Chia sẻ

Tre Làng

Chuyện thật như đùa: BỘ KH&CN KHÔNG BIẾT DỰ ÁN FORMOSA


Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vào ngày 5/7 có một thông tin được đưa ra: Toàn bộ quá trình thiết kế xây dựng nhà máy Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), Bộ Khoa học và Công nghệ không thẩm định...

Tại cuộc họp báo, vấn đề được quan tâm nhất là việc xảy ra sự cố môi trường làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc nhấn mạnh: Với vai trò, chức năng quản lý của mình, Bộ chủ trì phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các Bộ, ngành thành lập Hội đồng chuyên gia khoa học công nghệ quốc gia, huy động hơn 100 nhà khoa học chuyên ngành hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường có chứng cứ, bổ sung dữ liệu đánh giá, tăng cường độ tin cậy, khách quan trong việc kết luận nguyên nhân hải sản chết hàng loạt tại miền Trung.

Liên quan đến việc sử dụng công nghệ khi đầu tư của Formosa, ông Đỗ Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Tại thời điểm Formosa đầu tư, cơ quan chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt đầu tư là UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Toàn bộ quá trình thiết kế xây dựng nhà máy Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), Bộ Khoa học và Công nghệ không thẩm định mà do Bộ Công Thương thẩm định.

Đường ống xả thải của Formosa ra biển Vũng Áng

Ông Đỗ Hoài Nam cho biết: “Theo Luật Đầu tư năm 2005, việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư là do UBND tỉnh. Thiết kế sản xuất của Formosa là do Bộ Công Thương phê duyệt. Hiện nay, các công nghệ vào Việt Nam hầu như chưa được kiểm soát vì chúng tôi chỉ biết về mặt hồ sơ. Khi xảy ra vấn đề, người ta mới hỏi đến Bộ Khoa học và Công nghệ. Đó là một trong những vấn đề mà tôi cho là kẽ hở trong pháp luật hiện nay của chúng ta”.

Trả lời câu hỏi của báo chí về phương án khắc phục sự cố môi trường sau sự cố Formosa xả thải sẽ phải mất thời gian bao nhiêu lâu, kinh phí thế nào, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc nhận định rằng, đây là vấn đề rất rộng lớn.

Theo Phó Giáo sư – Tiến sỹ Vũ Đức Lợi – Phó Viện trưởng Viện Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) – Phó Chủ tịch Hội đồng điều tra nguyên nhân cá chết ở miền Trung, việc xây dựng phương án phục hồi và khắc phục sự cố môi trường sau khi xác định Formosa xả thải gây ô nhiễm, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng khắc phục sự cố này do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân là Chủ tịch, ông Nguyễn Văn Tài - Tổng Cục trưởng Tổng Cục môi trường là Phó Chủ tịch. Hội đồng còn có sự tham gia của đại diện của 4 tỉnh miền Trung và đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ.

Phó Giáo sư – Tiến sỹ Vũ Đức Lợi cho biết, các nhà khoa học đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đánh giá môi trường, hệ sinh thái biển miền Trung. 

Nguồn: Chép từ Petrotime

3 nhận xét:

  1. Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vào ngày 5/7 có một thông tin được đưa ra: Toàn bộ quá trình thiết kế xây dựng nhà máy Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), Bộ Khoa học và Công nghệ không thẩm định... Đây quả đúng là chuyện thật như đùa, như thế này thì phương hướng xử lí giải quyết về vấn đề môi trường sẽ như thế nào nhỉ?

    Trả lờiXóa
  2. Rõ ràng đây là kẽ hở của pháp luật khi việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư là do UBND tỉnh. Thiết kế sản xuất của Formosa là do Bộ Công Thương phê duyệt. Lúc xảy ra vấn đề thì mới hỏi tới bộ khoa học và công nghệ. Chuyện tưởng chừng như vô lí mà nó lại đang xảy ra, đang diễn ra ở nước ta. Nếu cứ như thế này thì đâu sẽ là cơ quan quản lí, đâu sẽ là nơi chịu trách nhiệm đây. Nếu không minh bạch và không rõ ràng thì làm sao tìm được hướng giải quyết??

    Trả lờiXóa
  3. Hiện nay do thủ tục còn chồng chéo nhiều nên quá trình xem xét giấy tờ và thủ tục giải quyết còn nhiều vướng mắc, khi xảy ra vấn đề các bộ ngành lại đưa đẩy cho nhau và không ai chịu lỗi, để khắc phục những thiếu sót này thì chúng ta cần phải có những văn bản pháp lý quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cơ quan bộ ngành.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog