LâmTrực@
Nghị định 46/2016/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ hôm nay. Xem link dưới:
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=2&mode=detail&document_id=184867
Khiếp quá, trên mạng nhan nhản các bài viết về cái đèn đỏ đèn vàng. Nhiều bài hay, nhưng nhiều bài quá kém bởi tác giả không hiểu luật, viết cảm tính mà cứ như đúng rồi. Có anh bên Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Đất Việt, và thậm chí có anh là Tiến sĩ bên ngành giao thông còn ngụ ý rằng nó trái luật.
Đọc kỹ, so sánh cẩn trọng, ta thấy Nghị định 46 không hề trái luật như mấy anh bi bô trên báo. Cần nhớ, ý các anh báo chí là nó trái với luật Giao thông đường bộ
Nghị định 46 tôi không thể tìm thấy khái niệm "đèn vàng" mà dùng cụm từ "đèn tín hiệu giao thông". Điều này cũng phù hợp và không hề trái với các quy định của Luật giao thông đường bộ.
Trong Nghị định, hành vi sẽ bị phạt là: "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Theo đó, quy định đối với ô tô tại Điểm a, Khoản 5, Điều 5; đối với xe gắn máy, tại Điểm c, Khoản 4, Điều 6; đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng tại Điểm g, Khoản 4 và đối với xe đạp tại Điểm h, Khoản 2, Điều 8.
Trong khi đó Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ về hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông tại Khoản 3, Điều 10 Luật giao thông đường bộ. Theo đó:
Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Vậy anh chị nào dám nói Nghị định 46 trái với luật, hả?
Trước khi có Nghị định 46, ở Việt Nam vẫn áp dụng Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Giữa Nghị định 46 và Nghị định 171 khác nhau ở chỗ: Với Nghị định 46 thì mức phạt cho hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" là giống nhau. Nghĩa là dù vi phạm đèn vàng hay đèn đỏ thì cũng bị phạt như nhau. Trong khi đó Nghị định 171/2013/NĐ-CP lại quy định mức phạt vi phạm đèn vàng nhẹ hơn đèn đỏ.
Nghị định 46 rõ ràng có điểm mới và công bằng, vì đã vi phạm tín hiệu đèn giao thông thì lỗi đều như nhau.
Các anh chị phóng viên rất không nên viết nếu không hiểu đúng nội dung Nghị định 46 và Luật giao thông đường bộ. Cũng không nên dắt mũi dư luận bằng các lập luận ngớ ngẩn, rẻ tiền kiểu, "Nghị định trái luật: gây hoang mang cho dân chúng", "Nên bỏ luôn đèn vàng: Đi ngược lại với quy định đã thành thông lệ trên toàn thế giới", hoặc mập mờ kiểu "Xử phạt lỗi đèn vàng: Ủy ban ATGT lên tiếng"...
Dưới đây là mấy bài có vấn đề, tôi chụp ảnh màn hình đề phòng mấy anh chị lại cãi như thường lệ:
Thực trạng ở các đô thị Việt NAm hiện nay, khi tham gia giao thông ý thức của người dân còn chưa cao. Chưa nói đến những thánh nhân gặp đèn đang đỏ mà cứ vượt tít mù khơi, mà một bộ phận không hề nhỏ cư dân thành thị vi phạm đèn vàng: đi gần tới nơi đèn đã vàng mà cứ phi vù vù, đèn chỉ còn vài giây là xanh mà họ cứ phóng tít thôi. Thiết nghĩ bộ luật này ra đời cực kì chính xác và phù hợp với tình hình. Mong rằng với thay đổi này thì ý thức người dân sẽ được nâng cao
Trả lờiXóaBẠn thử nghĩ mà xem nhé: khi di chuyển trên đường đô thị với tốc độ khoảng 60km/h, đèn đang màu xanh chưa đầy 1/20 giây đã chuyển sang đèn vàng. Với khoảng cách 5 đến 10 m, người đi xe sẽ khó phanh kịp thời. Mà tình trạng vượt đèn tín hiệu vàng có thể do vô ý. Ngược lại, hành vi vượt đèn đỏ hoàn toàn do lỗi cố ý. Đèn tín hiệu vàng thường xuất hiện nhanh chỉ ít giây nên khó xác định được thời điểm đã qua trước vạch dừng hay chưa. Việc quy định lỗi vi phạm vượt đèn vàng như đèn đỏ, vô hình chung là bỏ ý nghĩa của đèn tín hiệu vàng.
Trả lờiXóaviệc một số người hiểu vượt đèn vàng là được phép hoặc nếu vip phạm thì chỉ bị nhắc nhở là cách hiểu không đúng .Bởi khi thấy đèn vàng phương tiện phải giảm tốc độ và dừng trước vạch dừng khi đang trong khu vực nút giao thông ngã ba ngã tư .. đèn chuyển vàng , thì vẫn tiếp tục đi theo hướng đã định .hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là việc người điều khiển phương tiện không chấp hành theo các tín hiệu đèn được quy định nêu trên . Người vi phạm ngoài bị phạt tiền tùy trường hợp cụ thể sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX theo quy định
Trả lờiXóaTrên quan điểm của tôi thì tôi thấy nghị định 46 này ra đời đúng thời điểm. Trong khi tai nạn giao thông phần lớn do ý thức con người cả. Vì vậy cần phải có biện pháp mạnh tay để xử lí, răn đe, nâng cao nhận thức của người dân. Không thể để người dân không chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. MÀ rõ ràng đã vi phạm là vi phạm, không chấp hành tín hiệu giao thông thì phải bị trừng phạt, không nên có sự phân biệt đèn xanh đèn đỏ
Trả lờiXóaTôi hỏi mấy người gọi là có ý thức tham gia giao thông.Đã bao giờ khi rẽ trái,phải gặp đèn xanh dành cho người đi bộ mà các bạn dừng lại chưa hay cứ coi như không . tham gia luật giao thông làm ơn ý thức và chấp hành một chút . Để an toàn cho hai bên . Và cho người đi bộ . Chúng ta ai cũng nhìn thấy đèn xanh còn 3 giây và đèn vàng 3 giây chỉ đủ cho người lưu thông 40% thôi ! Còn đã nhìn thấy đèn xanh chuẩn bị sang vàng nên dừng lại . Các bác chậm 3giây không ảnh hưởng đến vấn đề gì có đúng không ạ . Nhưng cố tình 3giây đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho mọi người . Tắc đường . Tai nạn . V.v . Hy vọng tôi nói không sai, và mong mọi người nên chấp hành đèn tín hiệu giao thông. nhanh 1 phút chậm cả đời
Trả lờiXóaĐúng là thua với báo và chấy. Dốt mà cứ nói lấy được, làm rối, hoang mang dư luận xã hội. Hàng tuần, hàng tháng nghe đâu có giao ban báo chí, không biết các cơ quan chức năng có nhắc nhở mấy vụ viết lung tung này.
Trả lờiXóaốp lưng galaxy note 7
Trả lờiXóađúng là còn lắm người đọc không kỹ hoặc cố tình nghi sai quy định này, rõ ràng nghị định, luật đã qui định nếu đã vượt qua trước khi đèn vàng xuất hiện thì được đi tiếp, còn đã đèn vàng rồi mà vượt thì vi phạm, rõ ràng là có lý của nó, hãy nhìn nhận vấn đề, muốn chấp hành đèn đỏ, có lẽ hay chấp hành từ đèn vàng trước, lâu nay dân ta cứ thấy vàng là phóng là bay,
Trả lờiXóaxử phạt như nhau bởi vì đề cao tín quan trọng của nó như nhau, còn màu đèn bao giờ cũng phải là có những màu như thế
Mấy anh viết bào mà chẳng hiểu về luật chút nào, nghị định 46 của chính phủ đã quy định rất rõ như thế mà các anh nói là trái luật, tôi không hiểu các anh có nghiên cứu luật trước khi viết hay không hay các anh viết báo chỉ cần số lượng người xem là đủ.
Trả lờiXóa