Chia sẻ

Tre Làng

THUẾ CỦA DÂN

Thuế của dân.

Người Annam luôn mồm nói về thuế của dân, tức là thuế họ đóng. Mỗi khi chính quyền chi tiêu vào việc gì đó để cải thiện tình hình đất nước, họ lại gào lên, ơ kìa đừng phung phí thuế của dân. Dân ở đây, đương nhiên chỉ bao gồm bọn trung liu, nghèo và cận nghèo, những đối tượng đang ăn bám vào ngân sách cuốc gia mà nguồn đóng góp chủ iếu, là từ người giàu.

Thậm chí chúng thắc mắc cả những khoản không liên quan đến ngân sách, như hồi VTV - một đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu chi thậm chí nộp tiền về cho nhà nước gần nghìn tỉ mỗi năm, muốn xây tháp truyền hình với sự góp vốn của vài nhà đầu tư nước ngoài để cho thuê kiếm tiền, chúng cũng phản đối. Theo não trạng tật nguyền của chúng, chỉ cần chúng không thích, thì một doanh nghiệp bất kỳ nào đó, sẽ không có quyền mở rộng kinh doanh?

Hay khi một đại gia sắm siêu xe, xây villa như một khoản tự thưởng cho thành quả lao động xuất sắc của mình, chúng cũng thắc mắc, sao không từ thiện cho người nghèo? Sao lại hoang phí thuế của dân (lũ này quan niệm tiền trong túi đại gia cũng là thuế của dân).

Vậy thực sự nhân dân nộp bao nhiêu thuế? Họ đang nuôi ngân sách, hay ngược lại? Mồm lũ cải lương luôn kêu rất to, nhưng số liệu thì không bao giờ nói dối.

Tổng thu ngân sách năm 2015 đạt 996,87 nghìn tỉ đồng, chia đều cho 92 chiệu người, sẽ ra mức đóng góp trung bình là gần 11 chiệu đồng. Điều này có nghĩa, nếu trung bình mỗi thành viên trong gia các bạn nộp thuế ít hơn 11 chiệu mỗi năm, thì quyền được í kiến vào vấn đề tiêu tiền thuế thế nào của cả gia đình các bạn, mặc nhiên bị tước đi.

Ở mức lương 5 chiệu/tháng, tức 60 chiệu/năm, thì một gia đình bần thị 4 miệng ăn (2 con nhỏ), cần phải đóng thuế 37% tiền hàng tháng mới có quyền lên Facebook thắc mắc về việc ngân sách bị bội chi.

Hay với mức thu nhập 3 chiệu đồng/tháng, tức 36 chiệu/năm, thì một tổ ấm bần nông với nhân khẩu như trên, để chửi chủ trương bê tông hoá nông thôn, thì phải nộp ít nhất 61% thu nhập vào kho bạc trên huyện lị.

Thậm chí với những gia đình công chức 2 vợ chồng lương 10 chiệu mỗi tháng, cũng cần phải đóng một số tiền tới gần 19% thu nhập, mới được nêu tâm-tư về chi phí cắt cỏ ở đại lộ Thăng Long.

Như vậy, dễ thấy đa số người dân Annam đang được hưởng lơi từ ngân sách, họ đóng một số tiền thuế, phí, lệ phí cực kỳ nhỏ, chỉ ở mức 10% thu nhập là tối đa. Ngay cả khi mua hàng, họ cũng chọn không lấy hoá đơn đỏ để trốn thuế VAT tổ sư bố quân khốn nạn nhưng lên facebook thì chém phăm phăm như kiểu chúng nó đang nuôi cả thiên hạ í.

Nguồn thu chính của đất nước này đến từ người giàu và các doanh nghiệp, thuế xuất khẩu (từ hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra), hay thuế nhập khẩu (do người giàu mua sắm là chủ iếu). Một phần thu nhập đến từ bán tài nguyên, vốn phập phù không ổn định lắm, nhưng cũng đủ nuôi vài chục triệu cái mồm đói rạc.

Khi người giàu mua cái xe sang, họ đóng vào ngân sách vài tỉ, bằng tiền sản lúa của 1 xã thuần nông Bắc Kỳ nộp từ vụ mùa đến vụ chiêm.

Khi doanh nghiệp xuất 1 tàu than, họ nộp cho nhà nước vài chục tỉ, đủ gạo cho toàn dân một huyện miền núi ăn từ khi sinh ra đến lúc liệm.

Nhưng ngạc nhiên là, tôi chưa bao giờ thấy người giàu hay doanh nghiệp thắc mắc về chi tiêu ngân sách? Có chăng, họ chỉ thắc mắc về chính sách, mong sao sẽ dễ dàng hơn cho việc kinh doanh, để họ có thể nộp được nhiều thuế hơn. Lũ lắm mồm và hay thắc mắc đần độn nhất, luôn là lũ ngu nghèo bần tiện, bọn bán chỉ vàng ở tiệm liên thôn cao hơn cả giá giao dịch trên sàn APMEX chỉ rình rình trốn thuế môn bài hỡi ôi.

Tất cả các nước phát triển đều í thức được điều này, họ hiểu rằng đất nước họ tồn tại được là nhờ trí tuệ và túi tiền của người giàu, của doanh nghiệp - những đối tượng bị đánh thuế rất cao để nuôi phần còn lại. Và ngược lại, những chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tầng lớp tinh hoa có thể phát triển hết tiềm năng, luôn phải được iu tiên hàng đầu. Những đồng tiền thuế chi ra nó không mất đi, mà sẽ tạo ra thặng dư kinh tế và những giá trị vô hình đi kèm mà lũ ngu nghèo không bao giờ có thể nhìn ra.

Một con đường rộng thênh thang sẽ khiến doanh nghiệp vận chuyển thuận tiện và bán được nhiều hàng hơn, một trung tâm thương mại sang trọng cao 69 tầng sẽ kích thích người giàu chi tiêu mua sắm nhiều hơn, một đô thị với cơ sở hạ tầng tốt, cây cỏ chăm chút, cắt xén cẩn thận, sẽ hấp dẫn du khách và nhà đầu tư nước ngoài hơn, vân vân và mây mây. Đối với một nước đang phát triển và vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, thì bội chi một chút không có gì phải quá lo lắng.

Chỉ khi lũ nghèo thắc mắc đòi can thiệp, áp đặt í chí vào việc chi tiêu ngân sách, ấy mới là cái thảm hoạ diệt vong vậy.

Nguồn: Chung Nguyên

5 nhận xét:

  1. Thuế của dân đóng góp để chi cho những hoạt động phục vụ đời sống của người dân, để người đói nghèo nhận được trợ cấp, được khám chữa bệnh,... Nhưng nói thật thì thuế dân đóng chỉ là một phần rất nhỏ, thuế còn từ nhiều nguồn khác và nó mới là nguồn thu chính của Nhà nước. Các doanh nghiệp hàng năm đóng nhiều thuế cho ngân sách nhà nước. Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ nhưng đừng có lợi dụng việc đóng ít thuế mà thiếu cân nhắc trong lời nói hành vi.

    Trả lờiXóa
  2. Thực ra mà nói, vấn đề thuế má thì có thể người dân cũng chưa hiểu rõ ngọn ngành là cái khoản đó nó thực sự được chi tiêu vào việc gì, hay như họ đóng góp được bao nhiêu vào ngân sách nhà nước và được hưởng lợi như thế nào từ nguồn đóng và, cho nên họ sẽ là đối tượng rất dễ bị lừa gạt bởi luận điệu của những kẻ chuyên rêu rao nói xấu nhà nước, chế độ.

    Trả lờiXóa
  3. Nhiệm vụ của người dân là hãy tinh tường để bầu cử ra người đại diện cho mình hoạch định đường lối chính sách cho sáng suốt thì đồng tiền nộp vào ngân sách của người dân cũng sẽ được đầu tư và chi tiêu hợp lý và có lợi thôi. Tất nhiên có những vấn nạn như tham nhũng, lãng phí thì cần phải được xử lý thật nghiêm khắc và triệt để.; vấn đề này gần đây được các lãnh đạo Đảng Nhà nước ra tay rất quyết liệt.

    Trả lờiXóa
  4. Cũng vì đã có một số vụ cán bộ ở địa phương đã chi ngân sách vào những việc không đúng mục đích và bị báo chí phành phui. Thế nên từ đấy trở đi dân mạng cứ quen thấy chỗ nào chi tiêu nhiều chút là mở miêng chê bai ngân sách này nọ, thành thói quen

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh14:28 18/8/16

    Văn phong bài này quen quen. Anh này, trong các bài viết của mình, thường có ý hạ thấp vai trò của những người lao động, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, chiếm đa số trong xã hội nhưng thường bị thiệt thòi nhất khi xã hội bất ổn (lương tăng chậm, thuế phí nhiều, phúc lợi xã hội giảm ...). Trong xã hội xã hội chủ nghĩa nước ta, chí ít là mục đích hướng tới, thì quyền lợi của người lao động, chiếm đại đa số, là mục tiêu của Chính quyền chuyên chính vô sản. Những người lao động có thu nhập trung bình thấp hơn so với những người buôn bán và tất nhiên là các đại gia,..., nhưng giá trị tuyệt đối tiền thuế của họ (tất cả những người lao động) chắc chắn lớn hơn phần những người buôn bán, những đại gia ... đóng góp. Tiền thuế này, đối với bất cứ chế độ xã hội nào, đều có chung một vài mục đích sử dụng như: nuôi bộ máy công quyền, tái đầu tư phát triển sản xuất, phúc lợi xã hội, dự phòng thiên tai, địch họa ... Mỗi quốc gia chi vào phần nào nhiều hay ít là do thể chế và nhu cầu của quốc gia đó. Tại Việt Nam, tái đầu tư phát triển sản xuất và phúc lợi xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu. Những mục tiêu đấy là cho người lao động, phục vụ người lao động. Trong những năm qua, tình trạng tham nhũng, dùng tiền ngân sách đầu tư tràn lan thiếu hiệu quả với mục đích moi tiền ngân sách, vay tiền nước ngoài để đầu tư nhưng lợi dụng để trục lợi cá nhân nhưng người dân phải trả ... đã ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động khi tiền thuế không được đầu tư đúng chỗ, đúng lúc, đúng đối tượng mà hậu quả là: giá tiêu dùng tăng, các loại thuế phí tăng nhưng phúc lợi xã hội giảm ... Người giàu có bị ảnh hưởng không? Xin nói là có nhưng với họ là không đáng kể. Đặc biệt là ở Việt Nam có ít người giàu do tài năng và lao động thật sự, còn lại do cơ hội và lươn lẹo làm giàu trên cơ chế chính sách, biến tài sản của Nhà nước, của nhân dân thành tài sản của mình mà thành giàu ... Đừng bao giờ coi thường người lao động, khi họ "đấu tranh" vì bị "phản bội" thì "nhà giàu" không có chỗ mà sống đâu.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog