa đặt chứng cứ, đổi trắng thay đen; hành xử theo kiểu cướp cạn trên biển Đông đấy không phải là hành vi của bọn đầu bò thì là gì? (2)Các cụ cũng thường nói "Ngu như bò". Không biết bò có ngu thật hay không, nhưng ai mà bị gắn với cụm từ này thì nói thật là họ bị coi là đần độn, trì độn, dốt nát không còn gì để nói nữa. (3)Tôi không phải là Nhà bò học, nhưng từ cổ chí kim, loài bò hay bị bệnh điên lắm. Mà chơi với cái người điên thì phải rất cẩn thận, cẩn thận vô cùng...

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh10:12 20/7/16

    theo nhận định của quốc tế thì Hoàng Sa, Trường Sa không phải là đảo mà chỉ là những đá, rặm, bãi ngầm mà thôi, cho nên khi kiện Trung Quốc ra PCA thì cơ hội giành chiến thắng của ta là không cao, và nước chúng ta với Trung Quốc vẫn đang còn có quá nhiều ràng buộc nên chúng ta chưa thể kiện ngay được vì chúng ta còn muốn giữ hòa bình, ổn định khu vực, ổn định đất nước để nước ta làm ăn phát triển kinh tế. đúng là các nhà lãnh đạo nước ta đã cân nhắc kĩ kết cả rồi

    Trả lờiXóa
  11. thì ra là chủ quyền với vùng biển đảo của ta là quá mong manh so với quy định của thế giới nên ta chưa kiện Trung Quốc, các nhà lãnh đạo nước ta đã tính toán sẵn hết cả rồi, không có điều gì nghi ngờ cả nữa, khi đủ điều kiện pháp lí thì ta sẽ kiện Trung Quốc ngay thôi. chúng ta cần cân nhắc nhiều thứ khi kiện Trung Quốc vì ta và Trung Quốc có nhiều ràng buộc với nhau

    Trả lờiXóa
  12. Phán quyết chỉ là một chuyện nhỏ thôi. Dường như ai cũng đoán được kết quả này. Nhưng để thực thi phán quyết mới quan trọng. Trung Quốc đã tuyên bố không đồng ý quyết định của PCA và thời gian tới theo tôi nghĩ thì Biển Đông sẻ phức tạp hơn nữa. Thời gian càng kéo dài chúng ta càng bất lợi

    Trả lờiXóa
  13. Bộ ngoại giao của chúng ta cũng đã thể hiện rõ ý trên bằng việc chỉ hoan nghênh phán quyết của PCA thôi chứ không hề nói gì thêm. Đây là một nước cờ khôn ngoan bởi những gì chúng ta cần nhất đó là bác bỏ đường chín đoạn của Trung Quốc thì PCA cũng đã phán rồi.

    Trả lờiXóa
  14. Nói gì thì nói, Việt Nam vẫn là láng giềng của Trung Quốc, cùng có chế độ xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc về kinh tế là không hề nhỏ. Do đó, nếu như không phải điều gì quá hệ trọng hoặc phải là chắc chắn thành công thì chúng ta không làm lớn chuyện, sẽ chẳng có lợi cho ta.

    Trả lờiXóa
  15. Đối với chúng ta, việc phán quyết của PCA phủ nhận hoàn toàn cái gọi là "đường chín đoạn" do Trung Quốc đơn phương đưa ra là chúng ta đã cơ bản đạt được mục đích rồi. Còn nữa, trong phán quyết của PCA, họ nói hầu hết các đảo ở Trường Sa đểu chỉ là đảo đá, không thể có vùng EEZ, do đó, nếu chúng ta kiện chưa chắc đã thu được kết quả.

    Trả lờiXóa
  16. Việc chúng ta cần làm bây giờ là tận dụng phán quyết của PCA để kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế, tăng cường các hoạt động khẳng định chủ quyền tại các diễn đàn, đối thoại quốc tế, thuận lợi cho quá trình bảo vệ chủ quyên biển đảo. Còn bây giờ, kiện Trung Quốc là việc không nên làm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog