Chia sẻ

Tre Làng

Bộ trưởng Bộ Công an: HÔM NAY CƯỚP BÁNH MỲ, NGÀY MAI SẼ CƯỚP GÌ?

Bộ trưởng Bộ Công an: Hôm nay cướp bánh mỳ, ngày mai sẽ cướp gì?


(Dân Việt) Chiều nay, trả lời một số băn khoăn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi nghe Chính phủ báo cáo về công tác phòng chống tội phạm năm 2016 của Chính phủ, Bộ trưởng Tô Lâm đã chia sẻ một số trăn trở của mình trong công tác phòng chống tội phạm.

“Ở xã hội ta, hành vi trộm cắp, cướp giật không ai có thể chấp nhận, đó là truyền thống từ xa xưa. Trộm cắp con gà con chó thôi, dân người ta cũng không chấp nhận, có nơi cả làng đánh chết người ăn trộm gà, chó”, Thượng tướng Tô Lâm chia sẻ.

Do vậy, theo tướng Lâm, nếu luật pháp vẫn quy định giá trị tài sản bị ăn cắp phải từ 2 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự thì rất khó cho công an. Có những tài sản bị ăn cắp chưa đến 2 triệu đồng, hoặc tội phạm chỉ ăn cắp thứ dưới 2 triệu đồng, công an sẽ không thể xử lý được. Chưa kể chuyện định giá tài sản cũng là một câu chuyện dài.

Còn với hành vi cướp giật chẳng hạn như vụ hai đối tượng cướp bánh mì mới đây, Thượng tướng Tô Lâm đặt câu hỏi: Hôm nay là cướp cái bánh mỳ, thử hỏi ngày mai ai biết sẽ cướp cái gì? Có thể là những thứ giá trị hơn thì sao. “Luật pháp nghiêm minh không chấp nhận hành vi cướp giật tài sản. Cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng khẳng định.

Người đứng đầu ngành công an cũng thừa nhận, việc vi phạm pháp luật hiện rất phổ biến, đa dạng, phức tạp. Bộ trưởng Tô Lâm dẫn chứng luôn: Ngay trong Luật giao thông, chỉ riêng 6 tháng đầu năm xử phạt trên 2 triệu người, với mức tiền xử phạt gần 2.000 tỷ đồng. Số tiền thu này không ai muốn, nhưng nó cũng nói lên mức độ vi phạm pháp luật nhiều tới mức nào.

Thống kê của Bộ Công an cho thấy tội phạm ngày càng trẻ hóa, tội phạm dưới 30 tuổi chiếm đến 78%. Việc tụ tập thanh niên thành 1 băng nhóm rất nhanh, có thể huy động rất nhiều vũ khí nóng, ngay cả ở những vùng thôn quê vốn rất bình yên cũng có những băng nhóm đông người.

Ông Tô Lâm cũng cảnh báo tình trạng nhiều đối tượng hình sự hoặc giang hồ cộm cán núp bóng doanh nghiệp để kinh doanh, nhưng thực ra là thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

“Nhiều đối tượng tội phạm hình sự cộm cán đang là ông chủ, điều hành những doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực (khai thác mỏ, san lấp mặt bằng, khai thác, vận chuyển cát sỏi), tụ tập dưới trướng là đàn em cộm cán đi tranh giành thị trường, đe dọa, bắn giết nhau, gây bất bình trong nhân dân. Rồi nở rộ các loại hình doanh nghiệp núp bóng cho vay tín dụng đen, nhiều doanh nghiệp trốn thuế, làm hàng giả… Đó là những hành vi hình sự chứ không phải là việc hình sự hóa quan hệ kinh tế”, Bộ trưởng khẳng định.

18 nhận xét:

  1. Rõ ràng phải nhìn nhận một cách thật nghiêm túc vào thực tế rằng hiện nay số người vi phạm pháp luật ở Việt Nam ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là vi phạm pháp luật hình sự. Điều này rất đáng báo động bởi có những người rất trẻ, tuổi chỉ 17, 18 nhưng đã phạm phải những tội rất nghiêm trọng như thảm sát nhiều người, giết người một cách man rợn.

    Trả lờiXóa
  2. vẫn biết trộm cướp là sai nhưng vì 2 ổ bánh mì mà truy tố hình sự như thế thì hơi quá.dẫu biết ko xử nặng thì để đấy ngày sau mấy đứa con nít sẽ tái phạm nhưng chúng còn có tương lai.phải dùng biện pháp gì để vừa thể hiện đc tính răn đe của pháp luật vừa có tình người để giáo dục các em nên người.bởi vì pháp luật VN vừa có cái lý vừa có cái tình mà.

    Trả lờiXóa
  3. Bộ trưởng nói rất chính xác. Trộm con chó mà còn bị dân làng truy đuổi, vây vào đánh đến chết, đốt trụi xe máy. Vậy thì bản án mấy tháng tù cho hai thanh niên ăn trộm bánh mì kia cũng không phải là nặng. Hôm nay ăn trộm bánh mì, rất có thể ngày mai ăn trộm chó

    Trả lờiXóa
  4. Bacgiang19022:37 21/9/16

    Chẳng có lý do gì để châm chước hay lý giải cho hành vi trộm cướp cả, cho dù là giá trị của tài sản bị cướp nhỏ nhưng về bản chất hành vi này không thay đổi, nay cướp bánh mỳ thì ngày mai rất có thể sẽ ra tay cướp đoạt những thứ lớn hơn, giá trị cao hơn rất nhiều lần. Do đó, hành vi vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật để đảm bảo tính răn đe

    Trả lờiXóa
  5. Hagiang83622:43 21/9/16

    Nếu pháp luật vẫn quy định giá trị tài sản bị ăn cắp phải từ 2 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho lực lượng công an khi thi hành nhiệm vụ. Trộm cướp dù chỉ là chiếc bánh mỳ đi chăng nữa thì về bản chất hành vi và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng không thay đổi, bởi vậy nên xem xét cân nhắc những hành vi trộm, cướp phải bị xử lý nghiêm khắc, có như vậy mới đảm bảo tính răn đe

    Trả lờiXóa
  6. Thaibinhquetoi23422:48 21/9/16

    Trước đây trong vụ án cướp bánh mỳ, khi tên cướp trẻ ranh bị công an bắt rất nhiều kẻ thiếu hiểu biết cùng với đám rận chủ nhao nhao lên bênh vực, rồi kiếm cớ để chửi bới, bôi nhọ công an. Nhưng thử hỏi, nếu ngày hôm nay cướp bánh mỳ, ngày mai rất có thể chúng sẽ cướp những thứ lớn hơn nhiều lần, về bản chất hành vi không hề thay đổi

    Trả lờiXóa
  7. Thaibinh02340022:58 21/9/16

    Cho dù giá trị tài sản nhỏ đi chăng nữa thì về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi cướp giật cũng không thay đổi, về bản chất vẫn là dùng vũ lực, sức mạnh để chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó, nếu căn cứ vào giá trị tài sản bị cướp thì rất khó để xử lý các đối tượng này, bởi kể cả giá trị tài sản là vài trăm nghìn đi nữa nhưng nó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cần phải bị xử lý nghiêm khắc

    Trả lờiXóa
  8. Hoabinh03020023:03 21/9/16

    Có những vụ cướp giật tài sản giá trị dưới 2 triệu nhưng mức độ, tính chất của hành vi côn đồ, gây nguy hiểm cho xã hội thì sao lại không xử lý hình sự được. Rất mong các nhà làm luật cân nhắc, xem xét để đưa ra điều khoản phù hợp, nhằm đảm bảo tính răn đe đối với tội phạm cướp giật bởi đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội cần phải bị xử lý thật nghiêm khắc

    Trả lờiXóa
  9. Phải nhìn nhận thực tế là pháp luật rất khó để đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của xã hội, do vậy từ đó có thể dẫn đến bất cập, nói nôm na là được mặt này mất mặt kia,..Vụ việc 'cướp bánh mỳ" là thí dụ.
    - Tôi nghĩ "mức ăn trộm 2 triệu" không phải do ngẫu nhiên mà có. Khi chưa có "mức" này, với vô số vụ phạm tội trộm cắp vặt "buồng cau nải chuối" giá trị thấp, mà nếu theo luật đều khởi tố thì không có cơ quan tư pháp nào làm cho hết...
    - Nhưng khi đặt ra "quy định 2 triệu" rồi thì lại phát sinh những vấn đề khác. Thí dụ những tên trộm chó chuyên nghiệp, dù gây những hậu quả xã hội về vật chất và tinh thần rất lớn, nhưng với con chó 10 kg trị giá khoảng 5-7 trăm ngàn bị ăn trộm, thì không truy tố được,..
    - Có lẽ do vậy vấn đề là dung hòa cách nhìn nhận tội phạm nói chung và tội phạm với giá trị phạm tội trong mức 2 triệu này.
    Cái gì nếu lỗi thời, nhất là những con số định mức, đều có thể sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
    Nhưng thí dụ khi ta bãi bỏ "mức 2 triệu" này , nói chữ 1 tý là bỏ cái "định lượng" và như vậy chỉ còn lại sự nhìn nhận "định tính".
    - Lúc này phụ thuộc vào sự nhận định sự việc của các cơ quan tư pháp. Nhận đinh như thế nào là 1 vấn đề để tránh sự chủ quan cảm tính. ??

    ( Quy định "2 triệu" dường như chỉ áp dụng cho tội trộm cắp. Cướp là hành vi phạm tội ở khung hình phạt khác và cao hơn trộm cắp.)

    Trả lờiXóa
  10. Trộm cắp là hành vi không thể chấp nhận được, dù là trộm cắp gì. Không thể biện minh rằng chỉ ăn trộm 2 cái bánh mỳ thì không đáng gì hay truy tố hình sự là nặng được. Hôm nay là bánh mì, được bỏ qua, ngày mai sẽ là cái lớn hơn, lúc đó thì ai sẽ bỏ qua cho được? thế nên chúng ta cần ngăn chặn ngay từ đầu, không để tạo tiền lệ được

    Trả lờiXóa
  11. Pháp luật luôn đi sau thực tế. Thực tê sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mà pháp luật chưa thể giải quyết được. Mà chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề đó là công an chứ ai. Mà bất cập nhất hiện nay là cái khoản xâm phạm tài sản > 2 triệu mới bị xử lí hình sự. Thế nên giờ mấy thể loại trộm cắp vặt mới xuất hiện nhan nhản. Có thằng vào công an phương đền chục lần, mỗi lần nó trộm 1.999.000 đồng thì mới cay. Do vậy mấy cái vụ nho nhỏ như trộm bánh mì vừa rồi càng phải xử lí nghiêm cho lũ trẻ bây giờ biết sợ, nhẹ tay quá rồi

    Trả lờiXóa
  12. Hình phạt vẫn nên lấy răn đe, phòng ngừa, giáo dục là chính. Chúng ta cũng cần kết hợp giữa việc trừng trị tội ác với tính nhân đạo của pháp luật. Như thế vừa đảm bảo được lợi ích cộng đồng, lợi ích Nhà nước và các lợi ích khác của cá nhân

    Trả lờiXóa
  13. Trộm cắp dù lớn hay nhỏ thì cũng là hành vi trái đao đuc. Một đất nước tiến bộ là một đất nước tất cả người dân đều có ý thức xây dựng cộng đồng. Bên cạnh việc trừng trị thì ta nên quan tâm tính nhân đạo và nhân văn để xây dựng một xã hội tốt đẹp!

    Trả lờiXóa
  14. Trộm cắp, dù ít hay nhiều, lớn hay nhỏ thì cũng là hành vi sai trái cần bị lên án. Nếu pháp luật đặt ra mức trên 2 triệu mới bị truy tố thì sẽ tạo ra rất nhiều kẽ hở cho những tên trộm cắp vặt hoành hành. Vậy nên chúng ta cần mạnh tay hơn nữa, xử lý những trường hợp thế này để răn đe những kẻ có ý định trộm cắp và lách luật

    Trả lờiXóa
  15. Bangtuyetnhietdoi15:14 22/9/16

    Kết hợp với những hình phạt, những quy định của pháp luật thì chúng ta cũng cần chú trọng hơn tới công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức cho các cá nhân. Để xảy ra việc hai thanh niên cướp bánh mì một phần cũng do sự lơi lỏng trong việc giáo dục của các bậc phụ huynh. Vậy nên sự việc xảy ra cũng như bài học cảnh tỉnh chúng ta về việc giáo dục con cái

    Trả lờiXóa
  16. Hungyen363615:25 22/9/16

    Chúng ta không nên chỉ căn cứ vào giá trị tài sản bị cướp để áp dụng khung hình phạt mà cần xem xét thêm cả tính chất, mức độ của hành vi, lấy đó làm căn cứ để khởi tố vụ án. Có những vụ cướp giật, giá trị tài sản không lớn, nhưng tính chất vụ án lại vô cùng táo tợn và manh động, nếu chiếu theo luật là giá trị tài sản bị cướp dưới 2 triệu sẽ không bị khởi tố thì thực sự sẽ tạo tiền lệ cho những tên tội phạm này ngày càng hoành hành

    Trả lờiXóa
  17. Hoabinh023415:30 22/9/16

    Cần nhìn nhận một thực tế là ngày càng có nhiều người vi phạm pháp luật mà xó xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi. Mức độ phạm tội thì ngày càng gia tăng tính nghiêm trọng. Một phần nguyên nhân của tình trạng trên là do pháp luật nước ta vẫn còn tồn tại những bất cập, chưa theo sát tình hình thực tiễn. Đã tới lúc xem xét lại và bổ sung thêm một số điều mới trong bộ luật Hình sự để phù hợp hơn với tình hình thực tế

    Trả lờiXóa
  18. Trong xã hội của chúng ta hàng ngày vẫn xảy ra rất nhiều hành động phạm tội lực lượng công an rất khó khăn trong công tác xử lý, chúng ta cần có một hệ thống pháp luật chặt chẽ để từ đó hạn chế những hanh động phạm tội.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog