Sáng 19/7/2016, TAND TP.HCM đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án kinh tế nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Hàng trăm người đã có mặt dự phiên tòa. Ảnh: nhóm PV
Tại phiên tòa sáng nay có hàng trăm người tham dự, trong đó có 36 bị cáo, 50 luật sư, 130 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan...
Ông Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và 35 đồng phạm bị VKS truy tố các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa. Ảnh: nhóm PV
Cụ thể, 7 bị cáo gồm Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng và Bạch Quốc Hào bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại khoản 3 Điều 165 và khoản 3 Điều 179 Bộ luật hình sự.
4 bị cáo gồm Phạm Việt Thép, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Kim Vân và Lê Công Thảo, về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”,theo quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự.
25 bị cáo gồm Nguyễn Quốc Thịnh, Bùi Thị Hà Thu, Nguyễn Văn Cường, Trần Thanh Tùng, Nguyễn An Vinh, Cao Phước Nhàn, Vưu Thị Diệu, Nguyễn Minh Quân, Hồ Thị Đi, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Chí Bình, Nguyễn Hữu Duyên, Phan Tuấn Anh, Lê Khắc Thái, Lâm Kim Thu, Doãn Quốc Long, Huỳnh Nguyên Sang, Võ Ngọc Nguyễn Bình, Lý Minh, Nguyễn Tiến Hùng, Hoàng Việt Thắng, Nguyễn Quốc Sơn, Bùi Thanh Nguyên, Đặng Đình Tuấn và Thái Minh Thanh, về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật hình sự.
Những cơ quan có quyền lợi và trách nhiệm liên quan tới vụ án gồm: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hội đồng định giá trong tố tụng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu... Hàng chục ngân hàng có liên quan cũng cử đại diện tới tham gia tố tụng trong vụ án này.
Chu Tuấn
vụ án nghiêm trọng như thế này đã là tổn hại , thất thoát bao nhiêu tiền của nhà nước ta, có những con người sâu mọt như thế này bảo sao nước ta cứ mãi dậm chân tại chỗ, tham ô , làm trái quy định một cách cố ý , có hệ thống của một đống người như thế này thì cần phải xử lí một cách công khai, rộng rãi để đó là bào học cho những kẻ có ý định tham ô, làm trái quy định để chuộc lợi phải thay đổi suy nghĩ.Vụ án là bài học trong việc quản lí và xây dựng hệ thống ngân hàng minh bạch và ít rủi ro như thế này hơn. lợi ích của một nhóm người này đã làm thất thoát đi bao nhiêu tài sản giá trị
Trả lờiXóaHậu quả xảy ra là vô cùng to lớn và việc xử đúng người, đúng tội để làm gương là cần thiết. Tuy nhiên, sau này nhà nước cần có những cơ chế quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng vô cùng nhạy cảm này.
Trả lờiXóaBuồn thật ,đất nước thì nhỏ, nền kinh tế thì bé, dặt dẹo đứng cuối trong khu vực, nhưng quản lý kinh tế yếu kém thất thoát hàng ngàn tỷ ở nhiều nơi từ nhà nước tới tư nhân, lẽ ra chúng ta nghèo thì phải biết chắt chiu, không biết đến khi nào mỗi khi đọc báo mà không còn nhìn thấy hình ảnh này nữa. 9000 tỷ đồng, đủ xây biết bao nhiêu công trình công cộng không chí ít thì nó cũng giúp ổn định kinh tế cho cả vài công ty.
Trả lờiXóaNgười dân hay công chức cả năm trời kiếm nhiều thì được hơn trăm triệu đã là khó còn đây trong 2 năm mà làm thất thoát 9000 tỉ, vậy số tiền ấy đi về đâu, chuyển khoản qua ngân hàng, vay tiền mặt thì cũng phải có giấy tờ lưu trữ, liệu có thu hồi lại được không? người ta có tiền có khác luật sư bào chữa có tới 5 người? Cứ làm thất thoát thế này rồi vào tù, chuyển tiền cho con cái mình(ẩn danh) cái này cũng được gọi là hy sinh đời bố củng cố đời con không? Mấy đời mới làm ra được số tiền này chứ? Hy sinh có 1 đời bõ gì.
Trả lờiXóaNgân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam được chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam theo quyết định số 250/QĐ-NHNN ngày 05/03/2015 của Ngân hàng Nhà nước. Một giám đốc của tập đoàn làm ăn thua lỗ lại được đề bạt làm chủ tịch của một ngân hàng? và trong quá trình hoặt động thì không ai kiểm tra, kiểm soát hay sao mà để ra cơ sự này? 9.000 tỷ đồng không phải là con số nhỏ? Tin chắc có nhiều quan chức chính phủ đứng sau sự việc này. Ông giám đốc này chỉ là con tốt thí mà thôi.
Trả lờiXóaQua vụ của Phạm Công Danh lại càng cho thấy sự quản lý của các cơ quan chức năng vừa qua đối với lĩnh vực Ngân hàng quá lỏng lẻo. Đặc biệt là càng ngân hàng của nhà nước lại càng có sự vụ như thế này thì không chỉ lỏng lẻo mà còn có sự tiếp tay của các quan chức cấp cao và chính quyền. Liệu những gì mà Phạm Công Danh và đồng bọn gây nên sau khi Tòa phán xét có lấy lại được không, hay chỉ phán quyết rồi " hòa cả làng" vì các Bị cáo " không có khả năng" thi hành án bởi không có " tài sản". Chấm hết, chỉ khổ dân mình è cổ đi làm kiếm từng đồng và tốn công giam giữ mấy ông, bà sau khi xử án mà thôi.
Trả lờiXóaTrong 36 bị can thì Phạm Công Danh và Phan Thành Mai là hai người giữ trọng trách cao nhất tại Ngân hàng Xây dựng. Cả thành viên Hội đồng quản trị Mai Hữu Khương và trưởng Ban kiểm soát Nguyễn Quốc Viễn cũng bị truy tố. Tổng cộng có 20/36 bị can nguyên là cán bộ của Ngân hàng Xây dựng. Những bị can còn lại đều là sếp của các công ty được lập ra hoặc được dùng để phục vụ lợi ích của Phạm Công Danh. Đáng chú ý, vì là các công ty “ma” nên có người là lái xe, là bảo vệ ở Tập đoàn Thiên Thanh cũng được…bổ nhiệm làm Giám đốc. Chính vì vậy tòa cần phải xử mạnh tay hết những đám dây mơ rễ má này không sót bất kỳ ai. Sự việc này gây sự thất vọng lớn cho người dân đối với hệ thống quản lý kinh tế của đất nước ta. Phải xử đến nơi đến chốn, nghiêm minh thì mới mong lấy lại niềm tin từ người dân.
Trả lờiXóaĐây đúng là những đại án, việc Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Một con số quá khổng lồ hậu quả thì vô cùng nghiêm trọng. Đây là bài học cho ngành ngân hàng trong việc quản lí hệ thống tài chính.
Trả lờiXóaMột tình tiết đáng chú ý liên quan đến con đường “thăng quan tiến chức” của Phạm Công Danh. Tháng 6/1991, Viện KSND tỉnh Quảng Ngãi đã truy tố Phạm Công Danh về 2 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân. Ông Danh sau đó bị tuyên án 6 năm tù giam và đến ngày 10/3/1997, được trả tự do. Và tôi không hiểu tại sao với cái bản án như thế này mà ông ta vẫn có thể " vươn cao" tới vị trí của ngày hôm nay?
Trả lờiXóaQua vụ án Phạm Công Danh lần này đã cho thấy sự quản lý lỏng lẻo của nước ta tới lĩnh vực Ngân hàng như thế nào. Dưới sự tiếp tay của một số lãnh đạo cấp cao và chính quyền địa phương, sai phạm, tham nhũng đã xảy ra, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Giờ đây, khi vụ án bị phanh phui và đưa ra xét xử, liệu số tiền thất thoát thu lại được bao nhiêu phần trăm? Vậy mới nói, cần ngăn chặn tận gốc chứ không chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề
Trả lờiXóaTại sao với tiền án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phải thụ án trong trại giam 6 năm từ năm 1991 tới nămm 1997 mà Phạm Công Danh vẫn có thể leo tới tận cái ghế Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh? Chắc chắc đằng sau ông ta phải có người chống lưng. Cần nhanh chống điều tra tất cả các cá nhân có liên quan tới vụ án này, nhằm thu hồi được tối đa nhất số tiền thiệt hại, đồng thời xử lý đúng người đúng tội, không thể để kẻ phạm tội nhởn nhơ mãi được
Trả lờiXóaĐất nước ta thì nhỏ, nền kinh tế vẫn chậm phát triển, vẫn còn khá tụt hậu so với một số nước trong khu vực nhưng lại tồn tại khá nhiều nhưng thành phần tham ô, sâu mọt đục khoét ngân sách, tiền bạc quốc gia. nếu không sớm có những biện pháp cụ thể để loại trừ cũng như ngăn chặn những thành phần thế này thì không biết tới bao giờ Việt Nam mới có thể phát triển được đây?
Trả lờiXóaVụ án là bài học trong việc quản lí và xây dựng hệ thống ngân hàng minh bạch và ít rủi ro như thế này hơn. Một đất nước mà vẫn tồn tại tham nhũng thì chắc chắn sẽ không thể nào phát triển được. Chúng ta cần từn bước loại bỏ những tiêu cực để trả lại một môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy hơn sự phát triển nền kinh tế
Trả lờiXóa9000 tỷ đồng không phải con số nhỏ, và nó bị thất thoát do một số cá nhân thì lại là một chuyện còn nghiêm trọng hơn. Chỉ trong vong 2 năm mà số tiền đó không cánh mà bay, không để lại bất kỳ một dấu vết hay bằng chứng nào thì đúng là một điều đáng nghi vấn. Chắc chắn đằng sau việc này còn có sự tham gia của nhiều cá nhân khác nữa. Cần điều tra làm rõ sự việc này để thu hồi khoản tiền bị thất thoát
Trả lờiXóađúng là đại án thật. nước mình mà có 2, 3 vụ như thế này nữa thì kinh tế biết sẽ tụt hậu đi bao nhiêu, chẳng hiểu sao có mấy chục con người thôi mà tham ô nhiều tiền như vậy để làm gì nữa, đúng là lòng tham của con người là vô đáy mà. số tiền lớn như vậy có lẽ chẳng thể nào thu hồi được toàn bộ nên vụ án này là rất hệ trọng. 9000 tỉ là con số không hề nhỏ, nó có thể xây dựng được biết bao trường học, bệnh viện. những kẻ nhẫn tâm này đã bòn rút số tiền đó đi, đúng là mất hết nhân tính và giờ là lúc họ phải trả giá
Trả lờiXóaGần đây xuất hiện quá nhiều những đại án nghìn tỉ. Phải nói quy mô và trình độ gian lận, tham ô tham nhũng đang ở mức báo động. Nhà nước cần mạnh tay hơn nữa với các loại án này mới mong dẹp yên được nạn tham nhũng, gian lận thương mại
Trả lờiXóaPhạm Công Danh đã làm thất thoát hàng tỷ đồng của Nhà Nước, tòa án cần xét xử nghiêm minh tội danh của đối tượng này với tội danh mà ông ta vi phạm ông ta phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trả lờiXóa