Chia sẻ

Tre Làng

Làm rõ những căn cứ pháp lý trong vụ việc liên quan đến phóng viên và chiến sỹ Công an trên cầu Nhật Tân

Làm rõ những căn cứ pháp lý trong vụ việc liên quan đến phóng viên và chiến sỹ Công an trên cầu Nhật Tân

ANTD.VN - Ngày 29-9, sau khi CATP Hà Nội thông tin về kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc giữa phóng viên Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh với chiến sỹ Đội CSHS, CAH Đông Anh, trên cầu Nhật Tân; một số cơ quan báo chí đã có bài viết đặt vấn đề về căn cứ pháp lý của những quyết định xử lý.

Để rộng đường dư luận, chiều 30-9, PV Báo An ninh Thủ đô đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật, Văn phòng Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội:

Không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, đơn của anh Trần Quang Thế - PV Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, về việc bị hành hung gây thương tích trên cầu Nhật Tân, đã được Công an xã Vĩnh Ngọc và CQĐT CAH Đông Anh tiếp nhận giải quyết kịp thời, đúng thủ tục, trình tự tố tụng.

“Căn cứ kết quả xác minh tố giác tội phạm, CQĐT có đủ căn cứ xác định anh Thế không bị thương tích”, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, và thông tin, ngay sau khi tiếp nhận đơn trình báo, CQĐT đã tiến hành kiểm tra dấu vết thân thể, cùng căn cứ kết quả khám thương của bệnh viện Việt Đức, để đưa ra kết luận nêu trên. CQĐT cũng đã đề nghị trưng cầu giám định để đánh giá ảnh hưởng thương tích, sức khỏe đối với anh Thế, nhưng người liên quan đã từ chối.

Anh Thế cũng không có yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với người gây thương tích. Vì vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự, CQĐT xác định không hội đủ các yếu tố, chứng cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Áp dụng chế tài đúng người, rõ vi phạm

Tái khẳng định có sự việc xô xát giữa anh Trần Quang Thế với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh trên cầu Nhật Tân, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng nêu rõ, quá trình tiếp nhận, điều tra và xử lý sự việc, CQĐT đã thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Giám đốc CATP: hết sức khách quan, cá nhân nào sai đến đâu, xử lý nghiêm đến đó.

Cụ thể, CQĐT đã thu thập các tài liệu, chứng cứ, gồm: lời khai của anh Trần Quang Thế; hình ảnh, clip đăng tải trên một số phương tiện thông tin; lời khai của những người liên quan và các nhân chứng; cùng báo cáo của những người làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường…Từ đó xác định, chiến sỹ Cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng đã xảy ra xô xát bằng chân tay với anh Trần Quang Thế, nhưng chưa gây ra hậu quả, tác hại đối với sức khỏe của anh Thế.

Tuy nhiên, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng đã vi phạm Quy tắc ứng xử của sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên chức trong Công an nhân dân, ban hành theo Quyết định số 893/2008/QĐ-BCA ngày 4-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an. Căn cứ theo Thông tư số 16 ngày 8-4-2016 của Bộ Công an, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng bị xử lý theo Điều 12, với chế tài cao nhất là khiển trách. Hiện, CATP Hà Nội đã giao Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với CAH Đông Anh tổ chức kiểm điểm đối với đồng chí Ngô Quang Hưng, mức xử lý kỷ luật Khiển trách.

Về hành vi, trách nhiệm của đồng chí Nguyễn Văn Thuyên, Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh. Có thông tin cho rằng đồng chí Thuyên đã dùng tay gạt máy quay của một người tự xưng là phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên qua xác minh tại Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam, CQĐT ghi nhận các phóng viên của báo Pháp luật Việt Nam trình bày, khi đi tác nghiệp không bị ai đánh hoặc làm hư hỏng máy quay. Do đó, chưa có cơ sở kết luận đồng chí Thuyên có hành vi hủy hoại tài sản, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đối chiếu với Quy tắc ứng xử trong Công an nhân dân, CATP Hà Nội đã yêu cầu đồng chí Thuyên kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm sau sự việc này.

Về hành vi của anh Trần Quang Thế; Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, căn cứ tài liệu điều tra, CQĐT có đủ cơ sở xác định trong quá trình ở hiện trường, anh Thế đã có những hành vi vi phạm hành chính, gồm:

Vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép (Vi phạm điểm đ, khoản 1 - Điều 18, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, TTATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình); chụp ảnh tại khu vực cấm (vi phạm điểm e, khoản 1, điều 18 - Nghị định 167/CP); có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ (vi phạm điểm b khoản 2, Điều 6, NĐ 167/CP); lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân (vi phạm điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 159/2013/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản); đỗ xe mô tô trên cầu (vi phạm điểm d, khoản 4, Điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt); không chấp hành yêu cầu của người điều khiển giao thông (vi phạm điểm C, Khoản 1, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP).

Căn cứ kết quả điều tra và theo Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định “Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính”, CQĐT đã chuyển hồ sơ đến CAQ Tây Hồ, đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, để ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền. Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, chế tài được áp dụng đối với anh Trần Quang Thế chỉ ở mức trung bình.

“Cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường

Thượng tá - Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật của Văn phòng Cơ quan CSĐT, CATP Hà Nội, đã dùng hình ảnh ấy, để nhìn nhận tính chất và phản ứng kịp thời của lực lượng chức năng, trong quá trình tổ chức và phục vụ công tác điều tra vụ việc có dấu hiệu trọng án trên cầu Nhật Tân, hôm 23-9.

Có ý kiến cho rằng, anh Trần Quang Thế tác nghiệp không phải ở khu vực bảo vệ hiện trường vụ án, vì khu vực đó không có biển báo, không được căng dây.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng phân tích, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, lực lượng bảo vệ hiện trường có thể căng dây; nhưng trong trường hợp khẩn cấp chưa có dây để căng, những người làm nhiệm vụ có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất trong việc thông báo, yêu cầu những người không có nhiệm vụ không được xâm phạm hiện trường.

Trong sự việc xảy ra ở cầu Nhật Tân sáng 23-9, Công an xã Vĩnh Ngọc, cán bộ công an Đồn Công an Bắc Thăng Long trong trang phục cảnh sát và chiến sỹ Đội Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh đã hướng dẫn rõ và yêu cầu đối với người không có nhiệm vụ rời khỏi hiện trường. Trong trường hợp ấy, lực lượng thực thi nhiệm vụ chính là những “cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường.

Với quan điểm, phân tích đó, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng thông tin thêm về những yếu tố liên quan đến khái niệm “hiện trường”.

Căn cứ Điều 2, Quyết định số 13/2010/QĐ-TTg ngày 12-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về danh mục bí mật Nhà nước, thì “Hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng CAND là bí mật thuộc độ Tối mật”. Hoạt động bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường chính là hoạt động nghiệp vụ, thuộc danh mục bí mật Nhà nước.

Bên cạnh đó, Điều 14, Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định, “người không có phận sự không được phép tiếp cận khu vực, địa điểm cấm và nơi cất giữ bí mật Nhà nước”.

Anh Trần Quang Thế và một số người không được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng vẫn cố tình tìm cách vào hiện trường; bị lực lượng chức năng yêu cầu rời hiện trường, là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc lắng nghe những ý kiến xung quanh sự việc xảy ra trên cầu Nhật Tân sáng 23-9, giữa PV Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh; ngày 27-9-2016, tại trụ sở CATP Hà Nội, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc CATP đã mời, chủ trì buổi đối thoại với đại diện Báo Tuổi trẻ và Hội Nhà báo Việt Nam.

Tại buổi đối thoại, phóng viên Trần Quang Thế đã bày tỏ hoàn toàn nhất trí với kết quả xác minh của Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội.

Được sự đồng ý của CATP, Báo ANTĐ chuyển tải đến bạn đọc Biên bản đối thoại:






25 nhận xét:

  1. Công an TP Hà Nội đã làm việc một cách khẩn trương, rõ ràng, minh bạch, đúng pháp luật và rất thiện chí. Qua đây mới thấy rõ sự hồ đồ, ác ý, không có tinh thần trách nhiệm công dân, trách nhiệm của các cơ quan báo chí đối với các tờ báo ( gồm nói, viết, hình ) đã lên đồng tập thể về vụ này. Đến nay, mọi sự đã rõ ràng cũng không thấy có một lời xin lối, xin rút kình nghiệml thế mới biết cái mặt trái của báo chí hiện nay là có thật. Từ đó, mọi người cần nêu cao cảnh giác, thận trọng, biết gạn đục khơi trong khi đọc các thông tin trên báo chí nhé. Buồn và quá chán khi phải cảnh giác với các thông tin của báo chí.

    Trả lờiXóa
  2. Điểm qua hầu hết các bài báo, chưa nói đến tính đúng sai, nhưng có thể thấy, gần như tất cả đều đưa tin một chiều và chỉ mô tả những gì Nhà báo Trần Quang Thế nói. Tất cả chỉ dựa vào mấy clip của phóng viên tung lên mạng để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của phóng viên, không có một bài báo nào đề cập đến những bức xúc của các chiến sĩ khi gặp phải những phóng viên lì lợm, phớt lờ kia. Rất ít bài báo nào hỗ trợ cảnh sát phân tích tìm ra hung thủ, giải tỏa nỗi oan ức của người lái taxi thiệt mạng nằm dưới chân cầu kia. Thế có phải là đang dắt mũi dư luận không?

    Trả lờiXóa
  3. Đi lấy tin về trọng án mà lại không hiểu biết về tố tụng hình sự. Hiện trường vụ án là nơi bất khả xâm phạm khi chưa được phép của cơ quan điều tra. Đấy là nơi mà lực lượng kỹ thuật hình sự thu thập chứng cứ cho vụ án. Nếu hiện trường bị sai lệch cho dù chỉ là dấu chân, vết tì, vân tay cũng đủ làm mất manh mối, điều tra sẽ rất khó khăn, thậm chí còn lạc hướng, sai lệch chứng cứ, gây oan sai. Cứ hùng hục xông vào, người ta đã giải thích rồi mà không nghe lại còn lớn tiếng chửi người ta thì người ta chẳng đánh cho.

    Trả lờiXóa
  4. Nếu mọi người đều văn minh, tôn trọng nhau thì sẽ không có chuyện “đá nhau” cả ở hiện trường lẫn trên mạng, khi tất cả chúng ta đều đi tìm sự thật, làm đúng nhiệm vụ của mình một cách đúng trình tự, thì có thể đã đem lại công bằng cho người thiệt mạng và vì bình yên của người dân sớm hơn.

    Trả lờiXóa
  5. Các phóng viên cũng nên hiểu, khi chưa có dây căng, rào chắn để bảo vệ hiện trường (cả trên cầu và dưới chân cầu) thì công an cực chẳng đã phải sử dụng con người để bảo vệ. Họ cũng cần được tôn trọng và đối xử văn minh như những phóng viên đang được các bài báo bảo vệ danh dự và nhân phẩm vậy. Giờ thực sự là các anh chị đang bênh nhau ra mặt mà không biết nội tình như thế nào? bênh nhau để sau còn có quyền hơn, đi đâu còn không phải kiêng nể ai này nọ chứ?

    Trả lờiXóa
  6. Không xuất trình được thẻ nhà báo thì làm gì có tư cách vào chụp ảnh ở hiện trường,bao nhiêu phóng viên ở đấy mà có mỗi a phóng viên đấy bị vậy chả do a đấy cố ý kiếm chuyện, còn có lời lẽ xúc phạm nữa, phóng viên nhà báo khác thấy vậy thì làm nóng ran chuyện này lên, Cũng coi như là câu view đánh lạc hướng dư luận bảo vệ cho cái gọi là "đồng đội" của mình.

    Trả lờiXóa
  7. Đã là công an, đc mặc áo xanh của đất nước, chắc hẳn được rèn trong môi trường nghiêm khắc. đáng lí ra phải học cách kiềm chế, bình tĩnh trước mọi chuyện. Việc làm của anh là đáng trách nhưng cái anh nhà báo Quang Thế cũng vi phạm nguyên tắc ở hiện trường. Công an hà nội đã xin lỗi báo tuổi trẻ, vậy trách nhiệm của các tòa soạn báo ở đâu khi tạo ra được một nhà báo như thế này?

    Trả lờiXóa
  8. Xem ra các anh phóng viên, nhà báo không hiểu biết về luật tố tụng hình sự nhưng vẫn cố cãi bằng được để bảo vệ anh Trần Quang Thế. Công an họ đã làm thì chắc chắn có tình toán đến căn cứ pháp luật rồi, chứ không như mấy anh phóng viên không có luật pháp, nên không cãi với họ được đâu

    Trả lờiXóa
  9. Tự hỏi rằng những kẻ tự xưng là phóng viên nhà báo rồi nhao nhao lên kêu gào đòi khởi tố hình sự với anh cảnh sát thì liệu trong số đó có bao nhiêu phần trăm là nhà báo thật? Những kẻ mà kiến thức pháp luật không có, kiến thức về nguyên tắc hành nghề nhà báo khoog có mà tự nhận mình là nhà báo với phóng viên rồi phát ngôn liều như vậy cần phải đưa ra xử lý hết cho chúng trắng mắt ra

    Trả lờiXóa
  10. Anh công an thực thi đúng nhiệm vụ của mình thì đòi khởi tố cái gì hỡi đám kền kền kia? Ai cũng đòi được tôn trọng nhưng trước khi đòi hỏi vậy thì bản thân họ phải tôn trọng người khác đã. Anh phóng viên đã không tôn trong anh công an, đã có hành vi và lời nói thể hiện sự xúc phạm với anh công an đang làm nhiệm vụ thì anh bị khống chế đưa ra khỏi hiện trường vụ án là đương nhiên. Nói lời không nghe cứ thích phải dùng hành động thì cũng là do anh lựa chọn mà thôi

    Trả lờiXóa
  11. Bangtuyetnhietdoi19:01 1/10/16

    Đi tác nghiệp mà không xuất trình được thẻ nhà báo thì ai cho vào? Thử xem trong bao nhiêu phóng viên tcs nghiệp mà tại sao có mình anh Thế bị ngăn cản không cho vào hiện trương? Vì anh không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, không chứng minh được thân phận và quan trọng hơn anh không có sự tôn trọng với nhưng người đang làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường. Thế nên việc anh chưa bị khởi tố là may mắn cho anh chứ dám gì mà anh đòi đam đơn khởi tố anh cảnh sát hình sự?

    Trả lờiXóa
  12. Hungyen363619:03 1/10/16

    Hiện trường vụ án là nơi bất khả xâm phạm khi chưa được phép của cơ quan điều tra. Đấy là nơi mà lực lượng kỹ thuật hình sự thu thập chứng cứ cho vụ án. Nếu hiện trường bị sai lệch cho dù chỉ là dấu chân, vết tì, vân tay cũng đủ làm mất manh mối, điều tra sẽ rất khó khăn, thậm chí còn lạc hướng, sai lệch chứng cứ, gây oan sai. Phóng viên đi lấy tin viết bài mà không nắm vững những nguyên tắc đó, cứ hùng hục lao vào hienj trường thì bị tống cổ ra là điều đương nhiên, chả có gì để thắc mắc

    Trả lờiXóa
  13. Hoabinh023419:07 1/10/16

    Các bạn trước khi phán xét thì cần đọc và tìm hiểu thông tin một cách chính xác nhé. Ở đâu ra có chuyện công an đánh phóng viên gây thương tích mà đòi khởi tố người ta. Ấy là chưa kể ngay bản thân tay phóng viên ngu si đâm đơn kiện nhưng tới khi được yêu cầu đi giám đình thương tật thì lại cúp đuôi lủi không khác gì một con chó dại. Thế thì đòi khởi tố cái khỉ gì? toàn lũ vô công rồi nghề lên mạng sủa nhằng

    Trả lờiXóa
  14. Mấy hôm nay các anh phóng viên, nhà báo cứ nhao nhao lên đòi hỏi công an Hà Nội phải cho họ xem bằng chứng và căn cứ pháp lý để xử phạt hành chính đối với phóng viên Trần QUang Thế. Giờ công an Hà Nội đã đưa ra đầy đủ rồi không biết họ giấu mặt mũi đi đâu

    Trả lờiXóa
  15. Thế nào cũng nói được. Công an Hà Nội đã phát ngôn " gạt tay " để bao che. Đây mấy là nguyên nhân của vụ việc.

    Trả lờiXóa
  16. Xin lỗi các tờ báo VN..
    Các anh làm việc có hỗ thẹn lương tâm ko???
    Dân Hà Tĩnh chết lăn lóc,đói khổ,biểu tình Formosa ầm ầm..có báo nào đăng vấn đề xã hội này ko???người ta nhận được vài chục ngàn tiền bồi thường mấy anh có lên tiếng ko???Có xót dân nghèo ko?
    Hay Chỉ đến khi đụng tới mấy anh vụ "Chạm Má phóng viên" vừa rồi mấy a mới làm ầm ầm lên?!!!Các anh sống hời hợt quá,thì đừng đại diện truyền thông cho dân tộc VN này nữa Vụ đàn áp biểu tình Formasa vừa rồi ở SG,các amh có dám lên tiếng nói lên chính kiến của người dân ko???

    Trả lờiXóa
  17. báo đài cũng như chính quyền muốn chìm xuồng nên không đăng đó mà, vậy mới thấy chính sách mị dân, cái gì cũng đổ do thế lực thù địch chống phá, nó chống phá mới gọi là địch, nhưng tụi nó phá kiểu gì được nếu không có bè lũ tham quan bán nước, đục khoét nhân dân.Nói thực ra cộng sản Việt nam có kho bạc,súng ống đạn dược,công an,quân đội,chó nghiệp vụ,duỳ qui,báo chí,phương tiện truyền thông..để làm gi?để tham ô,vơ vét cho đầy túi và đàn áp nhân dân.còn nhân dân có gì?.thưa có nhà tù.lên tiếng phản đối thì cộng sản cho là phản động.đòi lợi ích thì cộng sản cho là bị kích động bởi các thế lực thù địch xúi dục.

    Trả lờiXóa
  18. Nhà báo việt nam có e hotgirl nào khoe thân, khoe nhà, khoe của, mặc gì, ăn gì, ngủ nghỉ ra sao mấy ảnh rành lắm..còn dân miền trung chúng tôi biểu tình ôn hoà mà k thấy nổi 1 tờ báo nào đại diện cho người dân viết thử 1 bài để đọc coi chơi mà cũng k có...tình thương, tình thân ..đã bị thối nát..R.I.P nhà báo Việt Nam ..Thời buổi này làm nhà báo thì nhục lắm. Nói thẳng, nói thật sẽ bị phạt tiển, bị đóng của tòa soạn. Vậy, ai có lòng yêu nước thì hãy viết lên face, lên mang như mục Dân Làm Báo, chẳng hạn; cho lương tâm bớt bị chó cắn, ah không ,cắn rứt chứ- quên

    Trả lờiXóa
  19. Bọn báo chí luôn bênh nhau, bất luận sự việc nó như thế nào. Sự việc vừa qua chứng tỏ rất rõ điều đó, báo đưa tin rất một chiều, mà cơ bản là lời nói của tay Quang Thế kia. Mặc dù hắn sai rành rành ra đó, đầy đủ hành vi và điều luật tương ứng. Thế nhưng các báo lờ đi, chỉ chăm chú vào sai phạm của anh công an.
    Bộ 4T có lẽ cần xem lại đạo đức của ngành báo hiện nay.

    Trả lờiXóa
  20. @Duy Nguyen: cái bọn Dân làm báo mà đòi viết bài cho tử tế ấy hả? Đúng là ngu ngốc.
    Còn vụ biểu tình của giáo dân tại Hà Tĩnh vừa rồi ÔN HÒA quá cơ. Dùng cả ghế, gậy đập vào lực lượng cảnh sát cơ động, mang cả cờ Vantican đi theo để biểu tình, chúng biểu tình cho ai thế? Việt Nam hay tòa thánh kia?

    Trả lờiXóa
  21. Hoabinh03020020:50 6/10/16

    Công an Hà Nội đã làm việc hết sức nghiêm túc, khách quan và công tâm. Anh Cảnh sát hình sự đã thiếu kiềm chế dẫn đến vi phạm nguyên tắc ứng xử trong CAND và đã bị xử lý theo quy định. Còn tên lều báo Quang Thế đã vi phạm các quy định về bảo vệ hiện trường, đỗ xe sai quy định và chống người thi hành công vụ, hành vi đó bị xử phạt hành chính là còn nhẹ, đám kền kền còn nhao nhao bênh vực gì nữa

    Trả lờiXóa
  22. Thaibinh02340020:56 6/10/16

    Tình trạng trên đã gióng lên hồi chuông báo động về việc xuống cấp đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận báo chí. Chúng đang tự cho mình quyền làm mưa làm gió, thích đến đâu cũng được, thích làm gì thì làm, bất chấp đó là khu vực bị cấm, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng chức năng. Nếu những sai phạm của tên lều báo Quang Thế kia không bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật thì sẽ không đảm bảo tính răn đe

    Trả lờiXóa
  23. Thaibinhquetoi23421:00 6/10/16

    Trong vụ việc trên, các chiến sỹ Đội Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh đã hướng dẫn rõ và yêu cầu đối với người không có nhiệm vụ phải rời khỏi hiện trường vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Tên Quang Thế kia không mang thẻ nhà báo, cố tình xâm phạm vào hiện trường bất chấp sự ngăn cản của lực lượng chức năng. Đây là hành vi coi thường pháp luật, chống người thi hành công vụ, bị xử phạt hành chính là còn nhẹ, kêu ca, bênh vực nỗi gì

    Trả lờiXóa
  24. Hagiang83621:04 6/10/16

    Sau khi có quyết định xử phạt hành chính đối với những vi phạm của phóng viên Quang Thế thì đám kền kền lều báo đua nhau lên tiếng bênh vực, cho rằng công an bênh vực lẫn nhau, tên lều báo Quang Thế không đáng bị xử phạt. Rõ ràng công an HN đã làm việc một cách công tâm, khách quan và chính xác, các bạn báo chí đừng phát biểu bừa bãi, nói gì cũng phải có cơ sở, căn cứ, hãy thể hiện trách nhiệm với những lời nói của mình

    Trả lờiXóa
  25. Bacgiang19021:14 6/10/16

    Rất mong các nhà báo hãy làm việc công tâm, đúng với đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp của mình, đừng lên tiếng theo số đông, a dua bênh vực lẫn nhau. Tên nhà báo Quang Thế đã cố ý xông vào hiện trường vụ án chết người đang được công an bảo vệ, hắn bất chấp các quy định của pháp luật, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng chức năng, hành vi này cần phải bị xử lý nghiêm khắc, không có lý do gì để bênh vực cả

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog