Chia sẻ

Tre Làng

PHẠM THÀNH VÀ CHUYỆN 3 TÀU TRUNG QUỐC CẬP CẢNG CAM RANH

LâmTrực@

Ngày 22/10/2016, hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường Tương Đàm 531, Châu Sơn 529 cùng tàu tiếp vận Sào Hồ 890 của hải quân Trung Quốc đã cập cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), bắt đầu chuyến thăm Việt Nam kéo dài đến 26/10, nhằm thắt chặt quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngay lập tức Phạm Thành (Blogger Bà Đầm Xòe) bắt đầu xuyên tạc bằng lối viết mập mờ, đánh lừa dư luận.

Trên FB cá nhân của mình, Phạm Thành viết: "Tôi cho rằng chuyến đi Mỹ của Đinh (Đinh Thế Huynh) có nhiệm vụ giải trình sự hiện diện của 3 tàu chiến Trung Cộng tại cảng Cam Ranh, trong đó có tàu chiến đã tham gia hạ sát 64 (lúc đầu viết là 88-Trelang) chiến sĩ Việt Nam ở đảo Gạc Ma năm 1988. Vì rằng, người Mỹ khó chấp nhận, khi mới tuần trước, tàu chiến Mỹ cũng vừa cập cảng Cam Ranh. Nước Mỹ không chịu nổi cú "ngáng họng" này.".

Như vậy, Phạm Thành cho rằng, tàu chiến Tương Đàm 531 chính là chiếc tàu đã tham gia sát hại các chiến sĩ QĐNDVN tại Gạc Ma năm 1988. Luận điệu này làm người dân nghi ngờ về bản lĩnh chính trị của Việt Nam khi chấp nhận chào đón chính chiếc tài đã giết hại con em mình.

Thực tế là, trong 3 chiến hạm thăm Việt Nam, có 1 chiến hạm mang tên Tương Đàm. Tàu Tương Đàm (mang số hiệu 531) trùng tên với chiếc Tương Đàm đã từng tham chiến trong trận Gạc Ma 1988 ở Trường Sa của Việt Nam. Nhưng chiếc Tương Đàm lần này không phải chiếc Tương Đàm năm 1988.

Chiến hạm Tương Đàm từng tham chiến ở Gạc Ma năm 1988 có số hiệu 556, sau đó đã được bán cho Bangladesh. Trong khi đó chiếc Tương Đàm mới có số hiệu 531 mới được biên chế hoạt động từ tháng 2/2016. Rõ ràng đây là 2 chiến hạm hoàn toàn khác nhau.

Như vậy, cả 3 chiến hạm vào Cam Ranh lần này không có chiến hạm nào tham chiến trong vụ Gạc Ma năm 1988.

Tuy nhiên, trong 3 chiến hạm Trung Quốc cập cảng Cam Ranh lần này, có chiến hạm mang tên Tương Đàm. Chính cái tên này đã gợi lại những ký ức đau buồn về trận hải chiến Trường Sa năm 1988. 

Người viết cho rằng, việc cử chiến hạm mang tên Tương Đàm cập cảng Cam Ranh không phải là ngẫu nhiên. 

Chuyến thăm Cam Ranh là một chuyến thăm nghi thức ngoại giao và như thường lệ, nó ẩn chứa trong đó những thông điệp chính trị của phias Trung Quốc. Việc cử chiến hạm có tên Tương Đàm vào Việt Nam có thể mang hàm ý đe dọa bằng sức mạnh quân sự từ phía Trung Quốc.

Nói thêm, khi Tương Đàm 531 được biên chế cho Hạm đội Đông Hải vào tháng 2/2016, nó được ca ngợi như là "hợp thể" về danh tính và số hiệu của "hải chiến công thần", tức là tàu Tương Đàm cũ. Cụm từ "Hải chiến công thần tái nhập ngũ sau 28 năm" là dòng tít được dùng để mô tả việc tàu Tương Đàm mới được biên chế. 

Tất nhiên, một quốc lấy tên những vị anh hùng hoặc tên những phương tiện đã từng "lập công" để đặt tên cho những con tàu là chuyện bình thường. Ngoại giao cũng chỉ là biểu hiện bên ngoài, mà ở đó, người ta không thể ứng xử thô lỗ. Vấn đề quan trọng nằm ở bản lĩnh chính trị của người Việt Nam.

3 nhận xét:

  1. Nặc danh13:34 29/10/16

    Phạm Thành có tìm hiểu nhưng không đến nơi đến chốn. Cũng chỉ vì muốn lắt léo để người đọc tin vào lời Thành và có ác cảm với Chính quyền Việt Nam.
    Việc Trung Quốc sử dụng con tàu trùng tên với tàu chiến của sự kiện 1988 rõ ràng có hàm ý chính trị và quân sự. Từ xưa tới nay, Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước một thế lực nào. Lần này, 3 tàu chiến Trung Quốc tới Cam Ranh, lực lượng tác chiến điện tử của chúng ta lại có dịp được thể hiện sức mạnh.

    Trả lờiXóa
  2. Muốn nói gì thì nói với bất cứ luận điệu gì...nhưng khi chúng vẫn còn dã tâm, đểu giả như vậy mà những nhà chức trách đã bị khâu miệng. Trước dân tộc thì đây là tội ác, và đây là sự khinh thường xương máu của những chiến sỹ đã ngã xuống ở gạc ma 1988 của tên đế quốc khoác áo "cộng sản" phương Bắc. Đây là sự nhu nhược và hèn nhát trước lời đe dọa cả về chính trị và quân sự đối với dân tộc Việt Nam

    Trả lờiXóa
  3. Annamite ngu vô đối....bò heo cũng tôn Annamite làm thầy

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog