Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc kêu gọi "chiến tranh trên biển"
"..quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực", Người phát ngôn Lê Hải Bình tuyên bố.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.
Ngày 4/8/2016, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng và bình luận của Việt Nam trước thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn vừa lên tiếng kêu gọi "quân đội, cảnh sát và người dân Trung Quốc cần chuẩn bị cho "chiến tranh nhân dân trên biển" để đối phó với những mối đe dọa an ninh ngoài khơi và bảo vệ cái gọi là chủ quyền", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
"Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng chung của các nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Tôi cho rằng quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới".
Như tin đã đưa, Tân Hoa Xã ngày 2/8 dẫn lời ông Thường nói trong chuyến thị sát đến tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), nhấn mạnh các mối đe dọa đến từ biển có khả năng tác động mạnh mẽ nhất tới an ninh quốc gia của Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, quân đội, cảnh sát và người dân nên sẵn sàng tâm lý để được huy động tham gia các hoạt động “bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc.
Cũng trong buổi họp báo này, trả lời câu hỏi của hãng tin CNA (Đài Loan) về việc báo chí Đài Loan gần đây loan tin việc "ngày 1/8, một nghị sỹ Đài Loan có tên là Suh Chi Feng (Tô Trị Phần) đã bị nhân viên ở sân bay Nội Bài lưu giữ hộ chiếu và bị "theo dõi" trong thời gian bà này ở Hà Tĩnh, Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, ông sẽ chuyển thông tin này đến các cơ quan chức năng có liên quan để có câu trả lời sớm nhất đồng thời ông Lê Hải Bình cũng tiết lộ, bà Feng đã nhập cảnh sai với mục đích mà bà này khai trước khi vào Việt Nam.
Lê Trí
Cần đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Luật pháp quốc tế cũng như sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam chính là sức mạnh của công lí, chính nghĩa sẽ giúp Việt Nam có thế và lực vững chắc trong cuộc tranh chấp này.
Trả lờiXóaKhông có người dân nào mong muốn xảy ra chiến tranh cả. Chiến tranh chỉ đem lại đau khổ cho người dân Trung Quốc chứ họ không được lợi ích gì từ chiến tranh trên biển. Do đó những lời kêu gọi chiến tranh nhân dân kia sẽ không có tác dụng gì cả
Trả lờiXóaTrung quốc đã và đang sẵn sàng chiến đấu . Việt nam đang rơi vào thế bị động nếu trung quốc tràn sang sẽ trở tay không kịp dân mình sẽ khổ. Như chiến tranh biên giới quân tàu tràn sang mình như kiến việt nam bị rối lên khi ấy. có nhường thì cũng nhường vừa thôi . chúng ta càng nhân nhượng chúng càng lấn tới nói chung là lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc .bảo vệ tổ quốc bảo vệ dân tộc . quyết không để mất nước cho bọn trung quốc đểu giả
Trả lờiXóaTrung quốc là nước lớn nhưng họ luôn nói một đằng làm một nẻo làm cho việt nam ta nhiều lần khó sử. Việt nam ta cần xem xét lại mối quan hệ với trung quốc sao cho hợp lý. Từ kinh tế cho tới chính trị. Từ trung ương cho tới từng người dân một. Và chúng ta cũng cần phải có chính sách hướng tây nhiều hơn. Để đa dạng hóa mối quan hệ chính trị, kinh tế thì mới không bị trung quốc làm ảnh hưởng được.
Trả lờiXóaTrung Quốc chiến tranh nhân dân từ lâu rồi mà ta không nhận ra: thương lái Trung Quốc vào Việt Nam làm giá rồi phá giá mọi nguyên vật liệu từ trái cây, lợn gà tôm cá, các dự án giao thông công nghiệp thì đội vốn chậm chạp, du lịch hỗn loạn. Đấy là chiến tramh nhân dân đấy, đâu cần đến khi Thường Vạn Toàn kêu gọi ngư dân Trung Quốc ra biển, họ làm lâu rồi: họ đâm tàu, bắt ngư dân, cướp tài sản ngư dân, ngư dân ta không yên tâm ra biển thì làm sao mà giữ được ngư trường nữa. Chúng ta cần bày tỏ quan điểm của mình, nhưng cũng cần phải có hành động rõ ràng chứ đừng nói xuông.
Trả lờiXóaViệt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Mọi hoạt động của các bên tại các khu vực thuộc Hoàng Sa, cho dù dưới bất kỳ hình thức gì, đều là phi pháp và không thể làm thay đổi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta xưa nay chưa bao giờ ngán chiến tranh, và khi an ninh đất nước bị đe dọa thì cái tinh thần dân tộc lại lên cao hơn bao giờ hết. Trung quốc cũng đang ở thế gọng kìm 3 mặt, chỉ dám nói mồm, thử dám nổ súng tuyên chiến trước xem? Xem ai mới là người chịu hậu quả nhất?
Trả lờiXóaTrung quốc đang tự biến mình thành tên lưu manh vô học nhất hành tinh này, những luật lệ , quy ước do thế giới đã phải mất một quá trình lịch sử đầy khó khăn khốc liệt để đặt ra nhằm duy trì sự ổn định của thế giới này thì trung quốc chẳng coi ra cái gì cả, nhưng nếu trung quốc dám phát động chiến tranh trên biển với việt nam thì dân việt nam cũng đéo ngán đâu nhé!
Trả lờiXóaHòa bình ổn định ở biển Đông là lợi ích và nguyện vọng của các nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Tôi không tin rằng trung quốc dám phát động chiến tranh ở thời điểm này, nhưng với bản chất của chúng, không sớm thì muộn thì tranh chấp vũ lực sẽ xảy ra, và chúng ta sẽ phải luôn ở trong tâm thế chủ động, còn rất nhiều thứ phải chuẩn bị. Không thể khinh xuất ở đây được.
Trả lờiXóaTôi tin bọn chúng không dám, nhưng chúng ta cũng hết sức cảnh giác. Vì trước sau chúng cũng không từ bỏ tham vọng. Điều lo nhất là mỹ có để các tàu sân bay và tàu chiến thường xuyên ở biển đông hay không?hiện tại chúng chỉ ngại mỹ hoặc dư luận thế giới hướng về một sự việc nào đó, mà quên đi sự việc biển đông này khiến mỹ lơi lỏng chúng sẽ ra tay. Như thế sẽ rất nguy hiểm cho chúng ta, dù sao thì nước xa không cứu được lửa gần, chúng ta cần chuẩn bị cho bất cứ một tình huống xấu nhất nào có thể xảy ra.
Trả lờiXóatrung quốc đang tỏ ra mình là người chủ động nhưng biết đâu thùng rỗng lại kêu to thì sao, nước ta luôn có những quân bài chiến lược để mọi kẻ thù đều phải trả giá thật đắt nếu chúng xâm phạm, Cam Ranh sẽ như là một con dao kề sát vào cổ kè thủ của chúng ta trên biển đông. và Trung quốc có thể nói này nói nọ nhưng khi làm chắc chắn chúng chẳng hay được như lời chúng nói đâu
Trả lờiXóatrung quốc phát ngôn như vậy là đang tự cô lập mình, tự biến mình thành kẻ thù của nhiều nước khác, như vậy đây là một nước đi sai lầm của Trung quốc, họ đã quá hống hách và quá tin tưởng vảo khả năng của mình, khi chống chọi một lúc với nhiều nước khác nhau thì đó là một câu chuyện khác mà có lẽ trung quốc đã không tính đến. mong được thấy một ngày trung quốc sấp mặt trên biển đông
Trả lờiXóa