‘Con ông cháu cha’
Sự việc "Cha làm chi cục trưởng, con làm chi cục phó" ở chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định chỉ là thêm mắt xích vừa bị phát hiện trong chuỗi cái gọi là "Cả họ làm quan". Cần tìm thêm thông tin, ta sẽ thấy ở Hà Giang, Thừa Thiên-Huế... và nhiều đồng chí khác vẫn còn "trong đống rơm".
Chuyện này ở nước ta không LẠ.
Hoàng Lê nhất thống chí ghi rằng: … từ khi Thị Huệ được chúa yêu dấu Lân lại càng ỷ vào thế chị để làm những việc càn rỡ. Hết thảy áo quần, xe kiệu của y, nhất nhất đều rập kiểu theo đúng như của vua chúa. Thường ngày, Lân vẫn đem theo vài chục tên tay sai, cầm gươm vác giáo đi nghênh ngang khắp kinh ấp. Hễ gặp xe kiệu, bất kỳ là của đám quan quân nào, Lân cũng đều cà khịa đánh nhau làm cho họ nhục nhã, rồi lấy thế làm thích thú. Gặp đàn bà con gái giữa đường, hễ người nào trông vừa mắt, tức thì Lân sai tay chân quây màn trướng ngay tại chỗ, rồi lôi người ấy vào hiếp liền.
Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, không thiếu ví dụ về những cậu ấm cậy thế làm càn. Năm 2010, Li Qiming, con trai một quan chức cảnh sát cấp cao ở Hà Bắc sau khi đâm xe vào một sinh viên đã lên tiếng thách thức người dân ở hiện trường: “Chúng mày có giỏi thì cứ kiện tao đi. Tao là con trai của Li Gang”.
Câu “Tao là con trai của Li Gang” sau đó trở thành câu cửa miệng của người Trung Quốc để mô tả con cái gia đình các quan chức luôn tỏ vẻ hống hách, hay làm càn.
Việc lộng hành này có thể có căn nguyên sâu xa từ cổ luật phương Đông với quy định về “Bát nghị” - 8 giới người được hưởng ưu đãi khi phạm tội (thực ra là 9 nếu tính cả thân thuộc gần đối với bà Phi của Hoàng Thái Tử). Đây là quy định trong cổ luật Trung Hoa và được quy định trong luật nhà Đường và luật nhà Thanh. Luật Hồng Đức và luật Gia Long chỉ chép lại mà “không có điểm gì độc đáo” như nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Văn Mẫu.
“Tao là con trai của Li Gang” hay câu nói “Chúa là cái quái gì?” của Đặng Mậu Lân đã trở thành điển tích về những kẻ COCC.
Điều này trái ngược với nguyên tắc “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Nguyên tắc xuyên suốt trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
LUẬT là vậy nhưng thực tế, không thiếu trường hợp được tha, miễn trách nhiệm hình sự vì có “nhân thân tốt” hay “có nhiều đóng góp cho ngành”. Tức là họ được miễn truy cứu trách nhiệm chỉ vì địa vị, thân thế của mình.
Cũng có những trường hợp tạo lợi thế cho người nhà đã bị cơ quan kiểm tra Đảng nhận định là “thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi”.
Những câu chuyện như vậy có thể diễn ra hằng ngày. Có thể ầm ĩ trên báo chí hay êm thấm “đúng quy trình”. Nhưng luôn gây bức xúc cho dư luận khi “lộ sáng”.
Nhưng không phải bất cứ ai COCC đều hành xử như những ví dụ trên. Có nhiều người vẫn lặng lẽ học tập, cống hiến cho đất nước, dù ở trong vị trí hoàn toàn “chưa tương xứng” (theo cách hiểu nào đó) với vị thế gia tộc của họ. Báo chí ít viết về họ. Họ cũng không muốn ai đề cập đến mình với vài trò “con ông kia”, “em anh nọ”.
Truyền thông và dư luận có nhiều thứ quan tâm hơn. Tỉ dụ những vụ "cả họ làm quan"... Và cụm từ COCC đã trở thành CCCCC (con cháu các cụ cả).
Để bây giờ ra đường, người ta chỉ hỏi nhau “đồng chí đó là con đồng chí nào”. Người ta chỉ nghe thấy câu hỏi tu từ khi có sự việc xảy ra: “Mày biết tao là em ai không?”.
Với những câu nói đó, đất nước đi giật lùi vài trăm năm, trở lại thời phong kiến “Bát nghị”.
Vẫn là cái tư tưởng cha truyền con nối, hộ phụ sinh hổ tử. Các quan làm lên chức vụ lớn cũng muốn con cái được như mình, nâng đỡ nó lên. Nhưng đây đây là một hiện tượng tiêu cực, nó ảnh hưởng sâu sắc niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhiều người lợi dụng quan hệ xếp lớn để có hành vi trốn tránh pháp luật, coi thường người thi hành công vụ.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThực tế chuyện có những người là COCC, cậy chức cậy quyền làm càn thì không phải là hiếm ở bất kì quốc gia nào, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên đâu phải ai là COCC cũng đều như vậy, có rất nhiều người vẫn luôn học tập, nỗ lực với đúng vị trí của mình. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, báo chí chỉ thích viết về những gương nghèo vượt khó, viết về những COCC không có học thức, đạo đức, vì chỉ những chuyện như thế mới có nhiều người quan tâm, Còn nhà giàu mà học giỏi, con nhà quan mà học giỏi thì như chuyện bình thường, không đáng nói. Vì thế mà gây ra nhận thực xấu trong người dân, họ luôn không có nhìn thiện cảm với người làm quan, giờ ai là quan cũng bị coi là COCC, không có học thức, còn ai đã là COCC thì lại không được coi là người giỏi.
Trả lờiXóaNếu vẫn giữ nguyên cái tư tưởng "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa" thì không hiểu rồi đây đất nước ta sẽ đi về đâu? Trong khi các nước khác người ta đang cố gắng làm trong sạch bộ máy chính quyền thì ở nước ta vẫn còn tồn tại cái tư tưởng con ông cháu cha thì làm sao mà đuổi kịp được họ? Tình trạng này không phải là ít nhưng tại sao vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt để?
Trả lờiXóaChúng ta không thể vì định kiến cũ mà mặc định mọi chuyện như vậy được. Đâu phải cứ những ai được gọi là con ông cháu cha thì họ không có năng lực? Đâu phải những ai làm quan thì đều là con ông cháu cha? Tại sao lại đánh đồng vấn đề con ông cháu cha và vấn đề kém năng lực vào làm một như vậy? Nếu chúng ta cứ như vậy thì sẽ đánh mất rất nhiều nhân tài của đất nước
Trả lờiXóaVấn đề con ông cháu cha lợi dụng danh nghĩa của bố mẹ, anh chị mình mà làm càn không phải là hiếm ở rất nhiều quốc gia. Đây cũng là một vấn nạn đau đầu với chính sách của đất nước. Thế nhưng không phải chỉ vì những lý do đó mà mọi người lại có thể quy chụp lại rằng cứ là con ông cháu cha thì là người không ra gì. Trên thực tế có rất nhiều cá nhân là con em quan chức, họ có nền tảng vững chắc, có điều kiện tốt để học tập, tu dưỡng trở thanh những người có năng lực, có phẩm chất tốt. Những cá nhân này cần được trọng dụng, cần sự tôn trọng chứ không phải là thái độ kì thị của mọi người chỉ vì xuất thân của họ
Trả lờiXóaCái gì cũng có hai mặt của nó, vấn đề COCC cũng không ngoại lệ. Rất nhiều cá nhân lợi dụng mối quan hệ này để làm bừa, để trục lợi cá nhân nhưng cũng có không ít những người với cái danh COCC nhưng họ lại không hề vì thế mà đánh mất đi phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình, họ vẫn là những công dân mẫu mực, vẫn hàng ngày hàng giờ trau dồi kiến thức bản thân để có thể tiến bộ hơn, để góp sức mình xây dựng đất nước. Vì vậy không nên đánh giá một con người chỉ vì những định kiến cũ của xã hội, hãy đánh giá họ thông qua những gì họ làm được, họ thể hiện với mọi người
Trả lờiXóaCũng chỉ vì vài cá nhân mất chất mà ảnh hưởng tới bao nhiêu người. Nói thực thì nếu những ai là COCC thật thì cái phong thái của họ cũng khác lắm, họ ý thức được mình phải hành xử thế nào để giữ uy tín và danh dự cho người thân chứ không phải như mấy kẻ xốc nổi động tý là lôi họ hàng ra đểdọa nạt người khác. Vậy nên đừng nói rằng COCC là những người thiếu năng lực và phẩm chất, không công bằng với họ đâu
Trả lờiXóakhông phải bất cứ ai COCC đều hành xử như những ví dụ trên. Có nhiều người vẫn lặng lẽ học tập, cống hiến cho đất nước, dù ở trong vị trí hoàn toàn “chưa tương xứng” (theo cách hiểu nào đó) với vị thế gia tộc của họ. Báo chí ít viết về họ. Họ cũng không muốn ai đề cập đến mình với vài trò “con ông kia”, “em anh nọ”.
Trả lờiXóaĐó chỉ là một vài con sâu thôi, chứ không phải là số đông!
những cán bộ trẻ, dù là con em người lao động hay các vị lãnh đạo nếu được đào tạo, được học hành bài bản thì rất quý. Công bằng mà nói, con em của các vị lãnh đạo họ có gen, có môi trường giáo dục trong gia đình, được tiếp xúc nhiều với công tác quản lý hoặc những kinh nghiệm mà cha/mẹ họ thường trao đổi, điều đó rất thuận lợi và đáng khuyến khích. Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng nói nếu như bước đường thăng tiến của các trường hợp này đừng quá nhanh, thậm chí, chỉ trong một vài tháng và khi bị phát hiện thì luôn được giải thích là làm đúng quy định, đúng quy trình, đúng quy hoạch, họ bị đốt cháy giai đoạn tức là đưa vào vị trí công việc lãnh đạo một cách nhanh quá trong khi tuổi đời còn rất trẻ nên đã tạo ra sự nghi ngờ, thậm chí có trường hợp lại không làm tốt vị trí được bổ nhiệm nên bị mất lòng tin trong chính cán bộ, công chức đơn vị đó và ngoài xã hội, hiện tượng này đã làm chậm sự phát triển của đất nước, gây mất lòng tin trong nhân dân cần được khắc phục ngay và luôn.
Trả lờiXóakhông phải bất cứ ai COCC đều hành xử như những ví dụ trên. Có nhiều người vẫn lặng lẽ học tập, cống hiến cho đất nước, dù ở trong vị trí hoàn toàn “chưa tương xứng” (theo cách hiểu nào đó) với vị thế gia tộc của họ. Báo chí ít viết về họ. Họ cũng không muốn ai đề cập đến mình với vài trò “con ông kia”, “em anh nọ”.
Trả lờiXóaHiện nay xã hội ta vẫn tồn tại cái gọi là tư tưởng cậy quyền cậy người nhà mình làm quan chức mà coi thường người khác có hành vi vi phạm nào cũng nhờ vả người thân, điều này làm cho xã hội chúng ta mất niềm tin vào một bộ phận chúng ta cần phải cải thiện tình hình này.
Trả lờiXóa