Khoai@
Thật trớ trêu, trong khi những người tử tế đang thắt lưng buộc bụng, sẻ chia với người dân vùng lũ miền Trung, thì tại Bình Định, người ta lại nhảy vào cướp hàng của một người bị tai nạn cháy xe hàng.
Thật táng tận lương tâm.
Người ta ngang nhiên đặt lòng tham vật chất lên trên tình người. Người ta bất chấp đạo lý để bộc lộ thói lưu manh và tàn bạo ngay giữa thanh thiên bạch nhật.
Người ta và bỏ ngoài tai những lời van xin từ phía người bị nạn và tiếp tục nhẫn tâm cướp của.
Đạo đức đã xuống cấp đến mức người ta nghĩ rằng, ăn cướp chẳng có gì phải xấu hổ?
Vào trưa 1/11/2016, anh Lê Tấn Duy, 25 tuổi, ngụ Phú Yên, lái xe tải từ TP.HCM về miền Trung, đến quốc lộ 1D tuyến tránh ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu, không may gặp nạn khi phương tiện bùng cháy dữ dội, thiệt hại 8 tấn hàng, gôm dầu ăn, nước mắm, sữa tắm, bột giặt... cùng nhiều chứng từ, hóa đơn.
Khi lực lượng chữa cháy rời khỏi hiện trường thì anh Duy và phụ xe bất lực nhìn hàng chục người lao vào “hôi của”. Thậm chí phụ xe ngồi khóc, van xin nhưng vẫn không làm những người này thương xót.
Những hình ảnh hôi của tràn ngập trên mạng và lên cả báo nước ngoài. Hình ảnh người Việt tương thân tương ái đâu không thấy, nhưng sự khinh miệt đã hiện hữu.
Còn nhớ, vào tháng 6/2011, báo chí đưa một tin một người đàn ông đã giằng lại được túi tiền của mình từ 2 tên cướp trên đường An Dương Vương, thuộc quận 5, TP.HCM. Nhưng lại không may, túi đựng tiền bị rách vì giằng co với 2 tên cướp, nên số tiền trong túi bị bay ra đường. Rất nhanh, những người đi xe máy gần đó cùng một số người dân trong khu vực đã ào ra giữa đường nhặt mất số tiền bị rơi ra trước ánh mắt thẫn thờ và bất lực của người đàn ông bị nạn. Chỉ trong vòng vài phút, người đàn ông đã bị mất sạch tiền không phải vì 2 tên cướp mà vì những vô số những dân quanh đó.
Vào chiều 12/9/2013, trước cửa UBND quận Ba Đình, Đại sứ quán Hà Lan đã tổ chức phát tặng 3.000 chiếc áo mưa cho người dân Hà Nội, với mong muốn nâng cao nhận thức chung về biến đổi khí hậu cho mọi người. Tuy nhiên, sự cố đã xảy ra vào lúc 2 giờ chiều khi những người tới dự đổ xô vào giành nhau với mục đích lấy được càng nhiều càng tốt. Trước sự hỗn loạn, một nhân viên tổ chức chương trình đã phải cầm loa nói: “Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức!”.
Hôm 6/12/2013, anh Hồ Kim Hậu, 30 tuổi, quê Bình Định điều khiển ô tô chở bia Tiger từ TP. Hồ Chí Minh đi TP. Phan Thiết gặp nạn, hàng vạn lon bia bị văng xuống đường và bị hàng trăm người dân nơi đây nhảy vào cướp của, bất chấp việc anh đã quỳ lạy van xin.
Thói tham lam, ích kỷ và bầy đàn được bộc lộ không chỉ ở ngoài đường mà còn ở những nơi sang trọng khác. Bạn đọc chắc đã hơn một lần được nghe nói người ta cướp hoa ở các lễ hội hoa (biểu tượng của cái đẹp), và tranh ăn tại các tiệc buffet (miếng ăn là miếng nhục). Cá biệt, có vụ, người ta còn nhẫn tâm móc cả tiền trong túi của người đã chết vì tai nạn giao thông.
Mới đây nhất, hôm 21/10/2016, Một clip được chia sẻ trên mạng Youtube, mô tả những hành động hôi của đã diễn ra tại một buổi tiêu hủy những sản phẩm giả, nhái và kém chất lượng ở Hà Nội. Đáng buồn, những người tham gia hôi của lại là cán bộ quản lý, phóng viên báo chí.
Còn rất nhiều những ví dụ khác không thể nói hết ở đây. Biết nói thế nào ngoài 2 từ: Ngao ngán!
Không biết đến lúc nào thì những hành vi táng tận lương tâm mới chấm dứt?
Bài của Tre Làng Blog
Lẽ ra khi tài xế gặp nạn (xe bị cháy) thì người dân, nếu có khả năng, phải giúp đỡ để giảm thiệt hại về người, về tài sản. Đằng này, đã không thể giúp đỡ, họ lại để lòng tham lấn áp lý trí, tình cảm; lấy tài sản của người gặp nạn với tâm trạng vui vẻ, đúng là không thể chấp nhận được
Trả lờiXóa“Lá lành đùm lá rách” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao đời nay. Thời gian vừa qua, khi miền Trung gặp thiên tai, cả nước đã chung tay, giúp sức cùng đồng bào vùng lũ vượt qua khó khăn thì những người dân này lại đi hôi của, cười trên nỗi đau của người gặp nạn, đúng là những kẻ vô ý thức, một hành vi đáng bị lên án sâu sắc
Trả lờiXóaHành vi “hôi của” xét về mặt đạo đức là đi ngược lại truyền thống “tương thân tương ái”, hỗ trợ đùm bọc lẫn nhau, rất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Còn về phương diện pháp luật thì đây là hành vi chiếm đoạt tài sản, những hành vi trên cần phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính răn đe
Trả lờiXóaNhân dân ta vốn giàu lòng tương thân, tương ái. Những sự việc trên chỉ là thiểu số và cần phải được lên án một cách mạnh mẽ. Chúng ta phải chỉ rõ cho những người hôi của đó thấy rằng, đó là một việc làm bỉ ổi và thiếu đạo đức. Khi một xã hội đồng thuận cao và đồng lòng lên án những việc làm đó, tôi tin sẽ không còn tình trạng hôi của như trên nữa.
Trả lờiXóaNhìn hình ảnh anh phụ xe bất lực, khóc lóc, van xin mọi người đừng hôi của mà xót xa. Họ đã để lòng tham lấn át lý trí, cười lên nỗi đau của người khác. Những hành vi vô ý thức, tham lam như vậy cần phải bị xử lý hình sự về tội chiếm đoạt tài sản, đó là cái giá đáng phải nhận của lòng tham, sự ích kỷ và cả sự vô tâm, đáng bị cả xã hội lên án sâu sắc
Trả lờiXóaĐây là hành vi đáng xấu hổ và phải bị cả xã hội lên án mạnh mẽ. Đáng ra thấy người gặp nạn ta nên giúp đỡ trong khả năng của mình, đằng này những người vô ý thức trên còn nhảy vào hôi của bất chấp sự khóc lóc, van xin của anh phụ xe, nỗi đau của họ lại càng chồng chất nỗi đau hơn, cần phải xử lý nghiêm khắc những hành vi này để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật
Trả lờiXóaThực sự không thể hiểu những kẻ hôi của này nghĩ gì nữa. Đây là biểu hiện của lòng tham hay là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức? có lẽ là cả hai. Khi mà hàng ngày báo đài ra rả tuyên truyền và kêu gọi sự ủng hộ đối với đồng bào miền Trung, khi mà tinh thần tương thân tương ái được đề cao thì lại có những con người nhẫn tâm và cạn tình người như vậy, thật đáng buồn và thất vọng
Trả lờiXóaHôi của thì có khác gì ăn cướp đâu cơ chứ? Thậm chí hành vi hôi của còn đáng lên án hơn khi mà một tập thể người xông vào cướp đồ trước sự bất lực và cầu xin của người bị nạn . Đây là hành vi mất hết tình người, đi ngược lại đạo đức xã hội, cần bị lên án kịch liệt. Hành động hôi của có thể kéo theo sự suy đồi đạo đức của xã hội nếu như không được ngăn chặn kịp thời.
Trả lờiXóaTrong khi cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt, cả xã hội đang hướng sự quan tâm và giúp đỡ tới đồng bào vùng lũ thì lại có những kẻ đang tâm ăn cướp trên mồ hôi nước mắt của người khác. Số hàng họ cướp được mang về cũng không làm cuộc sống của họ khá lên, nhưng chắc chắn một điều ằng người bị hôi của và gia đình họ sẽ phải đối mặt với nợ nần, với cuộc sống khó khăn trước mắt. Cùng là đồng bào của nhau mà sao có thể sống với nhau cạn tình như vậy?
Trả lờiXóaSao lại có những người để lòng tham nhất thời làm mờ mắt, để lòng tham chà đạp lên đạo đức như vậy được? Đã không làm gì để giúp người gặp nạn rồi thì cũng đừng góp phần làm hoàn cảnh người ta khống đốn hơn như vậy chứ? Thật không thể hiểu nổi, những kẻ thế này phải bị xử lý nghiêm trước pháp luật bởi thế này có khác gì hành vi ăn cướp đâu
Trả lờiXóaKhông thể chấp nhận được hành động hôi của kiểu này. Giờ đây hành vi này đã được lên khắp các trang báo, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách mà chúng ta luôn đề cao và tự hào giờ đây đã sụp đổ hết trong mắt bạn bè quốc tế. Người ta chỉ còn thấy một xã hội với những con người tham lam, vô đạo đức, chà đạp lên đồng bào. Hình ảnh đẹp đẽ xây dựng thì lâu chứ đạp bỏ thì vô cùng dễ dàng
Trả lờiXóakhông thể hiểu nổi người dân quna niệm như thế nào hay ý thức để ở đâu mà có phong trào hôi của mạnh mẽ và nhanh nhẹn đến vậy , hay đó đơn giản chí là phong trào nhặt về dùng cho đỡ phí? đây lại một lần nữa là hồi chuông cảnh tỉnh nhắc chúng ta về cái gọi là văn hóa
Trả lờiXóaKhông hiểu những người hôi của này nghĩ gì mà lại làm như vậy? Thấy người ta gặp nạn không giúp đỡ người ta thì thôi, lại còn nhảy vào đồ của người ta. làm như vậy khác nào là đi ăn cướp!
Trả lờiXóaHành động này là hành động gì vậy? đây là hành động của những kẻ cướp chứ đâu phải hành động của người bình thường. các bác lấy những đồ đó về ăn, về dùng có thấy mình béo hơn, mình đẹp hơn, mình khỏe hơn người ta không mà lại đi cướp của người ta? giấy rách phải giữ lấy lề!
Trả lờiXóachia buồn với những nạn nhân trong vụ hôi của này! nhưng dù sao các anh cũng trở thành những con chuột bạch thí nghiệm cho cái gọi là thử lòng con người để người khác đừng ảo tưởng về lòng tốt của con người nữa. chúng cứ ra rả kêu thế này, thế nọ nhưng khi hoạn nạn mới biết ai tốt, ai xấu mà!
Trả lờiXóahôm 21/10/2016, Một clip được chia sẻ trên mạng Youtube, mô tả những hành động hôi của đã diễn ra tại một buổi tiêu hủy những sản phẩm giả, nhái và kém chất lượng ở Hà Nội. Đáng buồn, những người tham gia hôi của lại là cán bộ quản lý, phóng viên báo chí.
Trả lờiXóađến cả cán bộ quản lý,phóng viên báo chí còn tham gia hôi của thế này thì không còn gì để hỏi tại sao người dân cũng tham gia hôi của nữa. Không còn gì để nói!
Vào trưa 1/11/2016, anh Lê Tấn Duy, 25 tuổi, ngụ Phú Yên, lái xe tải từ TP.HCM về miền Trung, đến quốc lộ 1D tuyến tránh ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu, không may gặp nạn khi phương tiện bùng cháy dữ dội, thiệt hại 8 tấn hàng, gôm dầu ăn, nước mắm, sữa tắm, bột giặt... cùng nhiều chứng từ, hóa đơn. Khi lực lượng chữa cháy rời khỏi hiện trường thì anh Duy và phụ xe bất lực nhìn hàng chục người lao vào “hôi của”. Thậm chí phụ xe ngồi khóc, van xin nhưng vẫn không làm những người này thương xót.
Trả lờiXóaKhổ thân, đã gặp nạn thiệt hại đủ đường rồi lại còn gặp cướp!
Vào trưa 1/11/2016, anh Lê Tấn Duy, 25 tuổi, ngụ Phú Yên, lái xe tải từ TP.HCM về miền Trung, đến quốc lộ 1D tuyến tránh ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu, không may gặp nạn khi phương tiện bùng cháy dữ dội, thiệt hại 8 tấn hàng, gôm dầu ăn, nước mắm, sữa tắm, bột giặt... cùng nhiều chứng từ, hóa đơn.
Trả lờiXóaPhải chăng đạo đức của con người đang bị xuống cấp? con người giờ đang đặt vật chất lên hàng đầu?
thật đau lòng! Nhìn những cảnh tượng này mà không khỏi xót xa! Chẳng lẽ giờ đạo đức của con người lại xuống cấp vậy sao? Chẳng lẽ các ông bà đi hôi của như vậy các ông bà không hiểu đấy cũng là một hành động dạy con cháu của ông bà sao? Sau này khi con cháu mình mắc sai lầm, đừng đổ trách nhiệm cho người khác, đừng hỏi tại sao con cháu mình lại trở nên như vậy. Chẳng qua, là bắt nguồn từ những hành động nhỏ thường ngày của các ông các bà thôi. Hành động hôi của này cũng chính là đi ăn cướp đấy!
Trả lờiXóaDân ta có câu nói, “lá lành đùm lá rách”, khi người khác gặp khó khăn, cũng là lúc họ cần sự giúp đỡ của chúng ta. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao đời này là thế. khi miền Trung gặp thiên tai, cả nước chung tay, giúp sức cùng đồng bào vùng lũ vượt qua khó khăn.Hành vi “hôi của”, xét về mặt đạo đức là đi ngược lại truyền thống “tương thân tương ái”, hỗ trợ đùm bọc lẫn nhau, rất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hành động đúng là khi thấy xe tải bị nạn, người dân gần đó nếu có khả năng phải giúp đỡ để giảm thiệt hại về người, về tài sản.
Trả lờiXóaĐã không thể giúp đỡ, họ lại để lòng tham lấn áp lý trí, tình cảm, để lấy tài sản người gặp nạn với tâm trạng vui vẻ. Họ quên hay cố tình quên đi đồng bào mình vừa phải đối mặt với nguy hiểm tới tính mạng. Giờ lại đối mặt với việc lấy tiền đâu để đền khi xe cháy, hàng bị lấy. Đây không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo lý làm người ở đời.
Trả lờiXóaTất cả cũng bởi vì lòng tham của con người. Đã không giúp đỡ anh lái xe lúc bị nạn thì thôi lại còn nhảy vào tranh cướp hôi của. Nhìn anh lái xe cầu xin mọi người đừng lấy hàng mà thương. Đây đúng là hành vi ăn cướp chứ còn gì nữa.
Trả lờiXóaNhững hình ảnh đáng quên của người dân Việt Nam, người ta gặp nạn không những không giúp lại còn vào hôi của. Hình ảnh người Việt tương thân tương ái đâu không thấy, nhưng sự khinh miệt đã hiện hữu.
Trả lờiXóaKhi người ta gặp hoạn nạn ko giúp thì thôi lại còn nhẫn tâm lấy (phải gọi là cướp) đồ của người ta vậy trời. Lấy về xài có được thoải mái không hay sẽ rất cắn rứt lương tâm. Mà thật ra nếu có lương tâm thì đã không làm như vậy rồi. Ác quá, cùng là người dân lao động với nhau mà lại nỡ hành xử như thế sao. Nhìn anh lái xe trông thật tội nghiệp
Trả lờiXóaHôi của không phải là một hành vi đúng đắn của một con người, hoàn toàn trái với đạo lý, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Hôi của xuất phát từ lòng tham và sự ích kỷ, dù họ ý thức được đó không phải là tài sản của mình nhưng lại dung túng bản thân, cho bản thân cái quyền ngang nhiên lấy tài sản của người khác. Sự tham lam đã lấn át lý trí và lòng tự trọng khiến họ - những người hôi của - có thể biết rõ việc mình làm là sai nhưng vẫn làm, bỏ qua việc bị cả xã hội lên án.
Trả lờiXóaĐám đông hôi của đã đánh mất những giá trị nhân bản “tình người”, “lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn khó khăn, tinh thần đoàn kết truyền thống của người Việt Nam đã bị rũ bỏ, thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức trong xã hội.
Trả lờiXóaTưởng vụ hôi bia ở Đồng Nai làm mọi người thức tỉnh ai dè lại xảy ra. Người ta gặp nạn không giúp được thì thôi còn đằng này trong lúc người ta đang đau khổ vừa cháy xe, hàng hóa thì lại lao vào cướp tài sản và còn cười đùa trên nỗi đau của đồng loại. Tôi đề nghị truy tố những người này tội cướp tài sản để răn đe. Trị giá hàng hóa họ cướp không bao nhiêu như cái mất lớn nhất là con người sẽ mất vào cái tốt cái đẹp của xã hội
Trả lờiXóaMiếng ăn là miếng nhục nếu miếng ăn đó là đi cướp lúc người khác gặp nạn. Những con người này phần con nhiều hơn phần người nên họ mới xử sự như vậy. Cần phải xử lý nghiêm những kẻ hôi của khi gặp nạn, Phạt gấp 100 lần giá trị hàng hóa hôi được, phạt lao động công ích 100 ngày. Để đất nước văn minh thì cần phải xử lý nghiêm những người có hành động như thế này.
Trả lờiXóaTôi nghĩ . Người ta gặp hoạn nạn nhẽ ra phải giúp đỡ người ta đã không giúp được gì thì thôi lại còn nhảy vào cướp. Đính chính đây là cướp chứ không phải hôi của, hôi của là lúc người chủ không có mặt ở đấy thôi. Tôi thắc mắc không hiểu tại sao công an đứng ở đó không thấy tóm cổ bọn vô đạo đức ấy lại nhỉ. Không tóm được hết chả nhẽ cũng không tóm được 1 2 tên làm gương à?
Trả lờiXóaĐạo đức của một bộ phận người dân cần phải xem xét lại và lên án, nhân dân ta có truyền thống từ xưa đến nay là tương thân tương ái thế mà khi có vụ việc tai nạn xảy ra người dân lại không giúp đỡ mà lại tham gia vào hôi của điều này thật đáng buồn.
Trả lờiXóaKhi lực lượng chữa cháy rời khỏi hiện trường thì anh Duy và phụ xe bất lực nhìn hàng chục người lao vào “hôi của”. Thậm chí phụ xe ngồi khóc, van xin nhưng vẫn không làm những người này thương xót.
Trả lờiXóa