Chia sẻ

Tre Làng

CÓ NÊN HỌC CHỮ HÁN KHÔNG?


Có nên học chữ Hán không?

Tuỳ bộ dục, nếu có thì nên đưa vào chương trình giáo dục từ tiểu học dưới dạng một phần của môn văn, chứ không nhất thiết phải dạy như một ngoại ngữ. Giống như toán học thì có đại số và hình học.

Vai trò của chữ Hán trong ngữ văn tiếng Việt quan trọng hơn vai trò của hình học trong môn toán, 70% từ vựng tiếng Việt là gốc Hán, tôi đã thử vài lần nhưng vẫn chưa đặt được 1 câu hoàn chỉnh nào mà không dính từ Hán Việt. Nếu học sinh được tiếp cận với chữ Hán sớm, sẽ có trí nhớ và trí thông minh cao vượt trội so với chỉ học chữ Quốc Ngữ, học sinh Trung Quốc thông minh hơn tất cả các nước xung quanh, IQ của học sinh Thượng Hải trung bình trên 120 tức chớm mức thiên tài, tất cả là nhờ việc phải nhớ hàng nghìn kí tự tượng hình phức tạp. Sự kết hợp các từ, bộ thủ của chữ Hán rất thần kỳ, ảo diệu nhưng logic, nếu học thử, các bạn sẽ hiểu tại sao từ vài nghìn năm trước, người Hán đã đủ trình độ để có tứ đại phát minh.

Học sinh Hàn, Nhật buộc phải học chữ Hán, tối thiểu 3000 từ, ai không học được coi như mù chữ. Dù đã có hệ thống chữ viết tượng thanh Hangul riêng, Hàn Quốc vẫn đẩy mạnh học chữ Hán như một điều bắt buộc, trái ngược với người anh em ở bên kia vĩ tuyến. Những người Bắc Hàn đào tẩu sang Hàn Quốc luôn gặp khó khăn lớn nhất khi tìm việc làm là không biết đọc chữ Hán và nói tiếng Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Hàn. Người Nhật thì đương nhiên phải biết chữ Hán tức Kanji, một văn bản tiếng Nhật bất kỳ có ít nhất 50% Hán tự. Biết chữ Hán, sẽ thuận tiện hơn trong việc tiếp cận kho tri thức khổng lồ không chỉ của Trung Hoa, mà còn của cả Triều Tiên và Nhật Bản.

Một số nước Nam Mỹ thậm chí đã đi xa hơn, tìm cách nâng cao trình độ toán học của học sinh bằng các chuyển sang hệ thống số đếm theo kiểu Trung Hoa, vốn logic và ưu việt hơn hệ thống số đếm phương Tây. Kết quả là tới 2 năm trước, khu vực vốn luôn xếp cuối bảng ở các kỳ thi Olympic toán, đã có người đạt giải Fields đầu tiên.

Tiếng Việt có quá nhiều từ đồng âm khác nghĩa, một số từ bị hiểu sai hoàn toàn ý nghĩa của nó do không ai biết từ gốc chữ Hán viết như thế nào. Đối với người Việt Nam hàng ngày sử dụng thì không sao, nhưng với người nước ngoài muốn học tiếng Việt thì đây là cực hình.

Ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đối với dân tộc sử dụng ngôn ngữ đấy. Người Pháp thanh lịch, vì rất khó dùng tiếng Pháp để chửi thề. Người Đức giỏi kỹ thuật, vì tiếng Đức có hệ thống ngữ pháp chặt chẽ vô địch trên thế giới, mọi danh từ đều phải viết hoa, cụm danh từ phải viết liền thành những từ dài ngoằng nhưng rất dễ nhớ nếu nắm được quy luật. Ngôn ngữ càng quy củ thì dân tộc càng tiến hoá, không có ngoại lệ.

Nhiều bạn lo rằng học chữ Hán sẽ bị lệ thuộc Trung Hoa, trên thực tế thì ngược lại. Những người da đen khi xưa phải làm nô lệ ở Mỹ vì họ không biết tiếng Anh, chỉ biết vài từ đơn giản để người chủ da trắng có thể sai khiến. Sau một, hai thế hệ, khi họ có khả năng ngôn ngữ, biết đọc biết viết đủ tiếp thu những tư tưởng tiến bộ để đấu tranh, họ đã phản kháng để dành quyền công dân. Bọn thương lái người Kinh khi xưa hay lên mạn ngược để lừa các đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng ngày nay thì không được nữa do đồng bào đã đủ trình tiếng Việt để đọc ngôn tình Trang Hạ, thậm chí lừa lại cả bọn dưới xuôi.

Chỉ có ngu dốt mới bị lệ thuộc, tôi chưa thấy ai có tri thức mà bị lệ thuộc cả. Ngu thì thường hay sợ hãi, kiểu như nhìn tờ giấy chùi đít của thằng Tàu bỏ lại có mấy chữ Nho loằng ngoằng, cũng sợ nó yểm bùa tới mức phải thuê thày cúng về rồi cả họ hàng hang hốc quỳ lạy sì xụp để hoá giải, đốt "bùa" hòa với nước uống hết.

Còn về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng đưa vào hay không cũng thế cả thôi. Dễ học như tiếng Anh mà bao nhiêu năm đưa vào vẫn ngu đội sổ khu vực, thì chả hy vọng gì học được chữ Hán khó hơn 10 lần. Ông Đoàn Lê Giang bị ăn chửi là xứng đáng, tôi không thể bênh ông được vì ông không thực tế, tư duy của ông giống mấy lãnh đạo ngành thể thao Việt Nam muốn đưa dân tộc có ngón chân toẽ quặp đi giày Tây còn không nổi trở thành nhà vô địch bóng đá toàn cầu. Điên rồ và hoang tưởng.

IQ 94 điểm thì học hay không học khác đéo gì nhau.

5 nhận xét:

  1. Học chứ, cần học để có cái nhìn phổ quát hơn và có học tư duy của chúng ta cũng sẽ khác không học. Học một biết mười mà, cái gì học được thì chúng ta cứ phải học nghiêm túc

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh09:07 1/9/16

    Tôi là người biết chữ Hán. Chữ Hán dễ học nhưng khó nhớ mặt chữ. Người TQ tái mù chữ rất nhiều. Biết thêm một ngôn ngữ nào cũng tốt nhưng không phải học chữ Hán thì IQ tăng lên. Hãy để cho phụ huynh và học sinh tự chọn chứ không nên đưa vào nhà trường như một môn học bắt buộc.

    Trả lờiXóa
  3. Học chữ Hán là thuộc nửa quá khứ.Mà quá khứ của dân ta là niềm tự hào và kích thích sự tự cường,tự phú.Với lại biết thêm một là một cửa sổ mở ra.Đừng nghĩ cái gì của Tàu cũng xấu cả.

    Trả lờiXóa
  4. Học chữ Hán là thuộc nửa quá khứ.Mà quá khứ của dân ta là niềm tự hào và kích thích sự tự cường,tự phú.Với lại biết thêm một là một cửa sổ mở ra.Đừng nghĩ cái gì của Tàu cũng xấu cả.

    Trả lờiXóa
  5. biết thêm một ngon ngữ là mình biết thêm được về một vùng đất khác, như kiểu là sống thêm được một cuộc đời vậy, dẫu biết là biết thêm một thứ ngôn ngữ là tốt như thế nào nhưng chúng ta cũng phải dựa vào chính tình hình của nước ta và của thế giới nữa thì mới quyết định học thêm cái gì. khi mà nước ta đang dần dần gỡ bỏ cái sự ảnh hưởng của Trung quốc để hội nhập sâu hơn với các nền kinh tế trên cả nước thì việc học Tiếng Anh vẫn là đúng đắn nhất, tiếng Hán biết thì càng tốt, không biết cũng chẳng sao

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog