Khoai@
Đánh người là không được rồi, mà đánh phóng viên lại càng không được nhé.
Báo Lao Động vừa loan tin, trong vụ 145 tấn chất thải Formosa ra Phú Thọ: Phóng viên Báo Lao Động bị hành hung khi tác nghiệp.
Không biết thực hư thế nào, nhưng đánh phóng viên là không chấp nhận được.
Không biết thực hư thế nào, nhưng đánh phóng viên là không chấp nhận được.
http://laodong.com.vn/thoi-su/bao-ve-cong-ty-nghi-xu-ly-chat-thai-cho-formosa-hanh-hung-phong-vien-575463.bld
Tôi thì tin là các anh chị phóng viên bị đánh thật, nhưng tôi băn khoăn, chẳng lẽ tự dưng người ta đánh mình.
Hay các anh chị không có thẻ nhà báo? Hay xâm nhập bất hợp pháp và khu vực của nhà máy, rồi không xuất trình được giấy tờ tùy thân? Hay là cơ quan không cử các anh chị đi và không có kế hoạch bảo vệ anh chị? Hay thái độ của anh các anh các chị có vấn đề?
Những câu hỏi đó là vấn đề quy trình tác nghiệp của phóng viên.
Nhiều phóng viên tác nghiệp không chấp hành quy trình, đó là một thực tế. Chỉ khi có vụ việc xảy ra, họ mới nháo nhác chạy để hoàn thiện.
Theo Luật Báo chí thì hiện nay phóng viên tác nghiệp chỉ cần thẻ Nhà báo là có thể tác nghiệp được. Tuy nhiên, để việc tác nghiệp được khách quan thì phóng viên nên có giấy giới thiệu của cơ quan nữa. Nó giống như điều tra viên hoặc luật sư khi làm việc, ngoài thẻ Công an, luật sư cũng cần phải xuất trình thêm giấy giới thiệu của cơ quan mình.
Tôi không chắc cơ quan báo chí của các anh chị có kế hoạch cử các anh chị đi tác nghiệp tại công ty này hay không, có kế hoạch bảo vệ phóng viên không, và các anh chị đã liên hệ với những cơ quan có trách nhiệm để bảo vệ quyền tác nghiệp của mình hay không.
Nhiều anh chị phóng viên "đi làm" các vụ việc nóng bỏng thường hay lẳng lặng thu thập thông tin, tích cóp bằng chứng rồi lên nháp, sau đó mới vào gặp khổ chủ. Để làm gì thì chỉ các anh chị mới biết. Làm thế là sai các anh chị ạ.
Thực tiễn cho thấy, một số cơ quan có quy định riêng để phóng viên tác nghiệp. Các đơn vị, cá nhân khi đến liên hệ công tác cũng phải tôn trọng những quy định đó nếu nó không trái với các quy định của pháp luật. Ví dụ, phóng viên muốn vào tham dự để đưa tin về vụ án liên quan đến an ninh quốc gia dứt khoát phải được sự đồng ý của lãnh đạo tòa án hoặc chủ tọa phiên tòa. Muốn vào cơ quan nào đó thì dứt khoát phải được sự đồng của lãnh đạo cơ quan đó.
Tôi biết, nghề báo là nghề đặc thù, vất vả, mạo hiểm và đầy rủi ro chỉ sau công an và biên phòng. Để có một tác phẩm báo chí hay, giá trị tư tưởng tốt, đòi hỏi sự dũng cảm, xả thân của những người làm nghề. Chính vì thế, chuyện nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp cũng là chuyện không hiếm, nhất là ở những vụ việc nhạy cảm. Cho đến thời điểm này, cơ chế bảo vệ nhà báo, phóng viên đã có trong Luật Báo chí hiện hành. Những quy định này đã khá rõ ràng: "Nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật".
Thực tế, việc né tránh, từ chối, bất hợp tác hay thậm chí hành hung nhà báo đôi khi xuất phát từ chính cách tác nghiệp phiền nhiễu, hung hăng của phóng viên và đương nhiên họ không nhận được sự hợp tác hay ủng hộ của người dân. Do vậy, để tự bảo vệ mình, phóng viên cần tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng những người thực thi nhiệm vụ, rất không nên tỏ ra ta là người có quyền lực, muốn làm gì cũng được.
Trường hợp những người làm báo mà bị hành hung đa phần là có lý do từ phía những nhà báo cả. Không tự nhiên họ đi đánh nhà báo đâu nếu không động chạm đến lợi ích của họ.Để tự bảo vệ mình, phóng viên cần tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng những người thực thi nhiệm vụ, rất không nên tỏ ra ta là người có quyền lực, muốn làm gì cũng được. Đây là bài học cho những người làm báo
Trả lờiXóaCần có giải pháp hiệu quả bảo vệ các chiến sĩ cầm bút. Tính trạng tệ nạn xã hội nặng như bây giờ chúng sẽ phản ứng quyết liệt nếu những sai trái bị phanh phui. Gần đây tôi vô cùng hoan nghênh các nhà báo đã làm rất hiệu quả nhiều vụ việc của các công ty sai phạm, nhiều hiện tượng hàng giả, nhái , chất độc hại...v.v., Muốn thay đổi để môi trường trong sach, các thời điểm này nhờ hàng ngũ các chiến sĩ cầm bút, các nhà báo, đài truyền hình rất lớn, vô cùng quan trọng, công lao này sau này không thể đo được. cảm ơn!
Trả lờiXóaNếu xử lý không nghiêm, không đủ tính răn đe thì tình trạng hành hung nhà báo vẫn xảy ra! Chẳng lẽ mấy nhân viên bảo vệ này lại dám tự tiện ngang nhiên hành động như thế ? Và nếu nhà máy xử lý chất thảy Phú Hà minh bạch trong hoạt động, thì hà cớ gì phải cản trở, hành hung nhà báo ?
Trả lờiXóaCản trở và hành hung nhà báo tác nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật. Đề nghị cơ quan Công an địa phương điều tra và xử lý những người đứng đằng sau mấy chú bảo vệ hung hãn như côn đồ này.
Trả lờiXóacác cơ quan chức năng cần điều tra kỹ việc này và đòi lại công bằng cho các chiến sĩ cầm bút nhà báo khi dũng cảm tìm kiếm sai phạm của nhà máy FOmosa.đồng thời tìm ra những kẻ đã đánh và chủi bới, xuc phạm nhà báo để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trả lờiXóađánh người đã là vi phạm pháp luật còn đánh phóng viên còn là 1 tội nặng hơn nữa vì còn thêm cái tội cản trở người thi hành công vụ. những nhà báo là những người không được trang bị gì về vũ trang mà vẫn phải xong pha nơi này nơi nọ để điều tra, để viết bài quả là rất đáng khâm phục cho những người làm báo. và những người đánh nhà báo sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng
Trả lờiXóaTôi vốn đã sợ sệt và đã trở nên lãnh cảm với thói đời, bóng tối luôn mở rộng cương vực của mình mà ánh sáng thỳ le lói yếu ớt.Tôi thương vô cùng những phóng viên nhà báo,đã bao lần ngHe thấy chuyện họ bị đánh, bị túm tóc , bị lên gối và đe doạ.Sâu đã nhiều mà mãnh thú thỳ khắp nơi. Sự răn đe của pháp luật cứ như là muỗi chích với chúng vậy.Bà con đừng bức xúc, lỗi của bảo vệ là do trình độ và tầm nhìn xa còn hạn chế, nghiêm túc kiểm điểm, xin lỗi trước toàn dân là xong
Trả lờiXóaKhông thể chấp nhận được, yêu cầu cơ quan điều tra & viện kiểm soát ký lệnh bắt những kẻ coi thường pháp luật, đưa ra xét xử làm gương cho những kẻ khác.Trung quốc, hay Việt nam, đánh nhà báo trong khi đang làm nhiệm vụ là sai rồi.Đến đưa tin về nhà máy nhận xử lý hàng trăm tấn rác thải của Formosa, các phóng viên bị nhóm người xưng là bảo vệ lao vào hành hung... Nghề PV đã nguy hiểm, nhưng xem ra bây giờ đưa tin về Formosa càng ngay hiểm hơn.
Trả lờiXóa