Chia sẻ

Tre Làng

TÂM THƯ

Tâm thư

Thân gửi hai cháu Tô Thị Đệ và Nguyễn Như Quỳnh.

Những ngày vừa qua, trên báo chí và mạng xã hội rộ lên về vấn đề của hai cháu khi không được nhận vào các trường thuộc Bộ Công An do không đủ tiêu chuẩn về lí lịch. Và như những trường hợp khác của năm trước, các cháu viết "tâm thư" xin cứu xét, bởi chú hiểu các cháu cũng đang mong mình sẽ may mắn, sẽ được đặc cách tuyển vào các trường như nguyện vọng.

Chú hiểu tâm tư của hai cháu, và chú cũng rất thông cảm cho mong muốn của hai cháu bởi nhu cầu về một cuộc sống ổn định, hạnh phúc là ước mong của rất nhiều người. Tuy nhiên,qua đây, chú cũng gửi hai cháu vài chia sẻ về chính cuộc đời chú.

Năm 1997, chú thi trượt đại học, gia đình và chú rất buồn. Lúc đó, chú chỉ đủ điểm xét tuyển hệ Cao đẳng của một trường Đại học. Tuy nhiên, sau một thời gian xem xét, với truyền thống gia đình là bộ đội, bố chú quyết định cho chú nhập ngũ, trở thành một người lính nghĩa vụ với quan điểm "cho vào bộ đội để rèn người".

Ngày 18/2/1998, chú khoác lên mình bộ quân phục và quân hàm của người lính Biên Phòng. Những ngày đầu học chính trị, khi giảng viên lên lớp có nói với bọn chú một câu: "Các đồng chí là những người đầu tiên đại diện cho Tổ quốc đón chào khách quốc tế, các đồng chí cũng là những người đầu tiên nổ súng báo hiệu Tổ quốc có chiến tranh". Lúc đó, chú mới bắt đầu cảm nhận sự thiêng liêng trong bộ quân phục mình đang mặc. Và từ khi đó, trong chú mới xuất hiện lý tưởng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Sau huấn luyện tân binh, khóa của chú được phân về nhiều đơn vị khác nhau, có người về Hà Giang, Tuyên Quang, lại có người đi cả vào Đak Lak. Ngày ấy, bạn bè xa nhau, chỉ có thể viết thư tâm sự. Bạn chú kể về những vất vả mà họ trải qua: leo chốt đầu thằng này đội chân thằng kia, sốt rét, muỗi rừng; thậm chí cả những "trận chiến không tiếng súng" giành dân, giữ đất khi đang phân định biên giới với Trung Quốc.

Thế nhưng không ai hiềm những nỗi gian khổ đó mà họ luôn thể hiện tình yêu đối với từng tấc đất quê hương. Và phần lớn bạn bè chú (những người đã tốt nghiệp cấp 3) đều lựa chọn thi vào các trường thuộc lực lượng Biên phòng để mong muốn tiếp tục được phục vụ trong màu áo xanh đó.

Nếu nói về lý tưởng, chú tin những đồng đội của chú, họ trải qua những gian khó của cuộc sống, của công việc. Lý tưởng, nguyện vọng của họ được xây dựng và phát triển qua những ngày họ gắn bó với biên cương, những ngày họ sống chỉ có những người đồng chí, đồng đội chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau. Lý tưởng của họ được xây đắp từ những lần họ giơ tay chào cột mốc đánh dấu chủ quyền, từ nhìn nhận trách nhiệm gìn giữ mảnh đất hình chữ S.

Gian khó, càng làm họ gắn bó với lý tưởng của họ hai cháu ạ.

Bản thân chú cũng thi đỗ vào Đại học Biên phòng, nhưng đến năm thứ 3, vì lý do sức khỏe, chú không thể tiếp tục theo ngành. Chú xin ra quân, về địa phương, chú tham gia công tác quân sự địa phương, rồi sau đó lập gia đình, mưu sinh kiếm sống. Chỉ với một mảnh bằng cấp 3, chú có thể tự lao động bằng sức lực của chính bản thân mình, vươn lên bằng những cố gắng của mình. Dù cuộc sống vất vả nhưng chú vẫn không hối hận với cuộc sống của mình và chú tạm bằng lòng với cuộc sống đó.

Các cháu nói trong "tâm thư" của mình những hoài bão lớn lao về nghề Công an, những ước mong giữ gìn kỷ cương, phép nước. Nhưng hành động của các cháu đi ngược lại nhũng mong muốn ấy. Những tiêu chuẩn về lý lịch trong tuyển chọn con người vào LLVT nó cũng chính là một thứ Pháp luật đặc thù dành riêng cho lực lượng đó. Khi mình đòi xé bỏ, đòi thay đổi nó thì liệu rằng với một lĩnh vực rộng lớn hơn - là Pháp luật do nhà nước đặt ra; các cháu có thể cam kết sẽ làm đúng như những gì mà các cháu đang thề thốt ngày hôm nay không? Chú nghĩ rằng KHÔNG!.

Nó giống như các cháu cãi lời cha mẹ của các cháu, thì liệu ra ngoài xã hội, dưới sự quản lý của nhà nước, các cháu có tôn trọng Pháp luật không? Bên cạnh đó, những người khác thực sự sẽ nhìn các cháu bằng ánh mắt như thế nào? Các cháu hãy nhớ rằng trong tâm thư của các cháu vẫn còn nhắc đến những trường hợp năm ngoái. Tức là các cháu vẫn hành xử theo kiểu "cố đấm ăn xôi".

Các cháu sẽ chưa thể tưởng tượng ra cảnh những tiếng xì xào sau lưng mình khi bố mẹ các cháu lên thăm các cháu khi đang học tại trường. Những sai lầm họ đã cố gắng phấn đấu để sửa chữa một lần nữa bị đào bới, trở thành nỗi đau của họ. Có bao giờ các cháu nghĩ rằng mình đang hủy hoại họ một cách vô tình hay không?

Công an cũng chỉ là một nghề như bao nghề trong xã hội. Không phải cứ vào ngành công an là đóng góp, là phụng sự cho Tổ quốc. Chỉ cần mỗi cá nhân có ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành tốt mọi quy định cũng là những đóng góp mà Tổ quốc cần. Nếu thực sự yêu nghề, hãy chấp nhận rằng mình không đủ tiêu chuẩn, chấp nhận mình sống tốt hơn với một nghề khác. Chỉ vậy thôi là đủ, là tôn trọng nghề nghiệp mà mình yêu quý. Một cánh cửa đóng lại, sẽ còn nhiều cánh cửa khác mở ra đối với hai cháu.

Chú biết lá thư này sẽ không thể đến được với các cháu nhưng chú hi vọng rằng các cháu sẽ thay đổi, sẽ nhìn nhận đúng hơn sự việc và có sự lựa chọn tốt hơn cho tương lai của mình.

Trân trọng

10 nhận xét:

  1. Ngành Công an có đặc thù riếng của nó cũng giống như bao ngành nghề khác mà thôi. Về tiêu chuẩn chính trị hai thí sinh kia không đảm bào, và cho dù đó không phải là lỗi của các bạn ấy thì việc loại các bạn ấy ra là điều đúng quy định. Hai bạn hãy coi như mình không có duyên với ngành Công an và lựa chọn cho mình một lối đi khác. Ngành nào, nghề nào cũng đều đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều cần làm là phải luôn nỗ lực, cố gắng phấn đấu để góp sức cho quê hương mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là ngành công an được rất nhiều ưu ái của nhà nước và chế độ nếu thi đỗ thì sẽ được miễn phí tiền học, ngoài ra còn được bao cấp ăn, ở, ra trường có đầu ra không sợ thất nghiệp,.. Vì những điều này giờ đây các ngành công an quân đội trở nên hot hơn bao giờ hết, điểm chuẩn gần đây cũng cao chót vót. Vì những yếu tố này mà nhiều bạn trẻ đã cố lao như thiêu thân, cố vào công an quân đội bằng mọi giá, chứ chưa chắc họ đã yêu mến màu áo xanh của lực lượng ũ trang. Ngành công an nó là một ngành đặc thù, tiêu chuẩn chính trị luôn được đặt lên hàng đầu. Tôi nghĩ hai bạn gái này, với số điểm này thì có thẻ thoải má nộp vào các trường ở ngoài, hãy lắng nghe bản thân mình thích gì, có lẽ hai em sẽ tìm được nghề nghiệp mà em yêu thích. Chứ đừng có gửi mấy cái kiểu tâm thư như thế này, trẻ con lắm

    Trả lờiXóa
  3. Các em chỉ nhìn thấy sự hào nhoáng bên ngoài của các chiến sĩ công an. Bởi vì màu áo xanh ấy- nó quá đẹp, nó quá ảm ảnh, màu xanh dễ gây thiện cảm với mọi người, chưa kể nó là ngành được nhà nước đãi ngộ rất tốt. Và nhiều em học sinh nhìn thấy nhiều sự đãi ngộ đó mã lầm tưởng đó là tình yêu của mình dành cho ngành. Chưa phải đâu. Mà đó chỉ là bề ngoài thôi, đằng sau tấm áo đấy là cả một sự vất vả, hi sinh thầm lặng, chiến đấu khốc liệt, lao động ngày đêm, nỗ lực không ngừng, đấu tranh để bảo vệ bình yên, trật tự cho xã hội. Hãy cân nhắc cho kĩ, các em còn trẻ còn cả tương lai phía trước, có nhiều con đường khác để các em tới thành công

    Trả lờiXóa
  4. Chúng ta đều là công dân Việt NAm, là con cháu Lạc Hồng, đời đời kính trọng, biết ơn và tự hào. Mỗi chúng ta ai cũng muốn cống hiến tài năng, sức lực cho Đất Mẹ mến yêu. Trở thành một chiến sĩ công an, đúng là sẽ đóng góp rất nhiều cho đất nước, nhưng điều này không có nghĩa là chỉ có trở thành công anh thì mới có thể đóng góp cho đất nước. Công an nó chỉ là một nghề như bao nghề khác, miến là có lòng yêu nước và giữ vũng chuẩn mực đạo đức thì dù có làm ngành nào. nghề nào cũng đóng góp cho đất nước, cũng góp phần dựng xây đất nước to đẹp hơn, giàu mạnh hơn

    Trả lờiXóa
  5. Bacgiang19022:13 3/9/16

    Nghề công an cũng chỉ là một nghề như bao nghề khác trong xã hội. Đâu phải vào học trường công an là con đường duy nhất để lập nghiệp đâu, không phải cứ vào ngành công an thì mới đóng góp được cho xã hội đâu. Hãy dừng lại việc viết tâm thư mỗi khi lý lịch có vấn đề nhằm mong muốn sẽ được đặc cách tuyển vào các trường công an theo nguyện vọng, bởi ngành công an là ngành đặc thù, hãy chọn cho mình một con đường khác và tự tin, nỗ lực với con đường mình đã chọn

    Trả lờiXóa
  6. Hagiang83622:18 3/9/16

    Mong rằng hai em hãy suy nghĩ một cách rộng mở, việc vào học trường công an đâu phải là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công, trong xã hội còn bao ngành nghề quý giá khác, cống hiến cho xã hội như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư... Mỗi nghề đều có đặc thù riêng của nó, và ngành công an là ngành nghề đặc thù, quy định về lý lịch ba đời là quy định bất di bất dịch từ bao năm nay, hãy tuân thủ nghiêm chỉnh và chọn cho mình một con đường khác, nếu các em nỗ lực sẽ nhận được kết quả xứng đáng

    Trả lờiXóa
  7. Thaibinhquetoi23422:25 3/9/16

    Cứ sau mỗi mùa thi cử là báo chí lại rộ lên các bài viết bàn luận xung quanh một vài trường hợp không được nhận vào các trường công an do không đủ tiêu chuẩn về lí lịch. Bên cạnh những bài viết chính xác xuất hiện không ít các bài báo trái chiều, cho rằng nên châm chước, bỏ qua các quy định về lý lích. Tuy nhiên, ngành nghề công an là ngành có những đặc thù riêng, yêu cầu riêng và chúng ta phải tuân thủ, ngay từ khi làm hồ sơ các em đã phải tìm hiểu kỹ rồi mới đăng ký cơ mà. Hãy chọn cho mình con đường khác, công an đâu phải là con đường duy nhất đi đến tương lai đâu

    Trả lờiXóa
  8. Thaibinh02340022:31 3/9/16

    Ngành công an luôn có những đặc thù riêng mà trong đó tiêu chuẩn chính trị luôn được đặt lên hàng đầu. Với trường hợp hai em gái này thì số điểm có thể thoải mái nộp vào các trường đại học khác, hãy suy nghĩ một cách rộng mở và lựa chọn cho mình con đường khác, nếu các em nỗ lực sẽ gặt hái được thành công, hãy dừng trào lưu viết tâm thư như thế này đi

    Trả lờiXóa
  9. Hoabinh03020022:40 3/9/16

    Các em hãy dừng lại phong trào viết tâm thư đi, khi đăng ký vào các trường công an là các em phải xác định tuân thủ các quy định của ngành, đặc biệt là quy định về tiêu chuẩn chính trị. Ba mẹ là những người có công ơn sinh thành ra mình, đừng viết tâm thư để đào bới lại những sai lầm họ trong quá khứ, để nỗi đau lại một lần nữa bị xới lên. Đâu phải mỗi theo học trường công an thì mới có thể trở thành người có ích, cống hiến cho xã hội đâu

    Trả lờiXóa
  10. Tâm thư gửi các lãnh đạo đang trở thành một phong trào, cứ gặp bất cứ khó khăn gì vướng mắc gì là lại viết tâm thư để xin, nếu cứ viết tâm thư như thế thì làm gì phải ban hành ra các văn bản quy định nữa, chúng ta nên dừng lại phong trào viết tâm thư lại.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog