Khoai@
Hôm qua, tại Khu chế xuất Tân Thuận sáng 23/8/16 với vấn đề trọng tâm là nhà ở và đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ văn hóa, đời sống của công nhân, ông Đinh La Thăng, bí thư thành ủy TP.HCM đã bất ngờ hỏi chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM Trần Kim Yến: “Công đoàn đã tổ chức cuộc đình công thành công chưa?”. Câu trả lời là: “Chưa bao giờ!”.
Ông Thăng cũng nói: "nếu chưa tổ chức thành công là do công đoàn chưa mạnh dạn làm việc đó, và cứ mạnh dạn tổ chức cho thành công". "Tôi nghe báo cáo tất cả các cuộc đình công đều là tự phát và đa số yêu cầu sau khi đình công đều được giải quyết. Như vậy rõ ràng yêu cầu của công nhân là chính đáng. Chúng ta phải đặt lại câu hỏi vì sao chủ doanh nghiệp chấp nhận khi công nhân đình công, còn công đoàn xuống thương lượng thì họ không đồng ý. Vậy tại sao công đoàn không tổ chức đình công theo luật cho công nhân?", ông Thăng đặt vấn đề.
Có lẽ đây là phát biểu mà nhiều lãnh đạo nghe thấy đều cảm thấy sock. Nhưng bình tĩnh lại, có vẻ như ông Thăng đã đi trước một bước.
Theo ghi nhận của Bộ Lao động, hương binh và xã hội, kể từ khi Bộ Luật Lao động năm 1994 được thông qua, Việt Nam đã ghi nhận hơn 5.500 cuộc đình công. Tất cả đều là đình công tự phát, nghĩa là không có cuộc đình công nào do công đoàn tổ chức.
Còn nhớ, tại Diễn đàn Quan hệ lao động Việt Nam lần thứ 1 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đồng tổ chức với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào ngày 19/4 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân cho biết: Trong số 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam tham gia, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên bao gồm các điều khoản về lao động.
TPP không không tạo ra bất kỳ tiêu chuẩn lao động quốc tế mới nào, nhưng cũng như FTA Việt Nam-EU, đòi hỏi Việt Nam thông qua và duy trì trong luật pháp, quy định và thực hành những quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO, bao gồm tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết: “Việt Nam sẽ phải thực hiện một cuộc cải cách quan trọng, đặc biệt là hệ thống quan hệ lao động, nếu Việt Nam muốn đủ điều kiện để hưởng lợi về kinh tế từ TPP”.
Trọng tâm của yêu cầu của TPP là Việt Nam cần tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết và đây được coi là phần khó nhất trong chương lao động của TPP. Hiện nay, mọi tổ chức công đoàn tại Việt Nam đều phải thuộc Tổng LĐLĐVN.
Khi gia nhập TPP, người lao động sẽ có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn ở cấp doanh nghiệp. Các tổ chức này có thể có hoặc không thuộc Tổng LĐLĐVN.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân khẳng định: “Ở tầm quốc gia, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, bổ sung luật pháp quốc gia cho tương thích với những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Việt Nam cũng phải xây dựng, tổ chức bộ máy, cơ chế, thiết chế và dành những nguồn lực cần thiết để thực thi có hiệu quả các cam kết đó”.
Như vậy, với cam kết đã ký, Việt Nam sẽ có các tổ chức công đoàn không thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Nếu như, không phát huy được vai trò của mình, Tổng liên đoàn này sẽ mất vị thế vào cái gọi là công đoàn độc lập.
Thách thức
Một trong những điều kiện để gia nhập TPP là quốc gia đó phải cho phép thành lập công đoàn độc lập (CĐĐL). Về bản chất, CĐĐL là một hình thức tổ chức xã hội dân, vốn được coi là lực lượng phản biện cùng với Nhà nước xây dựng và thực thi pháp luật, đẩy lùi nạn quan liêu tham nhũng. Do đó, việc hình thành CĐĐL sẽ hạn chế tình trạng “công đoàn vàng – công đoàn của giới chủ” đang hiện hữu ở một số cấp cơ sở đi ngược lại quyền lợi chính đáng của công nhân. Nhưng đây cũng trở thành mảnh đất màu mỡ để các đối tượng cơ hội trục lợi.
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, những kẻ lợi dụng CĐĐL, danh nghĩa bảo vệ người lao động hay các tổ chức XHDS “từ thiện” để trục lợi bất chính đã sớm xuất hiện như “Uỷ ban bảo vệ người lao động - UBBV” (2007) và “Liên đoàn lao động Việt tự do - LĐV” (2014) ở châu Âu hay “Liên minh bài trừ nô lệ mới ở châu Á” tại Malaysia lập ra nhằm mục đích che giấu các hành vi đưa người sang lao động nước ngoài trái phép, kiếm tiền tài trợ từ các NGOs và Chính phủ các nước, âm mưu thành lập đảng phái chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những năm gần đây, nhận thấy sự ủng hộ của các nước phương Tây đối với tổ chức XHDS và cơ hội do TPP đem lại, các tổ chức công đoàn, từ thiện trá hình này cũng thay đổi để thích nghi với những điều kiện mới. Với thủ đoạn tập hợp các vụ tai nạn lao động, đình công của công nhân trong nước, chúng thường tạo ra hình ảnh tiêu cực về phong trào công nhân Việt Nam, hạ thấp vai trò của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam – cơ quan đại diện hợp pháp duy nhất cho quyền lợi của người lao động cả trong và ngoài nước, giành giật nhau để nổi lên như “ngọn cờ đầu” trong số các tổ chức XHDS hoạt động hướng công đoàn.
Mục tiêu của những tổ chức như UBBV và LĐV bên cạnh việc sử dụng danh nghĩa CĐĐL tìm nguồn tài trợ tài chính của các tổ chức NGOs và Chính phủ các nước phương Tây, còn mang đậm màu sắc chính trị để thực hiện âm mưu nhằm thay đổi chế độ tại Việt Nam thông qua phong trào công nhân – điều đã từng xảy ra tại Ba Lan năm 1989. Nhiều lao động đã cho biết họ được cho tiền để ghi hình phỏng vấn với kịch bản được chuẩn bị từ trước hay rải truyền đơn kêu gọi đình công ở các khu công nghiệp. Vụ bạo loạn, phá hoại máy móc, nhà máy ở các khu công nghiệp Bình Dương, Tp.HCM xuất phát từ cuộc tuần hành yêu nước năm 2014 là bài học nhãn tiền không chỉ cho các cấp quản lý mà còn cho chính người lao động. Trong các vụ việc này, chính người lao động đã bị mất việc, không được trả lương, nhiều người bị truy tố do đập phá nhà máy của giới chủ.
Việc thực thi những cam kết trong chương Lao động của TPP sẽ đem lại lợi ích lâu dài đối với người lao động. Sự xuất hiện của CĐĐL sẽ giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, tuy nhiên không ai có thể khẳng định tất cả các CĐĐL đều hoạt động vì mục đích tốt đẹp như vậy.
Tôi rất kính trọng và khâm phục phong cách làm việc của bác Thăng. Bác có tư duy của một lãnh đạo, có tầm nhìn xa và chiến lược. Và cách làm việc của bác cũng dứt khoát, quyết liệt. Nhiều vụ bác cắt chức cấp dưới do không hoàn thành nhiệm vụ, làm ẩu cho thấy cung cách làm việc của một người chỉ huy là phải như vậy. Như thế mới nâng cao trình độ, phương pháp làm việc của cán bộ được. 1 like ủng hộ bác!
Trả lờiXóaBác này đúng là có tầm nhìn chiến lược, luôn đi trước cán bộ công chức, đúng là tư duy của một người lãnh đạo là phải như vậy. Theo dõi nhiều bài báo viết về bác, thấy bác ấy cắt chức người này người nọ mà nghĩ chắc đội cán bộ công chức sẽ chột dạ nhiều. Cứ kiểm tra đâu mà thấy vi phạm là bác xử lý tại trận luôn. Đảng và Nhà nước cần những con người như bác, bác Thăng ạ!
Trả lờiXóaHôm qua, tại Khu chế xuất Tân Thuận sáng 23/8/16 với vấn đề trọng tâm là nhà ở và đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ văn hóa, đời sống của công nhân, ông Đinh La Thăng, bí thư thành ủy TP.HCM đã bất ngờ hỏi chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM Trần Kim Yến: “Công đoàn đã tổ chức cuộc đình công thành công chưa?”. Câu trả lời là: “Chưa bao giờ!”.
Trả lờiXóaÔng Thăng cũng nói: "nếu chưa tổ chức thành công là do công đoàn chưa mạnh dạn làm việc đó, và cứ mạnh dạn tổ chức cho thành công". "Tôi nghe báo cáo tất cả các cuộc đình công đều là tự phát và đa số yêu cầu sau khi đình công đều được giải quyết. Như vậy rõ ràng yêu cầu của công nhân là chính đáng. Chúng ta phải đặt lại câu hỏi vì sao chủ doanh nghiệp chấp nhận khi công nhân đình công, còn công đoàn xuống thương lượng thì họ không đồng ý. Vậy tại sao công đoàn không tổ chức đình công theo luật cho công nhân?".
Đấy, một người bí thư mà nắm tường tận về nhiệm vụ của công đoàn như vậy, còn công đoàn thì lại mơ hồ về nhiệm vụ của mình.
Thế mới thấy bí thư Đinh La Thăng làm việc có trách nhiệm như thế nào? Xã hội có những con người như bác thì mới phát triển được chứ. Dân mới giàu, nước mới mạnh được
Anh # không vãi lồn.
Trả lờiXóaĐoán biết xu thế, nên đi tắt đón đầu.
Nhưng anh kích động đình công thì tôi chê.
Công đoàn tốt nhất là không phải đình công, mà tổ chức đình công không phải chức năng chính của công đoàn. Đó là hạ sách. A # kêu thử thì càng dở. Tôi chê lắm.
xui người ta đình công mà không kiểm soát được nó lan thành bạo loạn thì ông Thắng thành tội đồ. Ổng chết đầu nước, tôi thật. Không đéo đâu, dại thì rõ.
Trả lờiXóaViệc đình công để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của công nhân nói riêng và người lao động nói chung là việc làm chính đáng và cần có hành lang pháp lý cũng như có tổ chức công đoàn đủ mạnh đứng ra lãnh đạo. Đó là việc bấy lâu nay chúng ta chưa làm được và việc công nhân bị xâm phạm quyền lợi ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài đang diễn ra khá phổ biến. Bí thư Đinh La Thăng đã đặt ra vấn đề rất đúng, rất nóng và rất cần thiết, có lẽ đây chính là lúc chúng ta nên thay đổi, cải cách hoạt động của tổ chức công đoàn.
Trả lờiXóaquyền lợi của người lao động cần được đảm bảo, và đó là lí do công đoàn ra đời, công đoàn đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động, khi có mâu thuẫn xảy ra giữa công nhân và doanh nghiệp thì công đoàn sẽ là người đứng giữa giải quyết những mâu thuẫn. bí thư Thăng đưa ra những vấn đề rất nhạy cảm nhưng đó là cách thức mà xã hội ta cần phát triển đi tới, vì một xã hội công bằng và văn minh mà
Trả lờiXóaBi thư Thăng thật sự chỉ ra được sự bất cập của tổ chức Công đoàn hiện nay. Người lao động phải đóng phí công đoàn nhưng đại diện công đoàn gần như ngoài việc thăm viếng ốm đau, tang chế thì chẳng làm được gì cả.Nói thật ra công đoàn hiện nay không tồn tại vẫn được gì công đoàn không đại diện được cho người lao động để đấu tranh với chủ doanh nghiệp đòi hỏi các quyền lợi chính đáng và phân tích cho người lao động thấy được vai trò cũng như trách nhiệm của họ với doanh nghiệp. Do đó nếu tổ chức nào có đình công tự phát mà sau đó các yêu cầu họ được doanh nghiệp đáp ứng thì nên giải thể luôn tổ chức công đoàn tại đó.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaxe điện 1 bánh thông minh
Trả lờiXóaMột hiện trạng hiện nay đang diễn ra ngoài xã hội đó là quyền lợi của người công nhân bị xâm phạm, đặc biệt là các công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của nước ngoài. Nếu việc đình công để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người công nhân thì rõ ràng cần có cần có hành lang pháp lý cũng như có tổ chức công đoàn đủ mạnh đứng ra lãnh đạo. Đây là một tư duy hết sức thực tế và sáng suốt của ông Đinh La Thăng
Trả lờiXóaCó thể hiểu công là công lý, đoàn là đoàn thể. Công đoàn tức là đại diện công lý của đoàn thể. Công đoàn ra đời có nhiệm vụ đại diện cho tầng lớp lao động, bảo vệ người lao động, đòi quyền lợi cho người lao động khi có xung đột giữa người lao động và doanh nghiệp. Hết lòng vì người lao động là trách nhiệm bổn phận của công đoàn, nhưng điều đáng nói ở đây công đoàn vẫn chưa phát huy và hoàn thành tốt trách nhiệm đó. Dẫn đến người lao động vẫn chưa thoả mãn trong quyền lợi của mình và có đôi chút mất niềm tin vào công đoàn.
Trả lờiXóaĐể trở thành bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh- một trong những thành phố lớn nhất Việt NAm thì đó phải là người lãnh đạo có đủ tâm, đủ tầm, đủ tài. Việc làm của bí thư thành ủy Đinh La Thăng cho thấy ông là một vị lãnh đạo có tầm nhìn, ông đã đi trước một bước, có một tư duy sáng suốt và một đường lối đúng đắn. Ông là người thảng thắn chỉ ra những thiếu sót của công đoàn Việt Nam hiện nay, không kiêng nể, hay nói giảm, nói tránh, đây là một tố chất quan trọng của một vị lãnh đạo
Trả lờiXóalao động Việt Nam thực sự cần phải có những bước cải cách để phù hợp với sự phát triển của đất nước, trong khi nước ta đang hội nhập quốc tế, nguồn lực của chúng ta có, và chúng ta chỉ thiếu cơ chế, thiếu đi cách tổ chức bộ máy sao cho đảm bảo với yêu cầu hiện nay của đất nước. mong rằng thành phố Hồ Chí Minh sẽ là đầu tầu về kinh tế để đưa đất nước phát triển hơn nữa
Trả lờiXóaĐặt ra tổ chức Công đoàn chỉ tốn tiền ngân sách nhà nước, moi tiền người lao động. Tổ chức này chẳng làm được trò trống, cơm cháo gì để giúp ích cho nhà nước, xã hội và người lao động. Nên giải tán tổ chức này đi cho đỡ ngân sách, người lao động bớt khổ.
Trả lờiXóaTôi thấy Bí Thư Thăng có cái nhìn rất xa. khi TPP sắp có hiệu lực, chúng ta phải gặp rất nhiều khó khăn cạnh tranh với các doanh nghiệp công ty trên cả nước, nếu chúng ta không có những chuẩn bị tốt thì chúng ta rất dễ bị đánh bại và điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế nước ta.
Trả lờiXóa