Những ngày gần đây, khi một phóng sự phát trong chương trình “Chuyển động 24h” do Trung tâm Tin tức VTV24 sản xuất bị chỉ trích có chi tiết dàn dựng cảnh phá rừng ở Đắk Lắk, vấn đề đạo đức và pháp lý trong tác nghiệp truyền hình lại một lần nữa được đặt ra…
Trước đó mấy năm, phóng sự truyền hình “Ai chắp cánh cho thần chết?” của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định đoạt giải B giải báo chí tỉnh và được phát trên VTV cũng bị nhân vật trong phóng sự tố cáo dàn dựng. Sau khi kiểm tra làm rõ, tác phẩm này bị rút giải thưởng.
Phóng sự ấy ghi hình 2 thương binh, người cụt cả hai chân, người cụt tay nhưng vẫn lái ô tô chạy bon bon trên đường. Lời bình nhấn mạnh: “Cả hai đều được cấp bằng lái ô tô”. Chỉ vì muốn phản ánh tình trạng xuống cấp trong hoạt động đào tạo cấp bằng lái ô tô mà tác giả lừa dối nhân vật, dàn dựng bối cảnh sai bản chất, thông tin sai sự thật (thực tế những thương binh này không có giấy phép lái xe và bị cấm lái xe).
Tình huống trên đã vi phạm nguyên tắc thu thập và xử lý thông tin trong tác nghiệp truyền hình, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc đạo đức báo chí. Dù có nhân danh những mục đích đúng đắn, lớn lao khi thực hiện phóng sự, các tác giả ấy cũng không thể biện minh cho phương pháp tác nghiệp sai trái như vậy.
Thực ra, trong tác nghiệp truyền hình, việc nhà báo nhờ nhân vật hỗ trợ, hợp tác để ghi hình là phổ biến. Ngay cả trong việc dựng cảnh như thế cũng phải tuân thủ nguyên tắc chung là không bóp méo sự thật, tôn trọng logic và nhân vật trong phóng sự biết rõ mục đích ghi hình, ý đồ tác phẩm. Thủ pháp dựng cảnh trong tác nghiệp truyền hình thường rơi vào những tác phẩm có nội dung biểu dương, ca ngợi, tích cực.
Dàn dựng cũng là thủ pháp trong truyền hình (từ “dàn dựng” ban đầu không mang nghĩa tiêu cực), được dùng nhiều trong phim tài liệu. Ví dụ làm phim tài liệu lịch sử, khi không có hình ảnh tư liệu, đạo diễn phải tái tạo hiện thực. Hoặc khi làm phóng sự về một vụ án, tác giả có thể tái hiện hành vi của kẻ phạm tội bằng cách dàn dựng nhưng trong trường hợp này, cách xử lý ngôn ngữ hình ảnh của đạo diễn (chuyển thành đơn sắc, dùng ngôn ngữ dựng hình, ghi chú thích bằng dòng văn bản…) giúp khán giả vẫn biết được đó là những hình ảnh được dàn dựng, tái hiện.
Tuy nhiên, khi phản ánh một nội dung tiêu cực, khi muốn dùng hình ảnh để chứng minh những hành vi sai trái, xấu xa, nhà báo phải sử dụng thủ pháp điều tra để ghi hình đúng sự thật. Không ai có thể hợp tác với nhà báo để bôi xấu chính mình trên truyền thông. Khi nhà báo nhân danh các mục đích nào đó để lợi dụng nhân vật của mình thì đó là gài bẫy, là ứng xử nhẫn tâm, là vi phạm pháp luật và đạo đức, có trường hợp thậm chí bị khởi tố hình sự.
Dàn dựng chỉ có thể là thủ pháp báo chí khi nó phản ánh đúng bản chất sự kiện; khi công chúng truyền thông hiểu được thông điệp, đồng thời nhận rõ đó là hình ảnh tái tạo, hình ảnh được sắp xếp; khi nhân vật biết rõ mục đích của việc chụp, ghi và tác phẩm không gây tác hại cho họ. Nhân danh mục đích tốt để biện minh cho việc “dàn dựng” bóp méo sự thật không chỉ vi phạm đạo đức nghề báo mà còn vi phạm pháp luật.
PHAN VĂN TÚ
Nhìn chung tre làng viết võ đoán, bênh vực formosa, lâm tặc. Nhiều bài chửi bới chợ búa
Trả lờiXóasao tre làng va G.t xoay mãi cái chuyện này?
Trả lờiXóakhông biết lương tâm của mấy anh nhà báo rồi phóng viên đặt đi đâu nữa mà vì mấy lượt view lại đi dở cái trò quay cảnh bóp méo sự thật này.vtv là đài truyền hình của một quốc gia mà trước giờ có biết bao nhiêu phốt như thế rồi.lần trước vì quay cảnh cải chổi và đống rau à biết bao nông dân trồng rau ko bán đc.giờ thì lại đi thuê người diễn cảnh phá rừng để vu khống cho con nhà giám đốc công an tỉnh.hỏi bọn này ko nên trị thì để làm gì
Trả lờiXóaChính xác. Vụ này, người dân ở Huyện Krông Năng nói rõ họ bị PV lừa quay phim phá rừng. Đây là đồng bào dân tộc thiểu số, họ rất trung thực, có sao nói vậy. VTV 24h quá sai trong nghiệp vụ điều tra báo chí. Rất đơn giản, nhân vô thập toàn, sai thì có gan sửa, thế mà VTV 24h không có dũng khí này. Mấy ngày qua, lợi dụng sóng truyền hình quốc gia còn to mồm lấp liếp việc làm sai trái, làm nhiễu thông tin, làm mất thời gian của người xem, coi thường dư luận. Chỉ tiếc, việc ồn ào, tào lao thế này mà Bộ TT-TT chậm nhảy vào cuộc quá.
Trả lờiXóaVTV24 đã phạm phải những sai lầm không thể biện minh trong nghiệp vụ điều tra quá khứ. Hơn thế nữa khi bị phát giác thì lại có những hành động lợi dụng sóng truyền hình quốc gia để lấp liếm, thậm chí là đe dọa đồng nghiệp tác nghiệp. Việc làm này là không thể chấp nhận được, cần bị lên án mạnh mẽ, cần phải được điều tra và xử lý thật nghiêm
Trả lờiXóaChỉ vì mấy lượt xem, chỉ vì chút lợi nhuận mà mấy anh chị VTV24 đã giẫm đạp hết lên cái gọi là đạo đức nghề nghiệp, vứt bỏ cái gọi là nguyên tắc công việc. Lừa gạt người dân tộc thiểu số kém hiểu biết để biến họ thành công cụ phục vụ cho mục đích dàn cảnh là một điều không thể chấp nhận được. Đề nghị Bồ TT-TT nhanh chóng vào cuộc điều tra làm rõ
Trả lờiXóaDù có nhân danh những mục đích đúng đắn, lớn lao khi thực hiện phóng sự nhưng các anh chị phóng viên cũng không thể biện minh cho phương pháp tác nghiệp sai trái của mình được. Nhờ người dân hỗ trợ trong phóng sự là một chuyện, còn lợi dụng sự kém hiểu biết của nhân dân để dàn dựng lại là chuyện khác. Làm nghề gì cũng cần có lương tâm và đạo đức
Trả lờiXóaDàn dựng chỉ có thể được coi là thủ pháp báo chí khi nó phản ánh đúng, đủ bản chất của sự việc: khi công chúng nhận ra đó là hình ảnh được tái tạo, sắp xếp và họ nhận thức được nội dung ý nghĩa truyền tải. Hơn hết, với nhân vật tham gia trong cảnh dàn dựng, họ phải được nói rõ để biết và hiểu đúng mục đích của việc dàn dựng, đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia trong cảnh quay dàn dựng. Và tất cả những điều trên đều bị VTV24 bỏ qua hết
Trả lờiXóaĐể phản ánh một nội dung tiêu cực thì nhà báo cần vận dụng những thủ pháp điều tra để ghi hình đúng sự thật chứ không thể lừa gạt nhân vạt về mục đích cảnh quay để phục vụ cho mục đích cá nhân được. Làm như vậy có khác nào đi gài bẫy nhân vật, đối xử nhẫn tâm với nhân vật. Việc làm này là trái pháp luật và đi ngược lại đạo đức, cần bị lên án kịch liệt
Trả lờiXóaLà đài truyền hình quốc gia mà VTV lại đăng 1 bài phóng sự sai sự thật, xúi giục dân chặt phá rừng phòng hộ để lấy tư liệu, phỏng vấn người phạm tội từ 2 năm trước,.. trước kia là vụ dùng chổi quét rau sạch, vtv đã phải xin lỗi người dân, xong đến phóng sự syria, giờ là phóng sự đăk lak, vtv đang dần mất niềm tin của nhân dân với 1 đài truyền hình quốc gia chính thống
Trả lờiXóaLà đài truyền hình quốc gia mà VTV lại đăng 1 bài phóng sự sai sự thật, xúi giục dân chặt phá rừng phòng hộ để lấy tư liệu, phỏng vấn người phạm tội từ 2 năm trước,.. trước kia là vụ dùng chổi quét rau sạch, vtv đã phải xin lỗi người dân, xong đến phóng sự syria, giờ là phóng sự đăk lak, vtv đang dần mất niềm tin của nhân dân với 1 đài truyền hình quốc gia chính thống
Trả lờiXóadàn dựng của mấy anh bên VTV 24 nó tiêu cực quá rồi với lại nó chẳng hề phản ánh được chân thực , VTV 24 đang làm mọi thứ tồi tệ đi và gây bức xúc trong dư luận một đài truyền hình mà sản xuất kiểm vớ vẩn như thế này thì có khi cần cân nhắc xóa bỏ cái VTV 24 này đi thôi. đánh mất niềm tin của nhân dân là điều mà không một báo chí nào muốn và đó là cái tội to lớn của nhà đài
Trả lờiXóadàn dựng một cách trắng trợn như thế này là không thể chấp nhận được, VTV 24 đã không tôn trọng khán giả, không tôn trọng người xem truyền hình, giả tạo đã là điều không chấp nhận được, đằng này lại là chặt rừng , phá hoại tài sản quốc gia thì không hiểu nổi những người làm phóng sự này họ có học hành gì không, quá là xuống cấp cho VTV24
Trả lờiXóaNgười làm báo mà dàn dựng cảnh quay bóp méo sự thật chỉ vì mục đích tính thời sự của bài viết và số lượng người xem thì người làm bào này không còn lương tâm nghề nghiệp, những người làm báo như thế cần xem lại lương tâm nghề nghiệp của mình, cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý với các hoạt động xuất bản báo chí.
Trả lờiXóa