Hành động phá nát giao thông Việt Nam: Nhiều người biết nhưng vẫn "tặc lưỡi" cho qua
Vì vội, người ta xin phép nhau cho… "vượt nhờ cái đèn đỏ". Vì tiện nhà ngay gần, người ta cho phép nhau đi ngược chiều. Giao thông Hà Nội đang bị phá nát bởi những người như thế.
Trên diễn đàn về ô tô lớn nhất Facebook, Otofun xuất hiện bức ảnh chụp một người phụ nữ bất chấp tắc đường, phóng xe ngược chiều để rẽ vào làng Kim Hoa, Xã Đàn, Hà Nội.
Điều đáng ngạc nhiên là ở phần bình luận, vẫn có khá nhiều người hồn nhiên cho rằng: Đi ngược chiều trong trường hợp này là… đúng, có thể thông cảm được.
Vì muốn rẽ vào làng Kim Hoa đúng luật, bạn phải đi một vòng khá xa (chui qua hầm Kim Liên rồi quay đầu vượt qua ngã tư Giải Phóng – Lê Duẩn), có lẽ lên tới 1-2 km, trong khi đó nếu đi ngược chiều, quãng đường chỉ còn vài chục mét.
Vì cái tiện của bản thân, mỗi ngày vẫn có hàng trăm xe máy chạy ngược chiều rất vô ý thức. Giờ thấp điểm còn đỡ. Vào giờ cao điểm, khu vực này vốn đã là một trong những điểm nóng tắc đường của Hà Nội, lại phải gánh thêm một lượng lớn xe đi ngược chiều vì lười, nên tắc càng thêm tắc.
Tôi không hiểu theo logic nào mà người ta lại cho rằng việc bản thân tiết kiệm thời gian đi vòng 2 km là hợp lý, trong khi những người đi đúng chiều phải chôn chân trong cảnh hỗn loạn, tắc đường lên tiếng phàn nàn thì lại bị coi là "thiếu cảm thông", "ích kỷ".
Một câu chuyện nhỏ, nhưng nó nêu lên một thực trạng văn hóa tồn tại trong giao thông Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung: Văn hóa tiện và thông cảm.
Để tiện cho bản thân, người ta sẵn sàng đi ngược chiều hàng trăm mét. Nhẹ thì gây khó chịu, tắc đường. Nặng thì gây ra những tai nạn thảm khốc.
Cơ quan tôi gần một ngã 3 Ngụy Như Kon Tum – Khuất Duy Tiến. Để rẽ vào Ngụy Như Kon Tum đúng luật, từ cơ quan tôi phải đi một vòng tầm 1km. Và vì như vậy, rất nhiều người chọn cách đi ngược chiều trên đường Khuất Duy Tiến rồi rẽ vào Ngụy Như Kon Tum.
Tôi đã chứng kiến ít nhất 3 vụ tai nạn vì cái sự tiện này mà ra ở đoạn ngã 3 này. Xe từ Ngụy Như Kon Tum rẽ ra với tốc độ cao, gặp xe đi ngược chiều không tránh kịp và thế là tai nạn.
Còn nghiêm trọng hơn thì mới đây, vụ chiếc xe Inova vì "tiện" mà ngang nhiên lùi xe trên đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, rồi bị xe container chở sắt đâm thẳng vào đuôi, khiến 4 người tử vong. Văn hóa tiện khi đó đã gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Thường xuyên hơn là tình trạng hàng đoàn oto, xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt Hoàng Minh Giám chỉ để tiết kiệm đúng… 20 mét quay đầu xe.
Vì để tiết kiệm thời gian, người ta tự đặt bản thân dưới lưỡi hái tử thần, hay nhẹ hơn, là dưới con mắt khinh thường, khó chịu của những người tuân thủ luật giao thông.
Khi tiện, người ta sẽ tiếp tục tạo nên văn hóa "thông cảm". Tôi đã không biết bao nhiêu lần phải nghe những lời năn nỉ: Chú thông cảm tránh ra để anh… vượt đèn đỏ, đang vội.
Trong những trường hợp như thế tôi kiên quyết không nhường và thi thoảng còn vấp phải những sự phản kháng một cách vô lý như đe dọa, chửi bới, thậm chí rồ ga đâm thẳng vào đuôi xe tôi.
Giao thông Hà Nội vốn đã không thể gọn gàng, ngăn nắp vì có sự tham gia hỗn loạn của khá nhiều loại hình: Xe máy, xe oto, xe bus, tải, ba gác, đạp điện… Tuy nhiên, nếu ý thức của người tham gia giao thông tốt, chúng ta vẫn có thể tạo nên một sự trật tự trong cảnh hỗn loạn.
Đáng tiếc, vì cái tiện, lười, đòi hỏi sự thông cảm một cách vô lý của rất nhiều người, sự hỗn loạn càng trở nên tồi tệ hơn gấp bội.
Mỗi lần đánh vật với sự hỗn loạn ấy về tới nhà, tôi lại cảm thấy mất đi một phần niềm tin vào sự văn minh của Hà Nội. Chúng ta đang phát triển bề nổi, tạo ra một thủ đô lung linh, nhưng bộ mặt của giao thông suốt 20 năm qua gần như không cải thiện được nhiều.
Thật đáng buồn!
Theo Trí thức trẻ
Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, trong quá trình này không thể để tồn tại những hành vi vi phạm pháp luật ngang nhiên như thế này. Nó vừa thể hiện sự thiếu hiểu biết về pháp luật, vừa vô ý thức, thậm chí chầy bửa trong tư duy chỉ biết có lợi ích của mình. Xã hội cần lên án mạnh mẽ những hành vi này, chỉ đến khi nào bất kỳ ai cũng cảm thấy sợ vi phạm thì xã hội mới tiến bộ được.
Trả lờiXóaÝ thức người tham gia giao thông rất quan trọng trong việc hình thành văn hóa giao thông và góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang rất cần những người tham gia giao thông có ý thức đúng và hành vi chuẩn. Trước hết, đó là việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta nên có thái độ chia sẻ với khó khăn về hạ tầng giao thông của TP Hà Nội, không vội vàng mà sinh vi phạm luật, không bực tức ma tranh giành làn đường rồi cãi cọ, gây gổ, đánh nhau… Hãy nhường nhịn và hết sức bình tĩnh. Nếu có va chạm, thay vì đánh chửi, hãy dành lời xin lỗi và hỏi thăm nhau, bởi cả hai bên đều may mắn vì không làm sao cả. Văn hóa giao thông, văn minh Thủ đô không ở đâu xa, chính bởi ý thức và hành xử của mỗi chúng ta!
Trả lờiXóahoan không bàn tới ai ý thức, ai chưa ý thức, ai ý thức kém, ai ý thức tốt… Mỗi người tự khắc ý thức được hành vi tham gia giao thông của mình. Ở đây, chúng ta chỉ bàn tới đôi điều về các hành vi đang góp phần làm xấu đi văn hóa giao thông, văn minh đô thị và làm gia tăng tình trạng mất an toàn, ùn tắc, cản trở tới giao thông tại Hà Nội. Tình trạng phổ biến là đi sai làn đường, ô tô đi vào làn xe máy, xe máy lấn, chèn, đi nghênh ngang trong làn đường dành cho xe ô tô, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè… Cách điều khiển phương tiện giao thông lộn xộn này làm cho mạng lưới giao thông hỗn loạn, mất kiểm soát và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao. Người đi bộ thì sang đường ở bất kể đoạn đường nào, bất chấp biển báo hay rào ngăn cách đều coi như “chỗ không người”, ào ào băng qua… Chưa kể đến hành vi nhanh chậm vài giây cố vượt đèn đỏ, bấm còi inh ỏi khi người trước chưa đi (bởi chưa có đèn xanh), rồi tình trạng chửi bới, văng tục… Đáng báo động là tình trạng khi xảy ra va chạm giao thông, bất kể nặng nhẹ, xước sơn hay đổ xe đều có thể xích mích, cãi cọ, gây gổ, đánh nhau… Nhìn và nghe rất phản cảm!
Trả lờiXóaÝ thức của người tham gia giao thông đang góp phần rất quan trọng tới sự diễn biến theo chiều hướng tốt hay xấu đi của tình trạng giao thông ở Hà Nội. Hay ở một bộ phần nhỏ người tham gia giao thông có biết tới tầm quan trọng của ý thức tham gia giao thông, nhưng vẫn “tặc lưỡi” cho qua theo kiểu “đường ta, ta cứ đi”!
Trả lờiXóaXuất phát từ việc tăng số lượng phương tiện di chuyển và sự yếu kém của các cơ sở hạ tầng giao thông, ngày nay ở các thành phố đặc biệt là các thành phố lớn, việc tham gia giao thông trở nên vô cùng hỗn loạn. Ngoài những mặt hạn chế về phương tiện và hạ tầng, một nguyên nhân chính yếu khác đó là ý thức của người tham gia giao thông. Người Việt thường thản nhiên mắc phải những lỗi giao thông rất đặc trưng. Đây là những lỗi cố tình vi phạm, biết mà vẫn vi phạm hoặc là cứ ngồi vào xe là chạy chứ cũng chẳng quan tâm lắm đến điều luật hiện hành. Dừng xe trên vạch dành cho người đi bộ. Đi xe trên vỉa hè. Dừng xe ở làn rẻ phải. Lấn sang làn đi của chiều ngược lại, cuối cùng thì đường như cái chợ vỡ. Ôi, hôm nào cũng cái cảnh này :(
Trả lờiXóaNói đến an toàn giao thông, có 3 yêú tố cơ bản liên quan với nhau là: kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông vận tải và con người. Trong đó yếu tố con người là chính yếu nhất, chủ đạo nhất trong đảm bảo an toàn giao thông. Cùng với các hành vi chấp hành luật giao thông thì thái độ ứng xử của người tham gia giao thông đóng vai trò không nhỏ trong việc giữ gìn trật tự ATGT, Chính vì vậy việc chúng ta xây dựng nếp sống Văn hoá giao thông, văn minh đô thị là kết quả của quá trình đi từ nhận thức( bao gồm cả đạo đức, tư cách) đến hành vi ứng xử của người tham gia giao thông, tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần trong việc kiềm chế và giảm thiểu TNGT, ùn tắc giao thông
Trả lờiXóaDo người giám sát giao thông chưa nghiêm và lấy lý do xe đông nên bỏ qua lỗi vi phạm lấn làn, sai tuyến của người đi xe máy. Một người chen được thì người khác bắt chước và dần dần hình thành thói quen “chen”, “lấn”, “cướp”, “tạt”, cắt” dù anh là dân lao động hay dân trí thức, chị là tiểu thư đài các hay buôn thúng bán bưng. Thói quen tùy tiện của anh chị đều giống như nhau.
Trả lờiXóatất cả đều do ý thức của người dân cả, nếu như họ có ý thức thì đâu xảy ra những tình trạng như thế, đặc biệt là việc tắc đường, chỉ cần một, hai người có những hành vi vi phạm giao thông nhưng nhiều người cũng ùa theo và trở thành số đông vi phạm luật mà chỉ vì cái tiện.
Trả lờiXóanhững hành động như vậy cần phải lên án ngay, con sâu làm rầu nồi canh, chỉ vì một người mà làm biết bao nhiêu người phải khó khăn trong việc đu lại, một việc tưởng chừng như đơn giản, nếu mọi người ai cũng có ý thức thì đâu đến nỗi, chỉ cần một người thôi là tất cả mọi người sẽ làm theo, vì vậy mỗi người tự ý thức bản thân trong việc tham gia giao thông.
Trả lờiXóacó thể nói, ý thức của người dân tham gia giao thông càng ngày càng kém, không thể chấp nhận được với ý thức tham gia giao thông của nhiều người, tình trạng giao thông ùn tắc đã trở thành cái gì đó rất bình thường và trở thành đặc trưng của nơi tập trung đông dân cư như Hà Nội và Sài Gòn.
Trả lờiXóaÝ thức người tham gia giao thông rất quan trọng trong việc hình thành văn hóa giao thông và góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang rất cần những người tham gia giao thông có ý thức đúng và hành vi chuẩn. Trước hết, đó là việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta nên có thái độ chia sẻ với khó khăn về hạ tầng giao thông của TP Hà Nội, không vội vàng mà sinh vi phạm luật, không bực tức ma tranh giành làn đường rồi cãi cọ, gây gổ, đánh nhau… Hãy nhường nhịn và hết sức bình tĩnh. Nếu có va chạm, thay vì đánh chửi, hãy dành lời xin lỗi và hỏi thăm nhau, bởi cả hai bên đều may mắn vì không làm sao cả. Văn hóa giao thông, văn minh Thủ đô không ở đâu xa, chính bởi ý thức và hành xử của mỗi chúng ta!
Trả lờiXóaHy vọng rằng mỗi người tham gia giao thông sẽ ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc tham gia giao thông để giao thông nước ta văn minh hơn.tất cả đều do ý thức của người dân cả, nếu như họ có ý thức thì đâu xảy ra những tình trạng như thế, đặc biệt là việc tắc đường, chỉ cần một, hai người có những hành vi vi phạm giao thông nhưng nhiều người cũng ùa theo và trở thành số đông vi phạm luật mà chỉ vì cái tiện. vì một mạng lưới giao thông văn minh tôi mong rằng moi người hãy có trách nhiệm hơn nữa khi tam gia giao thông...
Trả lờiXóaỐi giời, bây giờ ra đường thì sợ lắm rồi. Họ ngang nhiên tạt ngang đầu xe mình, ngang nhiên cắt đầu xe oto để đi..., rồi có trường hợp mình dừng đèn đỏ thì chúng vượt nhao nhao lên. Có trường hợp mình đi đèn xanh, thì bị thằng vượt đèn đỏ nó chửi, nói chung là bừa bãi, đủ kiểu.
Trả lờiXóaý thức tham gia giao thông của rất nhiều người dân mình có vấn đề, xong lại suốt ngày đi oán hận công an giao thông. Bản thân mình thực hiện không tốt nhưng nhiều người không hề ý thức được điều đó. Nhiều lúc tắc đường kinh khủng, nhìn mấy đồng trí công an giao thông đang cố gắng hết sức để thông đường cho người dân thế mà một bộ phận không nhỏ xe máy tham gia giao thông cứ lao lên vỉa hè để chen lấn đường, đúng là không còn gì để nói!
Trả lờiXóaÝ thức tham gia giao thông của đại đa số dân ta còn thấp lắm, kém lắm. Cho nên cũng mong muốn rằng sớm có một hệ thống giao thông an toàn đề người dân ra ngoài đường không phải nơm nớp lo sợ về an toàn tính mạng của mình. Tránh và hạn chế tình trạng vượt đèn đỏ, lái ẩu.
Trả lờiXóaĐáng tiếc, vì cái tiện, lười, đòi hỏi sự thông cảm một cách vô lý của rất nhiều người, sự hỗn loạn càng trở nên tồi tệ hơn gấp bội.
Trả lờiXóaGiao thông Việt Nam luôn là đề tài nhức nhối với tần suất tắc đường cao và tắc đường nghiêm trọng đang từng ngày hành hạ người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội. Thêm vào đó, ý thức tham gia giao thông của người dân quá kém càng góp phần làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Trả lờiXóaHy vọng lực lượng cảnh sát giao thông và cơ động sẽ được tăng cường hơn nữa để đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho nhân dân đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức trách nhiệm trong tham gia giao thông của người dân.
Trả lờiXóaNhững hành động phá hoại giao thông Việt Nam không nên tặc lưỡi cho qua là xong. Cần tăng cường hơn nữa hệ thống cảnh sát giao thông để tiến hành bắt giữ và xử lý kịp thời các trường hợp cố tình vi phạm gây mất trật tự an toàn giao thông.
Trả lờiXóa