500 triệu ở An Nam nó là một con số dớp. Hết ruồi đến cá rồi lại đến hacker.
Ruồi chết 500 triệu đồng, ngài bác sĩ thiệt hại nghìn tỉ.
Cá chết 500 triệu đồng Mỹ, anh Xa thiệt hại chưa biết đường nào mà lần.
OTP chết 500 triệu đồng tóm lại được 300, anh Ngoại Thương bắt đầu ngấm dần phản ứng của người gửi. Tệ nhất, đám này toàn ở đô thị và tích cực xài Facebook nên không dễ bị ngài phó tổng VCB lên thời sự nói át đi.
Cả ba tựu chung lại đều có vấn đề về thái độ. Đời một khi đã ghét cái thái độ rồi thì đúng sai nó không thành vấn đề nữa. Làm ăn buôn bán thì dứt khoát không được chống lại khách hàng và nhân dân tại địa điểm đặt nhà máy, văn phòng.
Chưa biết đúng sai ra sao đã bù lu bù loa đổ hết cho khách hàng là một phong cách mà ngay đến tiểu thương giờ cũng đã bỏ. Ấy vậy mà các anh ngoại thương lại học ở đâu về lối hành xử cực kì dễ mến ấy.
Mình nhớ có 1 vụ ở Mỹ. Một bà già thì phải. Bị bỏng môi khi uống cafe nóng. Bà kiện và thắng kiện vì đáng lí quán cafe phải có cảnh báo về việc này. Tiện mồm nhắc luôn anh Highland và một số anh khác có cái ống hút đôi bé xíu như dây tóc bóng đèn để uống cafe mí trà nóng rằng đm các anh làm tôi bỏng mồm nhưng chưa thèm kiện vì dỗi toà án Việt Nam đấy. Đéo hiểu sao lại có cái ống hút khôn thế không biết.
Trước mình đi khảo sát Agribank rồi Vietinbank rồi BIDV xong rồi quyết định dùng VCB cũng vì ưng cái thái độ. Ít nhất nó khác hẳn các bà cô già cau có của 3 bạn cũng nhà nước kia. Giờ tình hình này khéo phải chuyển sang Techcombank mất. Dù các anh ấy có đội quân đòi nợ phải gọi là vãi cả đái nhưng mình là thằng có tiền cơ mà, hehe.
Nguồn: Lọc
hiện nay việc sử dụng các dịch vụ Internet để thực hiện giao dịch gửi tiền của các Ngân hàng VN thì rủi ro luôn thuộc về khách hàng. Vì các thông tin, dữ liệu giao dịch nó đều phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu của Ngân hàng. Khi xảy ra chuyện thì ngân hàng nói thế nào thì nó là như thế, rủi ro thuộc về khách hàng vì chỉ đơn giản là do lỗi của khách hàng. Ai bảo anh sử dụng tiện ích Internet của chúng tôi, còn chúng tôi thì chưa bao giờ có một động thái nào để chứng minh rằng giao dịch quan Internet là an toàn cả. Thế thì chết chửa!
Trả lờiXóaNgười ta thường nói khách hàng là thượng đế, ấy vậy mà giờ cái câu ấy ở Việt Nam có lẽ sai lệch đi khá nhiều rồi. Khách hàng không phải là thượng đế nữa mà như là người đến cầu xin người bán vậy. Làm gì nơi đâu trên thế giới có phở chờ, phở chửi như ở xứ mình. Hay cái đó họ coi là phong cách rồi chạy theo như một thứ trào lưu bất chấp nó đi ngược hoàn toàn với quy luật phát triển kinh tế của xã hội? Mặt trái của việc thiếu kiểm soát truyền thông trên các mạng xã hội cũng là một yếu tố, nguyên nhân gây nên những ảnh hưởng xấu, tiêu cực này. Đến bao giờ người Việt mới thoát khỏi cái lối sống, ăn tiêu phù phiếm kiểu trưởng giả học làm sang vậy chứ?
Trả lờiXóaSự phát triển của kinh tế luôn phải tuân thủ theo quy luật cung và cầu. Vậy có nghĩa là để phát triển một cách ổn định, "khỏe mạnh" thì cả cung lẫn cầu đều phải có mối quan hệ hài hòa, phù hợp với nhau. Hàng hóa làm ra cần có người tiêu dùng, để phục vụ những nhu cầu của cuộc sống, đáp ứng những yêu cầu thỏa mãn bản thân, con người cần có hàng hóa, các dịch vụ đi kèm. Thế để thấy rằng ông sản xuất, nôm na là ông kinh doanh hay người tiêu thụ, nói nôm na là khách hàng mặc dù luôn tồn tại mâu thuẫn với nhau, nhưng đó là 2 mặt thống nhất của một vấn đề, nếu ông này vượt quá ông kia, sự cân bằng sẽ biến mất và ảnh hưởng xấu tất lẽ sẽ tới thôi.
Trả lờiXóaCó thể thấy dịch vụ của các ngân hàng ở Việt nam vẫn chưa thực sự hướng tới khách hàng, chưa vì khách hàng, vẫn còn rất nhiều vấn đề trong cung cách phục vụ. Khách hàng mất tiền, lẽ ra phải công khai xin lỗi, tìm cách tìm ra thủ phạm, chứ đừng nên đổ lỗi này nọ nhằm át đi quyền lợi của khách hàng
Trả lờiXóaLàm việc với nhà nước là thấy lùng tùng và lằng nhằng về thủ tục, thời gian đợi chờ thì lâu, thái độ thì lại toàn "mấy mẹ sồn sồn". Cứ mỗi lần mà lên ngân hàng nhà nước lấy tiền thì phải nói thủ tục hành chính của nó không hổ 'hành là chính" hành xác người ta, giấy tờ thì lằng tằng nhằng, thời gian đợi chờ thì lâu ơi là lâu. Như cái kiểu là mình đến chờ người ta ban phước ý, chứ không phải cái kiểu " khách hàng là thượng đế đâu". Cho nên rút kinh nghiệm ra ngân hàng tư nhân mà làm.
Trả lờiXóaPhương châm "khách hàng là thượng đế". Khách hàng là cha là mẹ, khách hàng luôn luôn đúng. Đấy mới là tôn chỉ làm ăn trong thế kỉ này, của thời kì kinh tế thị trường, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt. Làm ăn buôn bán thì dứt khoát không được chống lại khách hàng và nhân dân tại địa điểm đặt nhà máy, văn phòng. Chưa biết đúng sai ra sao đã bù lu bù loa đổ hết cho khách hàng. Thì chỉ có con đường phá sản thôi
Trả lờiXóaKhách hàng suýt mất 500 triệu trong một đêm mà chỉ bằng lời giải thích do khách hàng sử dụng smart OTP nên mất như thế. Lỗi là do khách hàng, là do khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhưng đếch thèm yêu cầu chúng tôi chứng minh rằng nó là an toàn, đếch thèm chứng minh hay đưa ra con số rủi ro khi sử dụng nó. Nói thật, mấy cái lời biện hộ của các ông chủ ngân hàng chỉ lừa được mấy anh ở trên núi không có điện thôi. Chưa kể là những vụ lùm xùm mất lặt vặt 2 triệu, 1 triệu chỉ vì sử dụng dịch vụ visa debit của các anh này nữa.
Trả lờiXóaĐời một khi đã ghét cái thái độ rồi thì đúng sai nó không thành vấn đề nữa. Làm ăn buôn bán thì dứt khoát không được chống lại khách hàng và nhân dân tại địa điểm đặt nhà máy, văn phòng.
Trả lờiXóa