Hiện tượng Phan Anh
Việc MC Phan Anh chỉ trong 4 ngày đã quyên góp 16 tỷ ủng hộ người dân bị thiệt hại trong lũ lụt miền Trung vừa qua trở thành một "hiện tượng", một kỳ tích chưa từng có. Thậm chí MC này tuyên bố khoá tài khoản, không tiếp nhận tiền nữa cho thấy, bản thân MC này cũng "sốc", và thấy không đủ năng lực "giải ngân" các khoản tiền đổ về này.
Vì sao Phan Anh lại thành công như vậy?
Có thể nói giới văn nghệ sỹ, trí thức luôn có ảnh hưởng xã hội hơn hẳn, nhất là về truyền thông, bởi vậy, họ mới được gọi là "người của công chúng". Nhưng so với hàng chục nghệ sỹ tài năng, ảnh hưởng, uy tín hơn hẳn Phan Anh cũng không kêu gọi được bằng một góc của Phan Anh, như Hà Hồ chỉ được chừng 2 tỷ, thì thực sự vụ việc khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi là dễ hiểu.
Một nguyên nhân rõ ràng có thể thấy là, sau vụ Phan Anh bị "đánh" trên chương trình 60" mở về sự cố chia sẻ clip cá chết 2" trong nước biển Vũng Áng gây tranh cãi dư luận về "trách nhiệm" của một hot fbker trước tai nạn báo chí và sự tỉnh táo của "người nổi tiếng" khiến Phan Anh được "cộng đồng mạng", nhất là giới "đấu tranh dân chủ" quốc nội, quốc ngoại đưa lên thành "điển tích đấu tranh cho tự do thông tin". Tiếp đến là những bình luận "mập mờ", khẩu hiệu cổ vũ "đừng im lặng" vì tương lai của anh chàng MC này...càng khiến Phan Anh nổi tiếng trên cả 2 lề truyền thông. Có thể nói, với truyền thông chính thống, Phan Anh trở thành biểu tượng của một nghệ sỹ có trách nhiệm với xã hội, dám nói, có chính kiến cả với những vấn đề nhạy cảm một cách "khôn khéo". Còn với giới "đấu tranh dân chủ", hay ủng hộ quan điểm phương Tây về dân chủ…thì Phan Anh như người hùng của họ, một hy vọng dù chưa "nét như Sony" về dám bày tỏ chính kiến đối đầu và dẫn dắt giới zân chủ có tương lai sáng sủa (có ngọn cờ xứng tầm) ở Việt Nam.
Nhất là khi Phan Anh chơi nổi, tuyên bố rút hầu bao 500 triệu ủng hộ đồng bào lũ lụt thì đa số người dân hoàn toàn tin tưởng anh là quỹ từ thiện an toàn, đảm bảo nhất hiện nay, nhất là trong bối cảnh báo chí đưa tin đậm nét về một số scandal gian lận từ thiện của các tổ chức chính thống; truyền thông lề mạng đầy rẫy tố cáo nhập nhèm, gian lận, kiện cáo về tiếp nhận, giải ngân tiền từ thiện của các hội nhóm tự phát, nhóm zận chủ. Tiền đổ về Phan Anh từ tất cả các "tầng lớp người Việt" xem như dễ hiểu, nhất là khi đời sống người Việt cả trong và ngoài nước đều khá giả, thịnh vượng hơn xưa rất nhiều.
Ý đồ của giới zận chủ lộ diện khi hy vọng anh này sẽ lập đảng, trở thành thủ tướng...tức thủ lĩnh của "phe đối lập" ngập trên mạng. Linh mục Dòng chúa cứu thế Thái Hà Nguyễn Ngọc Nam Phong còn ý nhị khẳng định Phan Anh là người nhà của phe nhóm chống đối này vì có cô vợ là giáo dân Thái Hà. Đám Đoan Trang, Quang A..và hàng chục hội nhóm chống đối tôn vinh Phan Anh nhưng thực chất là ca tụng "sức mạnh xã hội dân sự", một sự vơ vào khá thô thiển bởi lâu nay cả tá "tổ chức XHDS độc lập" bị tố cáo hợp tác với cộng đồng cờ vàng và là tay sai cho các quỹ dân chủ lật đổ của Mỹ và phương Tây.
Dư luận đang mổ xẻ Phan Anh vi phạm các quy định pháp luật về gây quỹ, chưa rõ liệu có bị xử phạt hay không? Ai sẽ thẩm tra việc giải ngân số tiền khủng kia? Hình ảnh Phan Anh đi từ thiện đang bị đặt vấn đề về hiệu quả khi vây quanh là nạn nhân lũ lụt có xe xịn, điện thoại sang trọng và truyền thông chuyên nghiệp đi cùng PR, trái ngược hẳn với cách làm từ thiện thực sự cũng như niềm tin người gửi tiền?
Việc có hay không có thế lực ngầm nào đứng sau Phan Anh đang là câu hỏi nóng trên các diễn đàn chắc chắn sẽ sớm lộ diện, nếu có. Tuy nhiên hiện tượng Phan Anh đang đặt ra các vấn đề như chính quyền cần biết phát huy vai trò của văn nghệ sỹ trong gây quỹ thu hút cộng đồng trợ giúp những nơi thiên tai, lũ lụt kiểu này. Vụ việc cũng cho thấy nhu cầu chính quyền cần kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo các quỹ từ thiện hoạt động đúng pháp luật. Điều quan trọng nhất, vụ việc cho thấy, cái hy vọng tạo dựng, thổi truyền thông để Phan Anh trở thành ngọn cờ lực lượng zân chủ + cờ vàng + tôn giáo cực đoan là rõ ràng. Và hơn bao giờ hết, dư luận cần Phan Anh "đừng im lặng" về vấn đề nhạy cảm này.
Vụ này làm chính quyền hơi bị khó chịu đây. Càng ngày người dân càng tin vào các tổ chức từ thiện của xã hội dân sự. Không phải của hội chữ thập đỏ, của mặt trận tổ quốc. Điều đó chứng tỏ họ không còn tin vào các hội đoàn nhà nước, cũng bởi quá nhiều tiêu cực đã từng xảy ra trong quá khứ. Chính quyền phải nổ lực tối đa lấy lại niềm tin trong dan chúng, nhưng mà khó đấy. Một lần thất tín vạn lần thất tin
Trả lờiXóathật sự thì nếu mà giờ có quyết định xử phạt Phan Anh vi phạm pháp luật thì sẽ nhận được sự phản đối của người dân , đặc biệt là người dân miền trung trực tiếp nhận được sự hỗ trợ của anh ta . bởi lẽ người dân quan tâm đến mặt tốt của vấn đề mà chẳng cần quan tâm đến hệ lụy của nó
Trả lờiXóa