Sự thật là có kẻ đã bắn chết 2 quan chức ở Yên Bái, cả 2 nạn nhân và hung thủ đều chết bởi đạn K59. Ngày xưa các cụ nói chết là hết. Nhưng vụ này thì chưa. Còn vô số câu hỏi bỏ ngỏ, và sẽ được sớm trả lời trong nay mai.
Mặc dù vụ việc đau xót xảy ra liên quan tới 2 lãnh đạo cấp cao của Yên Bái nhưng đã được xử lý khá tốt về mặt truyền thông. Tất cả được minh bạch tại cuộc họp báo ngay sau đó, và tất cả các câu hỏi của báo chí đều được đáp ứng không né tránh.
Nhưng tiếc thay, lũ kền kền báo chí vẫn tiếp tục lợi dụng để mạ lị chính quyền. Đã có nhiều bài viết bình luận với thái độ vô luân nhằm vào lãnh đạo đảng, nhà nước. Và như thường lệ, chúng bốc thơm, tô vẽ nghi phạm như một anh hùng vượt khó và biện minh cho hành vi giết người như một phản xạ tất yếu đối với chế độ. Những câu đại loại như, con giun xéo lắm cũng quằn, hay chó chạy cùng đường, hoặc việc đen tối không thể nhờ vào luật pháp để xử lý đã buộc người dân phải tự xử...được liên tục nêu ra nhằm vào chính quyền và lãnh đạo. Thậm chí, có kẻ còn dựng hẳn một câu chuyện về mối quan hệ tình tiền để trả lời cho câu hỏi vì sao có vụ thảm sát để kiếm chác.
Thật tởm hết chỗ nói.
Tất nhiên lý do thực sự còn phải phụ thuộc vào kết quả điều tra của công an Yên Bái, nhưng bằng những quan hệ quen biết ở địa phương, mối nghi ngờ về một vụ việc nghiêm trọng xảy ra trong ngành kiểm lâm ở địa phương, liên quan đến việc bảo kê, buôn lậu gỗ quý, ma túy và chạy chức chạy quyền là nguồn cơn của sự việc đang dần được lộ sáng.
Đã có nhà báo bắt đầu tiết lộ những tình tiết từ nguồn tư liệu của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng qua một email tố cáo của một người công tác trong ngành kiểm lâm ở Yên Bái. Email này có đoạn viết " Anh có thể phỏng vấn chi cục trưởng chi cục kiểm lâm Yên Bái không? có mấy vấn đề sau: Chi cục trường là người được chủ tịch và bí thư tỉnh chỉ đạo trực tiếp đi bắt số gỗ tối này 15/04/2014...tại sao đến giờ vẫn chưa xử lý".
Như vậy, rất có khả năng vụ việc liên quan trực tiếp tới một đường dây đen tối trong ngành kiểm lâm và ông Bí thư chính là người chỉ đạo thực hiện. Khi biết không còn đường thoát, và biết sẽ phải đối mặt với sự trừng trị của pháp luật, đương nhiên sẽ dẫn đến việc manh động làm liều.
Bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm stt của Fbker Ben Nguyễn, đây là câu chuyện có thể giúp bạn hiểu hơn về vụ việc nổ súng bắn bí thư, chủ tịch tỉnh Yên Bái của Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh này.
#yenbai #kiemlam #lanhdaotinhyenbaibiban
Các bạn cũng có thể đọc bài của Đỗ Doãn Hoàng tại đây để biết vụ án này có liên quan như thế nào tới việc ông Minh dùng súng sát hại Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái:
http://laodong.com.vn/phong-su/rung-bao-ton-la-con-ngong-beo-287181.bld
cái lũ kền kền ấy toàn là kẻ đầu óc mu muội, không có trình độ phải đi chửi thuê cho Việt Tân để kiếm tiền nuôi thân thì biết cái gì mà đưa ra giả thuyết, chẳng lẽ chúng cho rằng chúng thông minh vậy sao. nếu mà chúng thông minh thì ắt hẳn chúng đã nhận ra một điều rằng chúng đang làm việc cho kẻ thù của dân tộc Việt Nam, những lời lẽ xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống, kích động của chúng đang nhằm chống phá Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc Việt Nam. liệu rằng chúng có thể xuyên tạc vụ việc này đến cỡ nào nữa nhỉ, và rồi khi vụ án được làm sáng tỏ và những lời lẽ xuyên tạc của chúng bị vạch trần thì chúng sẽ chui vào đâu để trốn.
Trả lờiXóaBÀI CỦA ĐỖ DOÃN HOÀNG.
Trả lờiXóaRất dài nên chia làm nhiều còm; các bạn chịu khó đọc vì nó liên quan đến vụ bắn bí thư tỉnh ủy và chủ tịch HĐND Yên Bái:
ĐỖ DOÃN HOÀNG
LĐO - Đi bộ, leo núi, mưa sạt không thể vượt qua nổi các con đèo vòi vọi, từ mờ sáng luồn rừng, đến 16 giờ chiều, chúng tôi mới tìm được một nóc nhà để xin… ăn trưa. Giở tấm bản đồ ướt nhoe nhoét ra, thấy mình đang vật lộn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu diện tích 16.000ha, thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Chao ôi, toàn những cái tên xã (chứ chưa nói tên bản) thoáng nghe đã thấy gập ghềnh trắc trở: Đại Sơn, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Viễn Sơn. Lếch thếch bò theo các con đường trơn, đến 19h cùng ngày, thì hun hút dưới chân đèo, trong sương mơ, hiện ra một quầng sáng lờ nhờ. Cuộc sống có ánh điện của xã vùng cao Mỏ Vàng cứ treo trong cơn đói, trong rét run tuyệt vọng của những kẻ “bước đã mỏi mà trông càng thấy mỏi”.
Chúng tôi như cô bé bán diêm sắp chết đói nằm mơ về một con ngỗng quay béo ngậy, ngỗng loạng quạng tiến về phía em, trên lưng ngỗng cắm sẵn bộ thìa dĩa leng keng. Chợt nảy ra so sánh, rừng bảo tồn nơi này, với những cây gỗ đường kính gần ba mét bị chặt hạ đầy khuất tất kia, cũng chỉ là một đàn ngỗng béo trong mắt những kẻ sấp mặt vì tiền mà thôi.
Chuyến đi để nhớ đến thời “hai tay chắp bụng”
Trả lờiXóaMọi chuyện bắt đầu bằng những vụ việc tôi đã phanh phui trên đất Yên Bái, rồi ít nhiều cũng được bà con tin cậy “dốc bầu tâm sự”. Một cán bộ kiểm lâm viết email (thư điện tử) cho tôi từ địa chỉ chung chung: “Quê hương tôi”. Anh bảo, rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu bị tàn phá đến man rợ: “Tôi chỉ muốn làm việc với một mình anh. Tôi sẽ gửi ảnh, gửi văn bản, gửi tất cả những gì tôi có thể kiếm được qua email cho anh. Chỉ xin anh hãy lên với thảm cảnh rừng Nà Hẩu một lần”. Cả tháng ròng tôi đi điều tra về nạn giết hại tê giác ở Nam Phi nên không lên Yên Bái được, anh viết thư oán trách, tuyệt vọng, thậm chí nguyền rủa tôi chỉ là “con hổ giấy”.
Tôi cũng đã nói toạc ra suy nghĩ của mình, rằng vì sao anh tìm tôi để tố cáo, có thật là vì anh thương xót rừng hay là anh muốn hạ bệ đối thủ của mình, câu chuyện này chỉ là cái cớ để anh mưu lợi cá nhân? Chúng tôi cắt liên lạc, cho đến khi tôi gửi những bức ảnh tôi ở Nam Phi và các hoạt động của mình, anh kiểm lâm “lai vô ảnh khứ vô hình” kia lại xin lỗi và tiếp tục tin nhắn, email tố cáo về rừng bị tàn phá.
Câu hỏi đặt ra là: Làm sao tôi vượt qua các trạm gác kiểm lâm để xâm nhập các cánh rừng bị tàn sát ở nơi quá xa xôi kia? Anh ta đã tình nguyện tìm người dẫn đường, giúp chúng tôi ngụy trang để vào rừng. Hai đồng nghiệp ở VTV2 (Đài Truyền hình Việt Nam) muốn theo chân tôi để làm một bộ phim phóng sự kiểu “truyền hình thực tế” tại các điểm đen hủy hoại môi trường. Anh kiểm lâm sắp xếp một kế hoạch rất “hình sự”, rất “thám tử”, nghe đã thấy run: “Anh đi qua thành phố Yên Bái vài chục cây số, gặp một cái cột mốc ven đường.
Từ đó, rẽ vào nhà nghỉ Thiên Hương, bịt biển số xe ôtô vào. Nai nịt như người về thăm quê cũ. Sẽ có 3 người đi xe Min-khơ đến chở anh vượt núi vào Nà Hẩu. Đi qua trạm kiểm lâm, có cái nhà cộng đồng xếp toàn gỗ phay tang vật vụ án, anh đừng có quay phim chụp ảnh. Tốt nhất mang theo giấy tờ, ai hỏi bảo tôi là cán bộ địa chất đi tìm khoáng sản. Đi 5km nữa thì gặp một cái nhà sàn.
Trả lờiXóaBỏ xe máy đi bộ qua phía trước cửa nhà sàn. Qua một con suối lớn, đến cánh rừng quế thì sẽ có một người gầy, tóc xoăn từ trong bụi rậm đi ra. Đừng hỏi tên anh ta là gì. Anh ta sẽ dẫn các anh đến gặp một người to béo, đội mũ cối, mặc áo rằn ri. Lúc ấy sẽ đuổi anh tóc xoăn về, rồi theo người mặc đồ rằn ri đi vào rừng. Nhớ là gã tóc xoăn và gã áo rằn ri không được phép biết mặt nhau”.
Có lẽ người giấu mặt sợ chúng tôi biết là đường sá quá khủng khiếp mà bỏ cuộc, nên anh ta tính toán rất kỹ từng chặng, nhưng tuyệt nhiên không nói sự hiểm trở và xa xôi trùng trùng của núi Nà Hẩu. Vì thế chúng tôi thậm chí không chuẩn bị đủ đồ ăn, vật dụng leo núi. Từ bờ sông Hồng, đi xe ôm gần 40km xóc đến mức ruột gan phèo phổi dường như không còn bấu víu gì với nhau nữa.
Nửa đêm hôm đó chia tay, chúng tôi trả 500.000 đồng/người xe ôm mà vẫn thấy quá rẻ, vì cả ngày họ phục vụ cực khổ dọc các cung đường thăm thẳm. Hóa ra các bác xe ôm hay xem tivi, đọc báo và nhận ra nhóm PV chúng tôi. Họ bảo, giao các chú cho đám lục lâm thảo khấu, mặt còn ma cô hơn cả bọn nghiện ấy, chúng tôi không làm sao yên lòng được. Nhưng vào đến suối là “chúng nó” kiên quyết đuổi chúng tôi về. “Nhỡ các ông là công an thì sao, về, muốn ăn đòn à!”. Nhìn những bộ mặt đó, 3 anh trinh sát đặc công lão luyện mà chúng tôi có ý nhờ đi theo hộ tống đánh lầm lũi hạ sơn. Tôi đi theo gã rằn ri độ 1 tiếng thì tất cả các sóng điện thoại “ngủm” hết.
Trả lờiXóaCả ngày, 3 anh cựu đặc công ngồi ngoài cửa rừng đưa ra các phương án “nhóm nhà báo bị thủ tiêu” ra sao. Đêm ấy, khi tôi ướt lút thút, bùn bám từ đầu đến chân, về đến xóm Cánh Tiên, xã Mỏ Vàng, 3 anh cựu quân nhân đã lao ra đón, có anh ứa nước mắt. Đến bây giờ, ánh mắt lo âu, sự mừng vui náo nức họ, trong đêm đồng rừng ấy, vẫn đeo bám lấy tôi, nó thật ấm áp, nó là bằng chứng về việc những nhà báo tử tế sẽ không cô đơn trong các vụ việc kiểu này.
Lại nói về chuyến leo núi tìm sự thật. Đúng là đến lúc về chầu tổ tiên “hai tay chắp bụng” tôi không thể nào quên được. Vứt chiếc xe Min-khơ bánh cuốn xích quẫy như con cá trê trong bùn đất ở rệ rừng, rút trong các túi hộp của quần rằn ri ra toàn bia, rượu, với gói mì tôm sống, anh ta mời chúng tôi dùng tạm. Không biết anh ta làm nghề gì, tên là gì, đưa chúng tôi đi đâu? Các máy quay bí mật là cái cúc áo, cái đồng hồ đeo tay cứ “tèn tèn” ghi hình trong lúc sợ vãi mồ hôi hột.
Những tiết lộ “động trời” trong lõi rừng Nà Hẩu
Trả lờiXóaĐi bộ qua bạt ngàn các nương quế, bà con người Mông thu vỏ quế về, hương quế thơm và rực ấm, trĩu trịt nói cười. Mỗi lúc như thế, “người dẫn đường” lại ẩn mình vào bụi rậm, lẩm bẩm: “Chúng mày về Hà Nội rồi, lộ ra là tao đưa đường thì chúng nó giết tao”. Đường mưa dính đến mức, bước chân xuống, nhấc lên là mất cả giày. Phạm Hùng (VTV2) thì ngã như đập mẹt. Thuân gầy như que củi, cầm máy quay nhưng bị cấm bấm máy nếu chưa được gã rằn ri đồng ý.
Qua các tán rừng hoa chuối đỏ ngỡ ngàng, hoa sim tím rắt, rồi những cái lều lợp bằng lá chuối xanh tươi của lâm tặc, người dẫn đường bắt đầu cởi mở hơn: “Tao bỏ nghề lâm tặc được 2 năm rồi”. “Anh thấy nghề này nguy hiểm quá à?”. “Không, hết bố nó gỗ rồi. Muốn phá phải vào sâu trong rừng bảo tồn, vất vả lắm. Vả lại, phải “đút” cho các cửa “bảo kê” rất tốn kém, lãi lời còn chả bao nhiêu”. “Một bộ sập đường kính 80cm gồm 2 tấm, mỗi tấm 14 triệu đồng. Ngả một cây có khi được hơn 200 triệu đồng. Nhưng “trả tiền bảo kê” cũng tốn lắm. Tao từng đẵn nhiều cây đường kính gốc lên tới 3m. Đẵn cả tuần mới đổ một cây!”. Như để làm chứng cho câu chuyện của mình, anh ta dẫn chúng tôi đi dọc suối, đến những gốc cây to để chúng tôi đo. Quả thật đường kính gốc gần 3m.
Sau này, về làm việc chính thức với anh Lưu Văn Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - chúng tôi cũng được xác nhận: Những cây gỗ ở Nà Hẩu bị “ngã đổ” có đường kính hơn 2,5m. Rừng quá giàu, đúng là “rừng vàng”. Rừng trải thảm đỏ cho con người hiểu và tri ân các báu vật thiên nhiên như thế, chỉ tiếc, lâm tặc và những cán bộ tha hóa đang dùng thảm đỏ đó để… chùi chân, hoặc chùi cái mép ăn vụng của họ.
Chúng tôi đang đi tố cáo một phần chìm của “tảng băng” về sự tha hóa của các cán bộ lẽ ra phải vững tay bảo vệ rừng. Họ đã: Hoặc là buông lỏng quản lý; hoặc đã câu kết với lâm tặc để xả thịt những con “ngỗng béo” mang tên Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Rừng đặc dụng, thì phải bảo vệ nghiêm ngặt, dù cây đổ cũng để im, dù lấy măng lấy nấm từ rừng cũng là vi phạm.
Trả lờiXóaXin nhấn mạnh: Sự việc chỉ bị tố cáo, khi mà chính lực lượng kiểm lâm sở tại có ý định “chơi” nhau. Cụ thể là khi ông Nguyễn Đức Thiện - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Văn Yên - được điều lên làm Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, cái chức lãnh đạo kiểm lâm huyện được ba bề bốn bên xông vào xâu xé. Việc chúng tôi bị “xui” lên điều tra về rừng Nà Hẩu, cũng là nằm trong kế hoạch của những người muốn “ân oán giang hồ có ngày phải trả”.
Thông tin đáng tin cậy cho biết, những cây gỗ đường kính 2 - 3m bị ngả, xẻ thành các “sập” (tấm lớn) rất nhiều. Thậm chí, ở làng bên, đến cửa rừng chúng tôi đã thấy cưa máy gào rít ong ong khắp nơi. “Đại công trường” trong rừng bảo tồn! Một năm, ít ra thì kiểm lâm huyện cũng phải “xử lý hành chính” mấy chục vụ vi phạm lâm luật tại đây. Ai đã buông lỏng quản lý, ai đã trục lợi từ việc “im lặng” cho phá rừng?
Tôi cao 1m62, đứng lọt thỏm, dang chân dang tay trong lòng một cây gỗ đổ chổng kềnh, người ta “xắn” lấy vài khúc, còn lại bỏ hết. Vậy là đường kính cây gỗ phay đó phải gần 3m. Thử hỏi, mất mấy trăm năm để thiên nhiên hun đúc nên một “bảo tàng” như vậy? Các đồng nghiệp ở VTV chỉ còn biết thốt lên: Khu suối này, cánh rừng này có tên là Khe Phay, bởi nó vốn tràn ngập các triền cây phay cổ thụ. Còn bây giờ, đến cái cây lớn cuối cùng nằm rạp dưới chân chúng tôi mà lâm tặc chưa kịp xẻ mang đi kia, thì có lẽ, bà con và bản đồ địa phương nên đổi tên khe này là Khe Chuối Hột, hoặc Khe Cỏ Dại, vì ngoài chuối rừng và cỏ dại, chẳng còn gì nữa cả.
Cuộc phỏng vấn của chúng tôi với người đi rừng muốn giấu mặt diễn ra giữa những bãi gỗ mênh mông bị xẻ trái phép trong Khu bảo tồn. Anh ta cho phép ghi âm, ghi hình từ phía sau. “Bọn phá rừng nó không chặt cây tươi luôn đâu. Nó cứ dùng cưa máy hoặc rìu chặt gốc trước, cho bão về làm đổ cây lớn, rồi cây khô đi, sau đó mới vào xẻ. Coi như xẻ một cây bị “thiên tai làm chết”. Đó là cách phá rừng rất “cao thủ” của họ. Có thể sờ vào các gốc cây đổ “do gió bão”, sẽ thấy các vết cắt bằng cưa máy rất ngọt” - anh ta tiết lộ.
Trả lờiXóaHôm sau, về làm việc với Hạt kiểm lâm, với ông Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - thì điều này mới càng được xác tín. Ông Đoàn còn kể rõ: Họ phá rừng, bằng cách ken (chặt, đẽo) gốc cây cho nó chết, nó đổ. Họ đốt nương chỉ đốt bảy, tám trăm mét vuông một lần thôi, nếu bị bắt thì đỡ phải… khởi tố hình sự. Ông Đoàn là người tâm huyết, thẳng thắn, ông bảo: Huyện đã phải phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, quyết liệt tố cáo những đối tượng đầu sỏ trong phá rừng. Thậm chí có những tay “lâm tặc anh chị” làm nhà ở cửa khu bảo tồn, chính quyền xúc tiến kế hoạch “trục xuất” họ đi cho trong sạch địa bàn.
Có lẽ, rừng Nà Hẩu sẽ bị cạo trụi trong lủi thủi tội tình, “không một tiếng vang” nếu như không có sự kiện Giàng A Thào. Thào năm nay ngoài 30 tuổi, người Mông, nhà ở núi cao, đi bộ toạc máu chân mới đến. Mới đây, nghe theo chính sách vận động hạ sơn, Thào quyết tâm làm một căn nhà ở nơi thoáng rộng để tiện đường trồng lúa, thu hái thảo quả. Cu cậu cùng mấy người anh em dựng các thanh xà, vác cưa dài lên rừng xẻ hai cây gỗ phay về làm cột nhà. Mỗi cây gỗ, đường kính chừng 1m. “Phó Chủ tịch xã Mỏ Vàng, rồi cán bộ kiểm lâm, hai “thằng” nó lên nó bắt tao. Tao có tội thì tao phải đi tù thôi” - Thào nói rất hồn nhiên. Anh ta cũng không quên miêu tả cảnh đem tiền “đút” những đâu để được ưu ái như thế nào.
Có một âm mưu “mua giấy phép” để chở gỗ ra khỏi rừng bảo tồn?
Trả lờiXóaChuyện là thế này: ngày 26.9.2012, phiên phúc thẩm, TAND tỉnh Yên Bái tuyên phạt Thào 1 năm 6 tháng tù giam vì hành vi xẻ gỗ trái phép ở tiểu khu 79, xã Nà Hẩu. Đồng thời, họ quyết định bán đấu giá toàn bộ gỗ tang vật do Thào đã xẻ ra: Gồm 6,3m3 gỗ đã xẻ và 22,7m3 gỗ tròn chưa xẻ. Các gỗ ấy vẫn nằm trên rừng bảo tồn. Đúng như ông Chủ tịch huyện Văn Yên nói: việc “bán đấu giá” gỗ tang vật nằm ngay trong rừng bảo tồn này là hành vi không đúng pháp luật. Nhưng, cái sai không dừng lại ở đó.
Sau khi phát mại, một ông “có máu mặt” ở địa phương đã được “ưu ái” mua với giá rẻ mạt rồi bán trao tay cho người khác để kiếm lời, người này lại giao cho bà vợ tên là Duy thay mặt mình “quyết” mọi thứ. Tuy nhiên, do đường rừng xa xôi, hiểm trở, không thể mang những khúc gỗ khổng lồ kia về ngay. Bên mua bèn để gỗ tại rừng, cơ quan chức năng giao cho UBND xã Nà Hẩu trông coi mấy chục mét khối “gỗ tang vật”.
Ít ngày sau, cán bộ xã Nà Hẩu - ông Lý Hữu Ton và cán bộ công an Lờ A Làng dẫn người mua lên rừng bàn giao gỗ. Ngắm gỗ xong, thấy gỗ rỗng, bên mua không nhận hàng. Đúng 15 ngày sau, tổ bảo vệ rừng phát hiện gỗ tang vật bị “phá hoại” bằng cưa máy. Chủ tịch xã Giàng Chẩn Phử cấp tốc làm văn bản báo cáo cấp trên. Phòng tài chính - kế hoạch của huyện cũng “kịp thời một cách kỳ lạ”: Có văn bản đề nghị hủy kết quả đấu giá, “hoàn trả lại tiền” cho bên mua.
Tuy nhiên, cơ quan hữu trách đã ngay lập tức có công văn đáp trả: Rằng đấu giá rồi, giờ tang vật bị hủy hoại, thì phải tìm cách thu hồi tài sản hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với người trông coi, chứ “hủy kết quả đấu giá” sao dễ dàng thế được. Thế là từ “con toán” không biết vô tình hay ai đó cố tình sắp đặt (!) này, một bước đi đáng sợ nữa đã ra đời: bà Duy đem cưa, đem 2 xe cơ giới vào tận lõi rừng bảo tồn để xẻ và khênh rất nhiều gỗ quý khác ra khỏi rừng. Theo tố cáo của vị kiểm lâm “bí ẩn” kể trên, thì người ta cố tình tạo ra tình huống “mất gỗ”, “gỗ bị hủy hoại” để tìm cách cho bà Duy được “xẻ bù” vào số gỗ tang vật mà bà đã mua nay bị “phá hoại” kia. Đố ai biết họ “xẻ bù” bao nhiêu cây gỗ, bao nhiêu súc gỗ, tiền bán gỗ chia cho những ai! Và đây có thể sẽ là một điệp vụ hoàn hảo, nếu như sự việc không bị bà con và Giàng A Thào kịp thời ngăn chặn.
Hôm ấy, một ông họ Giàng ở Nà Hẩu, ông ấy thấy xe ôtô Hoa Mai chở gỗ ầm ầm, xẻ cả đống cả núi gỗ mà chả ai bị sao, trong khi Thào cả đời ở rừng, chỉ đẵn gỗ về dựng nhà thôi mà đi tù những 1,5 năm. Thào và ông họ Giàng cùng bảo: “Chúng mày xẻ cả đống gỗ thế này mà được à. Tao không cho xe của chúng mày đi nữa”. Thế rồi họ báo cáo đến Công an và Kiểm lâm tỉnh Yên Bái về bắt (chứ không phải kiểm lâm huyện!).
Trả lờiXóaSau này, Kiểm lâm Văn Yên có bản báo cáo đề ngày 16.5.2014, nói rằng gỗ kia là gỗ tang vật nhà bà Duy đã mua xẻ đem về nhưng không báo cáo kiểm lâm để đóng dấu búa. Báo cáo này là thiếu trung thực, nó càng làm rõ hơn cái sự mập mờ trong “màn kịch” mà chúng tôi đã nói ở trên.
Thêm nữa, khi đối chất với chúng tôi, ông Phạm Văn Hưởng - đại diện Kiểm lâm huyện Văn Yên - đã buộc phải thừa nhận “ngược lại” với báo cáo trên: Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã có văn bản nói rõ, gỗ mà 2 xe cơ giới vào lõi rừng bảo tồn vận chuyển trái phép vừa bị bắt kia là gỗ mới được xẻ thêm, chứ không phải gỗ đã được bán đấu giá. Tóm lại là người ta đã “đóng cửa bảo nhau” xẻ gỗ rừng bảo tồn, định đem đi bán, có chia chác hay không thì còn phải chờ kết luận của tỉnh.
Vừa qua, trong cuộc làm việc rất minh bạch, thẳng thắn và đầy tinh thần cầu thị của ông Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - với chúng tôi, ông Đoàn thừa nhận chắc nịch: Trong một cuộc họp, huyện đã đặt vấn đề, tại sao “doanh nghiệp” kia lại mặn mà mua gỗ đã bị chặt ngã, gỗ rỗng, ở tít trong cánh rừng không một phương tiện nào vào vận chuyển được ấy? Có phải họ chỉ mua gỗ để có được cái hồ sơ, “hóa đơn” sở hữu gỗ trong rừng bảo tồn, rồi lấy đó làm “con bài” chuyển gỗ khác ra khỏi rừng với “số lượng” bao nhiêu thì tự người quản lý rừng và “đối tác” biết với nhau thôi?
Theo tài liệu mà chúng tôi điều tra được, có thể khẳng định: việc “đặt vấn đề” mua giấy hợp thức hóa cho hành vi chở gỗ ra khỏi rừng kể trên của lãnh đạo huyện Văn Yên, đã dần tiệm cận được với bản chất của vụ việc. Điều này, giống như một số trang trại “gây nuôi động vật hoang dã”, họ vẫn mua được “giấy phép” của kiểm lâm để hợp pháp hóa việc buôn bán, vận chuyển, giết thịt hoang thú.
Trả lờiXóa… Khi tôi đang giúp nhóm điều tra của VTV “dẫn chuyện” ở cổng UBND huyện Văn Yên, thì nhiều “quần chúng tốt” đã bám theo, cung cấp cho nhà báo tư liệu thuyết phục về những đường dây xẻ gỗ rừng bảo tồn, “lo lót” chở bằng xe khách về giao… tận nhà cho người mua. Tức là gì, tức là họ coi khu bảo tồn với những cây gỗ đường kính 2 - 3m như những con ngỗng béo mẫm, hết!
Cái đám kền kền thì không bao giờ có chuyện từ bỏ những câu chuyện "hot" như thế này. Cho dù các lãnh đạo đã trả lời rất thẳng thắn trong buổi họp báo đi chăng nữa đám kền kền cũng sẽ tìm ra vấn đề gì đó để viết thêm câu view
Trả lờiXóaNhững suy đoán về việc sai phạm, các vụ buôn bán gỗ lậu cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến vụ việc đáng tiếc vừa rồi. Tuy nhiên tất cả cũng chỉ là suy đoán chưa có căn cứ. Chúng ta phải chờ cơ quan công an tỉnh Yên Bái điều tra rõ ràng mới biết chính xác được
Trả lờiXóaKhả năng vụ việc liên quan trực tiếp tới một đường dây đen tối trong ngành kiểm lâm và ông Bí thư chính là người chỉ đạo thực hiện. Khi biết không còn đường thoát, và biết sẽ phải đối mặt với sự trừng trị của pháp luật, đương nhiên sẽ dẫn đến việc manh động làm liều. Giả thiết câu chuyện đặt ra quá ngô nghê; chỉ có thể làm cho những người ngô nghê như câu chuyện bịa đặt này mới tin là thật.Họ là cán bộ cấp cao, nếu như những sự việc bịa đặt ở trên là có thật thì chẳng thiếu gì hướng giải quyết, tội gì quay ra bắn nhau rồi tự sát
Trả lờiXóabao da cho note 7
Trả lờiXóa"dân ta" có tiếng anh hùng, bất khuất, đéo chịu để thằng nào ngồi trên bao giờ, bất cứ thằng nào lên nắm quyền thì "dân ta" cũng sẽ tìm cách lật, kể cả thằng đã khốn khổ khốn nạn để móc "dân ta" từ dưới bùn lên. Thế mới biết "dân ta" đéo phải loại vừa. Bảo sao. Lãnh đạo nào cũng phải bó tay. Nhưng một phần cũng tại truyền thông,con nào đưa ý tưởng đầy tớ của dân ,rồi tiêm vào đầu cần lao thế ?
Trả lờiXóabáo chí đúng là chỉ biết giật tít mà câu khách câu view nhưng không hiểu tại sao nhưng nhà báo lang mạ chính quyện nhưng tờ báo đăng bài như thế lại không bị phạt . tôi nghĩ cần phải có nhưng hình phạt thật nghiêm cho giờ nhà báo . nguyên nhân cái chết của 2 cán bộ thì từ từ nó sẽ rõ . cũng thật buồn khi đây là 1 tin buồn của tỉnh yên bái mà tại sao nhiều người dân thấy đám ma như đám cưới của huyện vậy . haizzz
Trả lờiXóađồ chơi trẻ em tphcm
Trả lờiXóaLũ lửa mày ( tre làng ) làm chó gì có tình người bày trò lương tâm với đau xót , bọn mày khác chó gì đám Hồng Vệ Binh Mao ! Đều được giáo dục húng chó sắc máu như nhau nhé . Từ cách tư duy đến hành động khát máu , nhìn phong cách bọn Tàu cộng thì suy ra ak .
Trả lờiXóaVụ án này thật sự gây chấn động dư luận nhưng cơ quan chức năng đã làm rất tốt công tác chấn tĩnh dư luận ổn định dư luận, đây có phải vụ việc liên quan đến thù oán mâu thuẫn hay không chúng ta cần có sự kết luận của cơ quan chức năng.
Trả lờiXóaốp lưng iphone 7 plus chính hãng
Trả lờiXóa