Chia sẻ

Tre Làng

DỰ ÁN "CHIM NHẠI" KIỂM SOÁT TỰ DO BÁO CHÍ CỦA CIA

Dự án “Chim nhại” kiểm soát tự do báo chí của CIA

"Dự án Mockingbird" (Chim nhại) - được thai nghén từ cuối thập niên 40 thế kỷ trước - là chiến dịch bí mật của Cục Tình báo trung ương Mỹ được thành lập để thâm nhập và kiểm soát báo chí nói riêng và giới truyền thông Mỹ nói chung trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Trong cuốn sách "Mockingbird: sự phá hoại tự do báo chí", tác giả Alex Constantine ước tính có khoảng 300 nhân viên CIA tham gia vào "các nỗ lực tuyên truyền" của cơ quan tình báo.

Điệp viên CIA Frank Wisner.

Tên gọi "Dự án Mockingbird" được tiết lộ lần đầu tiên trong cuốn sách "Katharine vĩ đại: Katharine Graham và Washington Post" (xuất bản năm 1979) của tác giả Deborah Davis. Năm 1953, mạng lưới điệp viên phá hoại giới truyền thông Mỹ bắt đầu nằm dưới sự giám sát trực tiếp của Giám đốc CIA lúc đó là Allen Dulles.

Dự án Mockingbird cũng được sử dụng để bí mật lật đổ chính quyền dân chủ Iran năm 1953 (Chiến dịch Ajax) và kiểm soát báo chí trong suốt sự kiện Vịnh Con lợn. Phân tích các tài liệu CIA, các chuyên gia có thể xác định được danh tính của hơn 50 nhà báo Mỹ được CIA thuê dụng trực tiếp.

Năm 1955, Tổng thống Eisenhower cho thành lập Ủy ban 5412 để giám sát các hoạt động bí mật của CIA nhưng Giám đốc Allen Dulles khéo léo từ chối cung cấp thông tin về các chiến dịch mật của CIA cho ủy ban này. 

Sự ra đời của Dự án “Chim nhại”

Năm 1948, điệp viên CIA Frank Wisner được chỉ định làm Giám đốc Cơ quan Các dự án đặc biệt (OSP) và về sau được đổi tên thành Cơ quan Hợp tác chính sách (OPC), được coi là một nhánh bí mật của CIA. Đây cũng là năm mà nước Mỹ bắt đầu thực thi ý tưởng của "Kế hoạch Marshall" giúp châu Âu bị kiệt quệ sau Thế chiến II nhanh chóng phục hồi kinh tế nhưng CIA cảm thấy như thế vẫn chưa đủ cho nên OPC được dựng lên dẫn đến sự ra đời của Dự án Mockingbird nhằm tuyên truyền quảng bá quan điểm của CIA trong môi trường truyền thông.

Trong cuốn sách "Chính phủ vô hình" (xuất bản năm 1964), hai tác giả David Wise và Thomas Ross cho biết Wisner là người trực tiếp tạo ra "chiến dịch tuyên truyền và cuộc chiến tranh kinh tế" cùng với các hành động phá hoại, lật đổ chống các quốc gia thù địch bằng cách trợ giúp các nhóm kháng chiến bí mật.

Vào cuối năm 1948, Frank Wisner thành lập "Dự án Mockingbird" với mục đích kiểm soát và gây ảnh hưởng đến giới truyền thông nước Mỹ. Lúc đó, Wisner thuê dụng Philip Graham - Giám đốc Điều hành tờ Washington Post - để giúp thực hiện dự án này trong lĩnh vực báo chí và người này bắt đầu tuyển mộ các nhà báo khác như là: William Paley (Hãng truyền hình CBS), C.D. Jackson (tạp chí Fortune), Henry Luce (báo Time) và Arthur Hays Sulzberger (tạp chí New York Times).

Graham được cho là đã tự sát bằng súng vào năm 1963. Đầu thập niên 50, Frank Wisner đã có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà báo có tiếng tăm của ít nhất 22 tổ chức báo chí bao gồm New York Times, Time, Life, Newsweek, CBS v.v…

Một trong những nhà báo quan trọng nhất chịu sự kiểm soát của Dự án Mockingbird là Joseph Alsop, người có các bài viết được xuất bản trong hơn 300 tờ báo khác nhau. Frank Wisner cũng tác động đến các bài báo đưa tin về một số sự kiện quan trọng. Ví dụ, các nỗ lực của CIA nhằm lật đổ chính quyền Iran và Guatemala.

Thomas Braden, lãnh đạo IOD (Phân ban về các tổ chức quốc tế) của CIA cũng đóng vai trò quan trọng trong Dự án Mockingbird. CIA cũng thành lập "các tổ chức (báo chí) bình phong" quốc tế không công khai dính líu đến để tuyên truyền. Một ví dụ là tờ Rome Daily American do CIA sở hữu trong suốt 30 năm.

Chiến dịch tuyên truyền được CIA sử dụng tiếp tục với nhịp độ không hề suy giảm cho đến năm 1973, khi nó bị tiết lộ lập tức gây phản ứng dữ dội trong người dân Mỹ. Lúc đó, CIA đã cắt đứt sự dính líu đến hơn 100 nhà báo.

Người ta không biết chắc chắn Dự án Mockingbird kéo dài trong thời gian bao lâu, hay liệu nó có còn tồn tại đến ngày nay dưới một cái tên khác hay không. Nhưng vào năm 1975, cuộc điều tra của Ủy ban Churche (đặt theo tên Thượng nghị sĩ Mỹ Franck Churche) bắt đầu tiết lộ nhiều điều về 25 năm đầu tiên của dự án này. Trong giai đoạn 25 năm này, có hơn 400 nhà báo Mỹ bí mật hợp tác với CIA, và trong đó có một số nhà báo còn được trao giải thưởng báo chí danh giá cao quý.

Năm 1963, Giám đốc CIA lúc đó là John McCone phát hiện Nhà xuất bản Random House có ý định xuất bản cuốn sách "Chính phủ vô hình" của hai tác giả David Wise và Thomas Ross. McCone nhận định các tác giả muốn tiết lộ vai trò của CIA trong nỗ lực lật đổ chính quyền của Mohammad Mossadegh ở Iran (năm 1953), Jacobo Arbenz ở Guatemala (năm 1954) cũng như chính quyền của Tổng thống Sukarno ở Indonesia và chiến dịch "Vịnh Con lợn". John McCone cho mời Wise và Ross để yêu cầu họ loại bỏ nhiều phần trong cuốn sách. Nhưng, hai tác giả đã thẳng thừng từ chối yêu cầu của McCone và Random House quyết định xuất bản cuốn sách một cách đầy đủ.

Tức giận, CIA dự kiến sẽ mua hết toàn bộ số bản in "Chính phủ vô hình" ngay khi sách được phát hành nhưng ý đồ này không thực hiện được khi Random House nhấn mạnh sẽ tiếp tục tái bản cuốn sách nếu cơ quan tình báo dám làm điều đó! Cuối cùng "Chính phủ vô hình" ra mắt bạn đọc vào năm 1964 vạch trần bộ mặt thật của tình báo Mỹ và các cỗ máy gián điệp của nó.

Cuốn sách của Wise - Ross điểm danh "Chính phủ vô hình" bao gồm nhiều tổ chức và cá nhân, kể cả tình báo và Bộ Quốc phòng, cũng như các binh chủng quân đội Mỹ. Song cuốn sách nhấn mạnh tổ chức quan trọng nhất vẫn là CIA. John McCone cũng có ý định ngăn cản Đài NBC phát sóng một bộ phim tài liệu về CIA nhưng đã thất bại.

Cuối năm 1966, CIA tiếp tục phát hiện ấn bản cánh tả Remparts có ý định đăng tải bài báo về việc CIA bí mật tài trợ cho "Hội sinh viên quốc gia" cũng như các tổ chức chống Cộng sản ở châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh nên đã triển khai chiến dịch ngăn cản song vẫn thất bại. Tháng 3/1967, tạp chí Remparts cho đăng bài báo của tác giả Soil Stern, trong đó đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và CIA. Bài báo cũng cho biết, Cord Meyer là nhân vật chủ chốt trong chiến dịch chống lại tạp chí Remparts.

Vai trò của Cord Meyer trong Dự án Mockingbird cũng được phơi bày vào năm 1972, khi đó người này bị buộc tội ngăn cản sự xuất bản một cuốn sách của Alfred W. McCoy, trong đó vạch trần hoạt động buôn lậu ma túy của CIA ở Đông Nam Á. Thậm chí, cho đến tận ngày hôm nay người ta cho rằng CIA cũng có một "Dự án Mockingbird" mới để tác động đến giới truyền thông Mỹ.

Ví dụ, năm 2003 Hãng tin MSNBC đã sa thải phóng viên Phil Donahue vì tội dám chống đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq. Phil Donahue được coi là phóng viên bình luận tin tức duy nhất thời đó dám có thái độ chống đối như thế! Hay mới đây nhất là phóng viên Amber Lyon bị CNN sa thải vì làm phóng sự về sự vi phạm nhân quyền trong sự kiện Mùa xuân Arập của Bahrain - quốc gia bù nhìn của Mỹ.

Tác động của Dự án Mockinhbird trong lĩnh vực điện ảnh

Ngoài môi trường báo chí, Frank Wisner cũng muốn gây ảnh hưởng đến Hollywood và tuyển mộ nhiều nhân vật quan trọng làm việc cho Dự án Mockingbird, bao gồm đạo diễn và nhà sản xuất phim John Ford cùng với ông chủ của các studio như là Cecil B. DeMille (Hãng phim Paramount Pictures), Darryl Zanuck (Hãng phim Century-Fox) và Howard Hughes (hãng RKO Pictures).

Howard Hughes nổi tiếng là nhân vật chống Cộng sản trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng như trong những cuộc chiến khác sau đó. Ngay bên trong các hãng phim cũng có mặt nhiều điệp viên CIA, như là Carleton Alsop làm việc trong Hãng phim Paramount.

Thậm chí, các cuộc điều tra của Ủy ban Churche còn tiết lộ Lugi G. Laraschi - một lãnh đạo của Paramount - cũng là người của CIA! Mục đích chính của Dự án Mockingbird là thâm nhập và tác động đến hoạt động sản xuất các bộ phim thương mại của Hollywood. Điển hình nhất là bộ phim "Trại động vật" dựa theo cuốn sách của Georges Orwell. Cuốn sách trở thành best-seller sau khi được xuất bản năm 1945, và đương nhiên các studio ở Hollywood nhanh chóng quan tâm đến việc chuyển thể nó thành phim điện ảnh.

Vấn đề đối với CIA là cuốn sách của tác giả Orwell tấn công cùng lúc chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Do đó, CIA muốn bộ phim phải giới hạn trong sự chỉ trích chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô. Năm 1945, Frank Wisner sắp xếp việc tài trợ sản xuất bộ phim "Trại động vật" của Hollywood, nhưng lại muốn nó được thực hiện tại Anh nhằm để che giấu sự dính líu của CIA. Quy trình cản xuất bộ phim được CIA giám sát từ đầu đến cuối.

Cho đến ngày nay, người ta cũng nhìn thấy CIA đóng vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất các bộ phim như là “Black Hawk Down” (năm 2001) và “Zero Dark Thirty”. CIA sẵn sàng cung cấp máy bay và tàu chiến hiện đại cho các ê-kíp làm phim để đổi lại hình ảnh của mình được mô tả theo hướng tốt đẹp

7 nhận xét:

  1. Nhân chuyện Ma dze in Vietnam và chuyện Cờ Lờ Mờ Vờ (CLMV) của thủ tướng Việt nam, thay mặt nhân dân cả nước xin trân trọng gởi lời cám ơn đến anh Mark Zuckerberg,người sáng lập ra FB và qua đây cũng gởi lời cám ơn đến nước Mỹ,quốc gia đã chế tạo ra internet.

    Nếu không có nước Mỹ và anh Mark có lẻ giờ này chúng tôi đang há hốc mồm ngồi nghe đồng chí Hoàng Chi Bảo kể bác chúng tôi rành 29 ngoại ngữ và không ngờ bác lại viết chữ tượng hình của anh Tàu.

    Nếu không có nước Mỹ và anh Mark chúng tôi cũng không hề biết là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kẻ luôn được báo chí trong nước xưng tụng là một trong những thủ tướng tài năng của thế giới lại bị đài truyền hình Pháp đưa vào trong tiết mục giễu hài gọi là ngài Giăng giắc ê rô.

    Nếu không có nước Mỹ và anh Mark chúng tôi cũng không hề biết là nguyên chủ tịch nước tôi Nguyễn Minh Triết lại có khiếu diễn hài ngay tại đất nước Cuba anh em như thế.Câu nói đậm chất nông dân của vị lãnh đạo này" Cuba thức Việt nam ngủ,Cuba gác ,Việt Nam nghỉ" đã là một câu chuyện hài cười ra nước mắt để quên đi cái đói ,cái nghèo. Nó còn chua chát hơn những vở hài kịch cuối năm mà đài truyền hình quốc gia buộc chúng tôi xem.

    Nếu không có nước Mỹ và anh Mark hẳn chúng tôi cũng không hề biết là chủ tịch nước của chúng tôi lại có thể đứng như phỗng đến mấy phút trước tổng thống Mỹ Obama và chủ tịch quốc hội lại có thể hắt cả xô thức ăn cho cá xuống hồ. Xin nhiệt liệt cám ơn bởi vì qua đây cũng cho thấy các nguyên thủ quốc gia chúng tôi vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc,đậm đà tính nông dân,không lai căng mất gốc.

    Nhân chuyện anh Phúc đọc Cờ Lờ Mờ Vờ chúng tôi càng thấy yêu hơn lãnh đạo nước tôi. Dù bận trăm công nghìn việc vào ban đêm vẫn đọc diễn văn trôi chảy không sai một chữ vào ban ngày, vẫn trung thành tuyệt đối vào văn bản và khiến các "thế lực thù địch" phải điên đảo,nhức đầu mới hiểu được bài diễn văn của ông. Đây cũng là một cách phân hóa nội bộ kẻ địch mà chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã truyền lại cho các thế hệ lãnh đạo nước tôi.

    Qua internet và FB giờ chúng tôi mới biết tài năng của Đảng lãnh đạo chúng tôi là vô hạn. Đó là tài nói láo.Chính nhờ tài năng này đảng đã giải phóng chúng tôi ra khỏi ấm no ,hạnh phúc và quyền con người. Nhưng giá như (lại giá như) không có nước Mỹ và anh Mark có lẻ chúng tôi đã noi gương anh Bắc Hàn để nghĩ rằng dân tộc mình là dân tộc hạnh phúc nhất trên trái đất ,bằng lòng với các nhà lãnh đạo tài giỏi do đảng bầu.Đằng này nước Mỹ và anh Mark lại đang khiến cả dân tộc biết rằng mình bị lừa nhưng đang bất lực để thoát kiếp cừu.Đó cũng là một bi kịch.

    Chẳng lẻ chúng tôi chỉ biết cười,cười và cười mãi sao ?

    Trả lờiXóa
  2. Sẽ rất ngạc nhiên nếu CIA không có nhúng tay vào đám lều báo, đám phản quốc và đám vong nô, đám "sủa viên" trên mạng.
    Đây là lý giải duy nhất vì sao bầy chó hèn hạ luôn sủa theo Mỹ. Ví dụ: Fidel Castrol cả đời chống Mỹ, thế là chúng nó sủa vào ông một cách vô cùng bần tiện, đê hèn.

    Vấn đề không phải là Fidel độc tài hay nghèo gì cả, thằng vua Ả Rập Saudi độc tài bỏ mẹ ra, đánh đập tra tấn phụ nữ, nữ nô, đéo thấy con chó nào chửi Á Rập Saudi là độc tài. Đéo thấy con chó nào chửi nhà họ Lý ở Sing hay nhà họ Tưởng ở Đài Loan là độc tài (cả nhà nắm quyền). Đéo thấy con súc vật nào chửi mấy ông Tổng thống nghèo mạt ở châu phi.
    Chúng nó sủa vào ông Fidel là vì ông ta chống Mỹ và Mỹ chửi Fidel, có thế thôi, truyền thông Mỹ chửi Fidel. Nên chó Việt sủa theo anh nhà giàu Mỹ, chó chê chủ nghèo, chửi luôn cả những người Việt khác. Tởm!

    Trả lờiXóa
  3. Ở đất nước nào cũng vậy thôi, mọi hoạt động đều chịu sự giám sát của nhà nước. Các cơ quan chức năng của nhà nước đó có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các cá nhân, tổ chức, để làm sao cá nhân tổ chức đó ngày càng phát triển mà không làm ảnh hưởng đến cá nhân và tập thể khác, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước đó. Như vậy có gì sai?

    Trả lờiXóa
  4. Bản thân những kẻ đòi quyền tự do này nọ chúng cũng hiểu là không thể đòi được, và cũng không thể xảy ra các quyền tự do đó được. Song chúng vẫn cứ làm, vì nếu không làm thế, thì chúng chẳng có gì để nói, chẳng có gì để gây sự chú ý của người dân, của các cơ quan. Nếu không gây chú ý được thì coi như chúng thất bại, kèm theo đó là tài chính cũng sẽ chết, ai rót cho nữa. Chung quy cũng vì nguồn thu, nếu không làm sẽ không có.

    Trả lờiXóa
  5. Qua một loạt những vụ việc, đặc biệt là sự kiện Edward Snowden đã làm cho giới cầm quyền Mỹ bẽ mặt trước cả thế giới về cái mà Mỹ vẫn rêu rao là "tự do, dân chủ, nhân quyền". Và đồng thời cả thế giới cũng có thể nhìn thấy rõ hơn tính hai mặt trong những chính sách của Mỹ thực hiện với các nước.

    Trả lờiXóa
  6. từ vụ của edward snowden thì ta nhận thấy thực chất chẳng có gì gọi là nhân quyền ở mỹ cả. đó chỉ là những thứ chính phủ mỹ muốn thể hiện ra bên ngoài thôi, còn bên trong thì vẫn âm thầm thâu tóm về nhiều mặt. tự do báo chí chỉ là một trong những thứ chính phủ mỹ cố kiểm soát để thực hiện âm mưu của mình mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Trong cuốn sách "Chính phủ vô hình" (xuất bản năm 1964), hai tác giả David Wise và Thomas Ross cho biết Wisner là người trực tiếp tạo ra "chiến dịch tuyên truyền và cuộc chiến tranh kinh tế" cùng với các hành động phá hoại, lật đổ chống các quốc gia thù địch bằng cách trợ giúp các nhóm kháng chiến bí mật.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog