Vỡ ống thủy điện Sông Bung 2: Chưa tìm thấy 24 người
Tổng công ty phát điện 2, tập đoàn Điện lực VN chủ đầu tư dự án thủy điện sông Bung 2 phát thông cáo về sự cố khiến 2 người mất tích, 22 người mất liên lạc.
Thông tin phát đi từ đơn vị này cho rằng, hoàn lưu cơn bão số 4 dẫn tới mưa lớn và lũ kéo dài trên khu vực hồ chứa dự án thuỷ điện Sông Bung 2 làm cho nước hồ lên nhanh, lưu lượng của đỉnh lũ vào trưa ngày qua là 560m3/s.
Lúc 16h25 chiều qua, tại hạ lưu khu vực hầm dẫn dòng, nhà thầu tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 cùng Ban Quản lý dự án (QLDA) và các đơn vị tư vấn đang tổ chức đắp đê quai hạ lưu và bơm thoát nước để đổ bê tông nút hầm dẫn dòng thì phát hiện tình trạng nước chảy vào hầm dẫn dòng với lưu lượng khá lớn và chảy về phía hạ lưu gây ngập.
Sự cố xảy ra làm thiệt hại một số thiết bị thi công và mất tích 2 công nhân vận hành máy đào của nhà thầu tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 (HYCO4).
Trước, trong và sau khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư đã có mặt tại công trường để chỉ đạo các bên liên quan có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình và kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cùng phối hợp khắc phục sự cố.
Theo nguồn tin của VietNamNet, 9h sáng nay, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ họp nóng về việc.
2 công nhân mất tích, 22 người dân mất liên lạc
Sự cố vỡ ống thủy điện Sông Bung 2 tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam khiến nước tràn vào hầm dẫn dòng, cuốn trôi 2 công nhân đang vận hành máy đào trong công trình.
Sự cố cũng làm hàng chục triệu mét khối nước tràn về hạ du, gây ngập lụt, cô lập nhiều bản làng.
22 người dân đi làm rừng, đánh bắt cá trên sông Bung chưa liên lạc được.
2 công nhân bị mất tích là Đặng Văn Tuyền (SN 1979, quê Hải Dương) và Nguyễn Minh Luân (SN 1992, quê Phú Thọ).
VOV dẫn lời ông Ngô Việt Hải - Tổng giám đốc tổng tông ty Phát điện 2, chủ đầu tư dự án cho hay, nguyên nhân ban đầu gây sự cố chưa được xác định. Tuy nhiên sự cố đã làm vỡ một hạng mục nào đó làm nước tràn vào cống dẫn dòng với khối lượng lớn.
Cống dẫn dòng nằm dưới đáy thân đập thủy điện được hàn khẩu, cắt dòng sông Bung, tích nước vào ngày 3/9.
Sau 10 ngày tích nước, lưu lượng hồ chứa trong hồ đã lên đến 28 triệu mét khối nước.
Ông A Lăng Mai - Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết, đến 19h tối qua, hàng chục triệu mét khối nước đã tràn về vùng hạ du, gây cô lập 2 thôn Pà Oi và Pà Lang, xã La Ê không ứng cứu được.
Lãnh đạo huyện đã điện thoại đề nghị đồn biên phòng La Ê, đoàn kinh tế Quốc phòng 207 đóng chân trên địa bàn huyện cứu được toàn bộ số dân 2 thôn này.
Tuy nhiên có 3 ngôi nhà bị cuốn trôi. Hiện còn 22 người dân thuộc các xã: La Ê, La De, Chà Val, Cuchorun và xã Zuôi chưa liên lạc được. Trong đó 10 người dân thuộc xã La Ê. Đây là số người đi trồng rừng cho dự án thủy điện Sông Bung 2.
Đêm qua, ông Huỳnh Khánh Toàn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã đến hiện trường kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục sự cố, tìm kiếm người bị nạn.
Theo ông, hiện đập thủy điện Sông Bung 2 vẫn an toàn. Tuy nhiên số người chưa liên lạc được rất nhiều. Tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng Công an, Quân đội, Y tế có mặt tại hiện trường để tìm kiếm người bị nạn, rà soát thống kê số người chưa liên lạc được.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương, tập đoàn Điện lực VN và chính quyền tỉnh Quảng Nam khẩn trương phối hợp tìm kiếm cứu nạn người bị mất tích; có ngay các giải pháp khắc phục sự cố, không để mất an toàn cho người và công trình vùng hạ lưu; đồng thời khẩn trương xác định nguyên nhân, thực hiện ngay các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động trong khu vực, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/9.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã điện chỉ đạo tỉnh Quảng Nam khẩn trương tìm kiếm người bị nạn, rà soát số người chưa liên lạc được báo cáo Thủ tướng trong ngày hôm nay.
Cao Thái - Hiền Anh
Hình như lại sắp có siêu bão tiếp thì phải. Với tình hình thời tiết khắc nghiệt và đáng sợ như hiện nay thì cơ quan chính quyền phải có những biện pháp thật chặt chẽ, những chính sách phòng ngừa thật sát sao để hạn chế nhất những hậu quả do thiên tai gây ra. Mong sẽ sớm tìm được 2 công nhân kia. Sự đóng góp của các anh sẽ được ghi nhận
Trả lờiXóaĐã có không biết bao nhiêu tai nân thương tâm từ thủy điện, kể cả với người dân. Thế giới đã bỏ thủy điện từ lâu chuyển sang nhiệt điện, điện gió, điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phát triển ồ ạt kéo theo không biết bao nhiêu rừng bị phá bỏ, bao nhiêu hệ lụy từ phá rừng.Tội nghiệp, thương mấy anh công nhân quá, hi vọng là ko thêm người nào nữa.
Trả lờiXóaĐây không phải lần đầu vỡ đập nhưng tại sao cơ quan chủ quản vẫn không thể ngăn chặn thảm họa được báo trước? Trách nhiệm trước mạng sống người dân ai sẽ gánh chịu? Đền bù vật chất thì dễ, còn nhân mạng thì sao hay lại rút sợi dây kinh nghiệm?Luôn chỉ tính đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tính mạng người dân khi nào mất đi mới ... vô cùng thương tiếc, rút kinh nghiệm
Trả lờiXóaCái này không thể gọi là thiên tai được, mà là nhân tai. Ồ ạt thi nhau làm thủy điện, phá rừng, can thiệp mạnh và phá vỡ cảnh quan, môi trường thiên nhiên. Hậu quả là vô cùng lớn và khôn lường!Thủy điện tại Nam Giang, nghe giống như được dự báo tại một bộ phim đang phát trên VTV1 - phim "Lựa chọn cuối cùng". Thật nguy hiểm khi phải sống trong vùng ảnh hưởng của các quả bom khổng lồ này.
Trả lờiXóaThấy sức nước tàn phá ghê quá. Tưởng tượng thủy điện sông tranh 2 Quảng Nam mà thế này thì đừng nói mấy người mà nói mấy xã ... Thảm họa biển, thảm họa lũ là do con người tác động quá nhiều vào thiên nhiên nên hậu quả gây ra là không lường trước được. Tốt hơn hết các nhà chức trách phải thấy điều này và quan tâm đúng mức mới khách quan được và giúp cho dân có cuộc sống bình an được. Đừng chạy theo dự án, trước khi ký dự án phải nhìn mối liên hệ tổng thể vì lợi ích quốc gia chứ đừng vì lợi ích nhóm. Cái này rất phong trào ví như nhà máy đường, ví như tượng đài, ví như nhà máy thép, gần đây là phát triển các loại cây công nghiệp... tỉnh này có, tỉnh kia phải có, vùng này được vùng kia cũng phải được... rồi cứ thế chạy và chạy, chạy cho bằng được mà không theo một sự thống nhất và phù hợp các vùng - miền.
Trả lờiXóaDự án Thủy điện Sông Bung 2 đội vốn 1600 tỷ ?Trong khi dự án TĐSB 2 chỉ có 100MW. Dù lớn hơn gấp 1,5 lần, thế nhưng dự án TĐSB 4 có tổng mức đầu tư 4.932,32 tỷ đồng. Và dự án TĐSB 4 cũng khởi công cùng thời điểm với TĐSB 2 (2010), được đưa vào sử dụng năm 2014. Ngoài ra, dự án thủy điện Sông Tranh 2 công suất thiết kế 190MW, nhưng tổng vốn đầu tư chỉ 4.150,4 tỷ đồng.
Trả lờiXóaThủy điện phá rừng và chiếm nhiều diện tích, nhiệt điện than ô nhiễm môi trường, điện gió mặt trời sạch nhưng giá thành cao, chiếm nhiều đất, và không suất nhỏ hiệu suất thấp và không ổn định. Điện hạt nhân sạch nhưng vốn đầu tư lớn và nguy hiểm nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng. Mỗi nước bắt đầu đều thủy điện, rồi đến nhiệt điện, điện hạt nhân và cuối cùng điện gió mặt trời. Những nước giàu họ dừng nhiệt điện bảo vệ môi trường nhưng không bỏ, khi thiếu điện họ chạy lại. Điện hạt nhân thì các nước đều đang xây dựng, đặc biệt các nước đang phát triển, trừ nước Đức có kế hoạch dừng điện hạt nhân để mua điện nước khác dùng, điện gió mặt trời thì tiềm năng lớn nhưng các nước phát triển cũng chỉ chiếm 2-5%.
Trả lờiXóaTôi làm bên lĩnh vực môi trường nên rất hiểu tác động tiêu cực của thuỷ điện đến môi trường sinh thái phía dưới hạ lưu như thế nào. Có bạn Trần Khánh nói đúng 1 phần, việc phát triển ồ ạt thuỷ điện nhỏ ở nước ta làm mất rất nhiều đất rừng. Hệ sinh thái hạ lưu bị tác động xấu trong khi công suất phát điện của những nhà máy này ko đáng là bao.Cái gì cũng muốn thì tốt nhất là dùng đèn dầu. Ngày xưa nhà nào cũng vậy, ban ngày dùng ánh sáng mặt trời, tối dùng đèn dầu, đi ngủ sớm, khỏe + nghèo do chẳng làm gì vì làm gì có điện mà làm. Ngày nay mất điện một ngày ngang với cực hình, mọi công việc đình trệ, mọi hoạt động cũng ngừng trệ. Đổi lại những hệ lụy do khai thác điện mang lại thì mọi người đã có cuộc sống và nền kinh tế phát triển hơn nhiều, không biết bạn chọn cách nào ? Phát triển hay nguyên thủy ?
Trả lờiXóaCầu mong hai nạn nhân xấu số bị nước cuốn đi bình an vô sự. Các nhà chức trách vẫn đang phối hợp với công an, bộ đội cùng các cơ quan chức năng tìm cách cứu những người dân vô tội tại các bản bị nước lũ cô lập, mong chờ tin tốt từ phía các cơ quan chức năng cũng như nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục tốt hậu quả, vì mùa mưa lũ vẫn còn kéo dài.
Trả lờiXóaMong các cơ quan chức năng khẩn trương phối hợp tìm kiếm cứu nạn người bị mất tích; có ngay các giải pháp khắc phục sự cố, không để mất an toàn cho người và công trình vùng hạ lưu; đồng thời khẩn trương xác định nguyên nhân, thực hiện ngay các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động trong khu vực. Hy vọng các cơ quan chức năng có thể sớm tìm thấy thi thể của 2 công nhân xấu số.
Trả lờiXóaĐây không phải lần đầu xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện nhưng hình như các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được giải pháp ngăn chặn những sự cố kiểu này. Cần gấp rút triển khai công tác tìm kiếm và cứu hộ người găph nạn. Hy vọng sẽ sớm tìm được hai công nhân mất tích.
Trả lờiXóaThế giới đã có rất nhiều nước không sử dụng tới thủy điện nữa mà chuyển sang dùng năng lượng gió và năng lượng mặt trời mà sao Việt Nam vẫn xây dựng ồ ạt rất nhiều các nhà máy thủy điện. Và một thực trạng nữa cần nhìn nhận là thủy điện vẫn được xây dựng nhưng lại không hoạt động hay hoạt động cầm chừng, gây nên những lãng phí cho nguồn kinh phí đầu tư. Đã tới lúc nhìn nhận lại vấn đề và tìm biện pháp khắc phục rồi
Trả lờiXóaMong rằng lực lượng cứu hộ sẽ sớm tìm được hai nạn nhân mất tích, những hộ ra đình bị cô lập do sự cố vỡ đập sẽ sớm nối lại được liên hệ. Sự việc lần này như một bài học xương máu cho chúng ta về việc thực hiện công tác an toàn trong lao động cũng như công tác cứu hộ cứu nạn
Trả lờiXóaMùa mưa lũ đang đến và vẫn còn kéo dài, hy vọng qua sự việc lần này chúng ta sẽ nhanh chóng làm rõ được nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục, tránh cho những sự việc đáng tiếc về sau. Mong rằng hai nạn nhân xấu số sẽ sớm được tìm thấy.
Trả lờiXóaSong song với sự phát triển của các nhà máy thủy điện là sự tàn phá về môi trường, sự hủy hoại về thiên nhiên. Có lẽ vì vậy mà tình trạng mưa lũ, xói mòn thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng lơn tới cuộc sống người dân. Sự cố vỡ đập thủy điện lần này cũng một phần nguyên nhân từ đó. Chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề để tìm ra một giải pháp thích hợp
Trả lờiXóaThiên tai ngày càng khốc liệt, thiệt hại về người và của do bão lũ gây ra ngày càng lớn. Dù trước mỗi trận bão chính quyền và người dân có thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết ứng phó với hậu quả của bão nhưng những sự cố đáng tiếc như thế này vẫn không tránh khỏi. Hy vọng số người thương vong sẽ ít nhất, sớm tìm ra những người mất tích.
Trả lờiXóatin buồn.cái này lại phải đưa mấy thằng chủ sọ ra xử lí rồi.làm thuỷ điện mà ko tính đến cái vấn đề quy hoạch dài lâu và chất lượng của đập thì có mà ăn mặn cả đám.làm thuỷ điện người dân thành phố thì sướng đấy.nhưng người dân vùng núi chỗ thuỷ điện mới là người khổ.từ thuỷ điện đó gây ra biết bao nhiêu thiệt hại.từ hạn hán do dập ngăn nước đến lũ lụt khi vỡ đập hoặc xả nước ko đúng quy trình.vậy nên trong vấn đề quy hoạch nhà đầu tư nên tính đến cuộc sống của người dân ở vùng núi là chính nhé
Trả lờiXóaHãy làm theo quy luật của thiên nhiên. Đừng vì một điều gì đó mà làm trái quy luật . Dứt khoát hậu quả xấu sẽ xảy ra. Biết bao rừng bị phá, biết bao dòng sông bị chặn dòng chảy tự nhiện; Và đã biết bao lần vỡ đập, nước tràn gây chết người, mất tài sản của dân. Xin các nhà hoạch định chính sách hãy làm điện gió nhiều hơn, bớt thủy điện thì chắc chắn người dân đỡ khổ vì cảnh vỡ đập, nước tràn như bài báo nêu!!!
Trả lờiXóaThủy điện chưa đi vào hoạt động đã gây sự cố nghiêm trọng, thử hỏi nếu đi vào hoạt động thì sự bảo đảm an toàn được bao lâu? đừng đổ thừa thiên tai - làm thì phải tính tới yêu tố thiên tai như động đất, mua lũ,... Đề nghị truy cứu ngay trách nhiệm hình sự với người có trách nhiệm. Và mong rằng mọi người mất tích sẽ được bình an. Sớm trở về với gia đình.
Trả lờiXóaKhông hiểu công trình khảo sát an toàn lao động và kiểm soát rủi ro công nghiệp như thế nảo mà lại có xảy ra tình trạng như trê. Vụ việc xảy ra - thiệt hại về người là thế mà còn khẳng định công trình an toàn!!! Đúng là " Vụng chèo khéo chống". Xảy ra tai nạn như thế mà chẳng thấy có 1 phát ngôn nào tỏ ý quan tâm tới việc tìm kiếm hay cứu nạn. Công nhân cũng là mạng người mà!!!!
Trả lờiXóaMới vào mùa mưa đã bị sự cố vỡ ống, ảnh hưởng con người. Nguyên nhân lại đổ cho ông trời mưa to quá??? Vậy khảo sát, thiết kế,...để làm gì khi vừa mới tích nước đã xảy ra sự cố? Có phải chủ quan do con người khi đang mưa to hoặc đã cảnh báo mưa to lại để công nhân làm mới dẫn đến hậu quả đau lòng như thế này? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm đây? mà có chịu nổi không? khi có tới hơn 20 mạng người mất tích chưa biết sống chết ra sao thế kia?
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaKhông thể đổ cho mưa về được. Tất cả các hạng mục nằm trong công trình này phải làm việc chịu được lũ theo tần xuất (theo tôi nghĩ, cống dẫn dòng này nằm trong đập chính phải tương đương đập chính) tính toán. Với quy mô dự án này công dẫn dòng phải chịu được cơn lũ ít nhất 100 năm xuất hiện một lần (P=1%). Không thể nói vu vơ được xong rồi chết mạng người như thế được.
Trả lờiXóaNói nguyên nhân do lũ quá lớn nghe có vẻ không hợp lý vì khi thiết kế người ta đã tính đến tất cả và thiết kế hệ thống an toàn cho hồ, đập. Nếu lũ lớn, mực nước hồ chứa dâng cao thì Tràn phải xả lũ chứ. Có thể đơn vị thi công chưa thi công xong hệ thống vận hành đập tràn mà đã tích nước, hoặc thi công nút cống dẫn dòng không đảm bảo kỹ thuật nên khi áp lực nước lớn gây bục nút
Trả lờiXóaHiện tại đang là mùa mưa lũ, năm nay bão lũ cũng rất lớn, rất thất thường. Các thủy điện khác, đặc biệt các thủy điện đang thi công cần phải kiểm tra, rà soát kĩ càng lại công trình để tránh những sự cố đáng tiếc như thế này xảy ra một lần nữa
Trả lờiXóaLại xảy ra một vụ tai nạn thương tâm với những người dân Việt Nam, hi vọng các anh sẽ an toàn trở về với gia đình, thời gian qua liên tục xảy ra các tai nạn lao động vì vậy cơ quan chức năng cần có các biện pháp khắc phục và hạn chế các vụ tai nạn xảy ra.
Trả lờiXóa