Cuteo@
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, tỏ ra bất ngờ khi thấy nhiều đoạn đường bị ngập vì không có cống thoát nước khi thị sát tình hình lấn chiếm hệ thống thoát nước phía Nam TP.HCM vào chiều 14/9/2016.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, tỏ ra bất ngờ khi thấy nhiều đoạn đường bị ngập vì không có cống thoát nước khi thị sát tình hình lấn chiếm hệ thống thoát nước phía Nam TP.HCM vào chiều 14/9/2016.
Giải thích điều này, lãnh đạo Sở GTVT TP nói: do khu vực vùng ven, dân cư thưa thớt nên có nhiều tuyến đường không xây dựng cống, để nước thoát tự nhiên.
Được biết, tại TP HCM, có 59 trường hợp xây dựng lấn chiếm cửa xả thoát nước; trên 100 trường hợp lấn chiếm hầm ga; nhiều tuyến kênh rạch bị lấp bít lấn chiếm. Đặc biệt hầu như tất cả các con kênh thoát nước đều đã bị người dân lần chiến, thu hẹp dòng chảy tới 3/4. Thực trạng trên là nguyên nhân chính dẫn tới TP HCM thường xuyên ngập nặng mỗi khi mưa.
Sau khi thị sát, ông Tuyến yêu cầu các đơn vị liên quan phải tập trung giải quyết triệt để các trường hợp cũ và không để xảy ra những trường hợp mới. Đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ các dự án giải tỏa nhà trên kênh rạch để cải thiện tình trạng thoát nước, góp phần giảm ngập cho TP.
Thực ra, TP HCM ngập do nhiều nguyên nhân, do nền đất thấp so với mực nước biển; do hệ thống cống rãnh cũ, năng lực xả thải kém; do chính quyền quản lý và dự báo quá yếu kém và cuối cùng là do chính người dân lấn chiếm làm hẹp dòng chảy và xả rác bừa bãi, làm tắc công thoát.
Thực ra, TP HCM ngập do nhiều nguyên nhân, do nền đất thấp so với mực nước biển; do hệ thống cống rãnh cũ, năng lực xả thải kém; do chính quyền quản lý và dự báo quá yếu kém và cuối cùng là do chính người dân lấn chiếm làm hẹp dòng chảy và xả rác bừa bãi, làm tắc công thoát.
Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, chỉ một hai chục năm nữa thì các hồ tự nhiên, các mương nước có thể sẽ bị thu hẹp lại, khó mà thoát nước tự nhiên được. Làm đường thì phải tính lâu dài, chứ tính trước mắt e rằng không được bài bản, hợp lý
Trả lờiXóaThanh phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa nhanh. Điều này đặt ra vấn đề lớn cho quá trình quy hoạch và xây dựng các công trình giao thông, công cộng. Nếu không có một quy trình giám sát chặt chẽ chắc chắn sẽ xảy ra nhiều bất cập, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Trả lờiXóaTrên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn tồn tại 59 trường hợp xây dựng lấn chiếm cửa xả thoát nước, hơn 100 trường hợp lấn chiếm hầm ga… Riêng khu vực quận 7 và huyện Nhà Bè, hiện có rất nhiều tuyến kênh rạch bị lấp bít, nhiều cửa xả thoát nước ra sông cũng bị lấn chiếm, gây ngập nặng cho tuyến đường Huỳnh Tấn Phát. Chính vì vậy, trong chuyến công tác khảo sát lần này rất cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo để khắc phục và cải thiện tình hình
Trả lờiXóaHầu như năm nào cũng thấy thành phố Hồ Chí Minh có hiện tượng ngập úng. Chính quyền thành phố đã chi khá mạnh tay cho công tác chống ngập úng nhưng hiện tượng này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Thiết nghĩ, với những công trình đường sá đầu tư mới thì nên tính toán đến khả năng tiêu thoát nước chủ động, chứ đừng trông chờ tự nhiên nữa
Trả lờiXóaBao giờ Việt Nam mới có những nhà Quy Hoạch để xây dựng được những hệ thống Cống Ngầm như ở Pháp và Mỹ cách đây khoảng 100 năm. Hệ thống Cống Ngầm của họ 100 năm trước nhưng Ô tô còn đi được và các hệ thống cáp được chạy trong nó, còn hệ thống Cống của các nhà Quy hoạch Việt Nam ở những khu đô thị mới vẫn là cống nổi trên bề mặt, quá nhỏ không đủ để thoát nước chứ đừng nói chứa các hệ thống khác. Hệ thống cáp thì cứ đào đường lên rồi lại lấp đi chẳng theo quy hoạch hoặc tiêu chuẩn nào cả.
Trả lờiXóaKhi xây dựng các tuyến đường nhà đầu tư nên tính toán để đường ống nước vì TP HCM là nơi thường xảy ra úng lụt, chúng ta xây dựng đường ống nước như thế đáp ứng được quá trình phát triển đô thị hóa.
Trả lờiXóa