Ong Bắp Cày
Nói thẳng, công tác quản lý kinh tế của ta quá yếu kém.
Tổng cục Đường bộ vừa hoàn tất công việc kiểm tra, giám sát đột xuất công tác thu phí tại các trạm thu phí đường bộ trên tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Sau 10 ngày, chỉ riêng trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ đã cho thấy các doanh nghiệp thiếu trung thực trong quản lý thu chi.
Tại trạm này, tổng mức thu phí thực tế vé lượt qua trạm là trên 17,5 tỷ đồng, có ngày tới 2 tỉ đồng, trong khi trước đó Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ báo cáo thu phí trung bình chỉ khoảng 1,2 tỉ đồng.
Như vậy, tính đơn giản, chỉ trong 1 tháng, riêng Trạm này đã ăn ra 15 tỉ.
Xin nói thẳng, đó là sự gian lận trắng trợn trong điều kiện quản lý yếu kém.
Nên nhớ, đó mới chỉ là 1 trạm BOT. Trên cả nước có 121 trạm BOT trên Quốc lộ thì thất thoát là bao nhiêu? Ước tính lên tới hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng.
Chậm còn hơn không, hãy kiểm tra 100% các trạm thu phí toàn quốc và siết chặt công tác quản lý.
Tham khảo:
http://vtc.vn/thong-tin-chan-dong-tram-thu-phi-phap-van--cau-gie-am-gan-2-ty-dong-ngay-d268067.html
Mong thời gian tới các cơ quan chức năng sẽ thắt chặt quản lý với các trạm BOT, không để tình trạng thất thoát, tham ô xảy ra, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia cũng như gây bức xúc trong dư luận xã hội
Trả lờiXóaTại trạm thu phí đường bộ trên tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, theo báo cáo thì doanh số 1 tháng là 1,2 tỷ đồng, trong khi qua kiểm tra thực tiễn thì doanh số là 17,5 tỷ đồng. Như vậy, trạm BOT này đã tham ô, làm thất thoát hơn 15 tỷ đồng, đây là vi phạm nghiêm trọng và cần phải bị xử lý hình sự thật nghiêm khắc
Trả lờiXóaĐể xảy ra thất thoát nghiêm trọng như vậy thể hiện sự yếu kém trong khâu quản lý nhà nước. Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm, không để tình trạng thất thoát xảy ra, làm thâm hụt nghiêm trọng đến ngân sách nhà nước
Trả lờiXóaĐây là sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại trạm thu phí BOT Pháp vân - Cầu Giẽ. Mong rằng thời gian tới các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thanh kiểm tra đồng loạt đối với các trạm thu phí BOT trên cả nước, không để tình trạng thất thoát nghiêm trọng xảy ra
Trả lờiXóaTại một trạm thu phí đã xảy ra thất thoát hơn 15 tỷ đồng 1 tháng, vậy trên cả nước có 121 trạm BOT, nếu khâu quản lý kém thì thất thoát là bao nhiêu, thiệt hại có thể lên tới hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng. Mong rằng cơ quan chức năng sớm rà soát, làm rõ các sai phạm và xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóaVụ này còn là em út so với vụ mất hơn 140 nghìn vé của cao tốc nội bài lào cai nên rồi sẽ chìm xuồng theo thôi. Bộ GTVT bây giờ không có ai quan tâm xử lý như xưa đâu nên có giám sát thì cũng chẳng ích gì đâu. Tư xưa đến nay vấn đề thu phí thủ công bằng vé giấy luôn là mỏ vàng cho các vấn đề tiêu cực nảy sinh nên rất khó bỏ vì các ông chủ dự án luôn muốn duy trì cách làm thủ công mỹ nghệ này vừa có việc làm cho nhiều con cháu mình vừa có lợi lớn. Mọi người không nên buồn làm chi cho mệt.
Trả lờiXóaThế là chết dân rồi còn gì. Ngày đút túi 500Triệu x 365 ngày= 182 tỉ đồng. Chém hết thế còn đòi tăng phí cơ mà. Thảo nào bây giờ các doanh nghiệp tranh nhau làm BOT. Sự việc đã như thế này rồi thì cần phải xử lý nghiêm minh , quy tội lừa đảo, xử lý hình sự thì dân mới phục được.
Trả lờiXóaDân trong ngành làm BOT không ai tin con số ấy đâu ? Cao hơn nhiều . Không chỉ ở công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Ghẽ mà còn không nên tin số liệu công bố của cả Tổng cục đường bộ nữa cơ. Tiền rót từ trên xuống dưới, qua mỗi ban mỗi ngành mỗi cấp là lại một lần hao hụt. Có thể nói rằng BOT và thu phí đường bộ là "chùm nho ngọt" nhất trong ngành quản lý giao thông đường bộ VN hiện nay chứ không đùa đâu.
Trả lờiXóaTổng Cục Đường bộ Việt Nam đánh giá: “Với hiện trạng hệ thống thiết bị, phần mềm quản lý thu phí như trên, việc kiểm tra, giám sát doanh thu thu phí của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ gặp nhiều khó khăn”. Hay là các ông cũng muốn nó khó khăn thế này thì mới có kẽ hở cho các ông đút tiền vào túi mình chứ? Việc thu phí BOT thế này chỉ có việt nam mới không thanh toán bằng thẻ, tạo cơ hội cho gian lận và trốn thuế mà thôi.
Trả lờiXóaQua kiểm tra trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ trong 10 ngày vừa qua đã cho thấy, con số báo cáo mức thu phí bình quân chỉ đạt 1,2 tỷ đồng/ngày, nhưng trên thực tế, trạm thu phí này đã thu được xấp xỉ 2 tỷ đồng/ngày, chênh lệch so với báo cáo gần 800 triệu đồng/ngày.
Trả lờiXóaĐây mới là kiểm tra 1 trạm, vậy thì với các trạm khác sẽ ra sao? Nếu đối chiếu con số này với gần 60 tỉnh, thành có trạm thu phí BOT, mức phí cũng như thời gian thu phí là quá sức chịu đựng của người dân.
Và số tiền chênh lệch kia nó đi đâu? Có phải là công ty này ăn hết, hay là còn có ai dung túng? Tại sao chúng ta chỉ đưa ra sự việc mà chưa bao giờ giải quyết được triệt để cái gì?
Năng lực lưu thông bị suy giảm vì có quá nhiều trạm thu phí. Nếu thu phí đúng người dân sẵn sàng chấp nhận nhưng thu phí không đúng người dân sẽ không chấp hành và phản đối. Sự việc của pháp vân cầu ghẽ và sự việc đầu tiên, tiếp sau này tin chắc rằng những dự án bot khác cũng sẽ bị thanh tra và điều tra sự thất thoát. Giấy không gói được lửa. Chỉ buồn rằng cứ thế này thì tương lai đất nước ta đi đâu về đâu mà thôi.
Trả lờiXóaQuản lý kinh tế kiêu này thì hỏi tại sao lại chả nghèo, thất thoát quá nhiều chứ sao. Chỉ cần tính đúng, tính đủ thôi thì mỗi tháng chúng ta đã có thêm bao nhiêu nguồn lực để đầu tư, phát triển rồi. Hãy lập lại cơ chế quản lý cho hiệu quả đi hỡi các nhà quản lý.
Trả lờiXóaTheo thống kê của cơ quan chức năng thì một ngày các Trạm BOT khai tiền thu ít hơn sơ với thực tế là 500 triệu , như vậy tính hàng năm Nhà Nước ta sẽ mất 180 tỷ, số tiến này là một số tiền quá lớn gây thất thu tiền thuế của Nhà Nước, cơ quan chức năng cần làm rõ và quy trách nhiệm cho những cá nhân sai phạm.
Trả lờiXóa