Chia sẻ

Tre Làng

PV NGUYỄN HOÀI NAM: BÁO THANH NIÊN RA TÒA


BÁO THANH NIÊN RA TÒA

Sáng mai 5.1, TAND quận 3 đưa vụ án “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phạt vi phạm”, giữa tôi là nguyên đơn và Báo Thanh Niên là bị đơn.

Luật cơ quan tự ban hành có trên luật pháp?

Sau nhiều lần hòa giải không thành, thậm chí BHXH có công văn cho khẳng định Báo Thanh Niên phải đóng BHXH cho tôi trong thời gian 4/10 năm tôi công tác tại báo , bởi Báo Thanh Niên “xù”. Tại tòa đại diện Báo Thanh Niên vẫn ngoan cố và ngang ngược không đồng ý vì cho rằng “hết thời hạn”, nhưng không đưa ra căn cứ pháp lý nào để cho rằng “hết thời hạn”. 

Điều duy nhất luật sư Nguyễn Minh Thuận và là người được ủy quyền, lập luận tại tòa lý do báo Thanh Niên chấp dứt HĐLĐ với tôi vì tôi không hoàn thành nhiệm vụ. Luật sư Thuận viện dẫn căn cứ “Quy chế định mức nhuận bút” của cơ quan và “Thỏa ước lao động tập thể” thông qua ngày 23.1.2015, để chấm dứt HĐLĐ với tôi là có căn cứ và đúng pháp luật.

Tuy nhiên, luật sư Thuận cố tình quên rằng tôi ký hợp đồng với báo Thanh Niên nhiệm vụ là viết bài “Theo sự phân công của Ban Biên tập và phụ trách đơn vị”. Có nghĩa được phân công đi viết bài và nộp bài xong coi như hoàn thành nhiệm vụ (tạm gọi là đầu vào). Luật Lao động không dung túng cho người sử dụng lao động ghét và trù dập người lao động, thì được đánh giá công việc của người lao động đầu ra (tức là chấm nhuận bút). Mặt khác, Nghị định 05/2015 của Chính phủ mà luật sư Thuận đưa ra để bảo vệ bảo Thanh Niên cho rằng: “Thỏa ước lao động tập thể, thông qua ngày 23.1.2015 là có căn cứ”. Nhưng lại cố tình quên Nghị định 05/2015 mới có hiệu lực từ ngày 1/3/2015. Lập luật như luật sư Thuận thì hóa ra con gà có trước quả trứng, ai nghe lọt tai được mới lạ.

Tóm lại, căn cứ để Báo Thanh Niên ngồi trên luật pháp trù dập người lao động gồm hai văn bản dưới đây:

1- Quy chế nhuận bút ban hành từ năm 2010, bổ sung năm 2012.

2- Thỏa ước lao động tập thể thông qua ngày 23/1/2015 (nói rõ PV không hoàn thành chỉ tiêu nhuận bút 2 quý liên tục thì báo sẽ chấm dứt HĐLĐ).

Chứng cứ để phản bác lại được liệt kê dưới đây:

1- File ghi âm lời phó tổng biên tập phụ trách báo in Đặng Việt Hoa quát trong điện thoại ngày 20/1/2014 “ông Thông đuổi việc ông đó, tôi nói thật đó” (lý do vì tôi quyết tâm không chịu dừng điều tra vụ tham nhũng trong lĩnh vực nạo vét). Tiếp đến là Quyết định châm dứt HĐLĐ ngày 7/10/2015, đúng như lời Đặng Việt Hoa hù trước đó.

2- 37 báo cáo tuần, 1 báo cáo vệt đề tài điều tra sâu, đã nộp trong 9 tháng đầu năm 2015 (kèm theo chứng cứ tin bài đã nộp vào Tòa soạn điện tử của báo).

3- Hàng chục bài báo đã nộp cho Báo Thanh Niên nhưng báo không đăng, gửi báo khác lại đăng trang nhất. Trong đó có loạt bài tham nhũng trong lĩnh vực nạo vét, mới đây TAND TP Hà Nội tuyên phạt tù 8 bị cáo, thu hồi hàng tỷ đồng tiền tham nhũng cho Nhà nước.

4- Luật lao động 2012.

5- Nghị định 05/2015 có hiệu lực từ ngày 1/3/2015.

Vì sao bị đơn động viên nguyên đơn rút đơn?

Đầu tháng 12/2016 là lần hòa giải cuối, lúc này Đặng Việt Hoa đã bị rút thẻ nhà báo, luật sư Thuận động viên tôi rút đơn với lý do “anh giờ đang đỉnh cao, vì ông Hoa đã bị xử, anh nên rút đơn thì tốt cho anh…”. Tiếp theo thẩm phán cũng động viên “anh nên rút đơn vì anh cũng đã có việc làm, ông kia thì đã bị xử rồi”. Tôi cương quyết “cứ để tòa xử, tòa xử thua tôi không mất công viết đơn xin nghỉ việc, tòa xử thắng tôi lại mất công viết đơn xin nghỉ việc”.

Sau đó luật sư Thuận gặp luật sư Trần Hồng Phong để động viên tôi rút đơn, nhưng luật sư Phong trả lời rút hay không là quyền của tôi.

Thắng hay thua đối với tôi không quan trọng nữa và cũng là quyền của hội đồng xét xử vào ngày mai.

5 nhận xét:

  1. Nhắc đến chuyện tự do sa thải công nhân viên mình lại thấy các quy định về luật lao động của mình còn quá lỏng lẻo, chưa đảm bảo được vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhiều nhà sử dụng lao động thậm chí thích thì có thể sa thải công nhân viên của mình bất cứ lúc nào.

    Trả lờiXóa
  2. "Sáng mai 5.1, TAND quận 3 đưa vụ án “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phạt vi phạm”, giữa tôi là nguyên đơn và Báo Thanh Niên là bị đơn."
    Thôi rồi báo thanh niên, suốt ngày đi làm láo, giờ có người kiện cho rồi kìa.

    Trả lờiXóa
  3. Hy vọng nhà nước mình sẽ nghiên cứu thêm về việc sửa đổi luật lao động để đảm bảo hơn nữa quyền lợi cho người lao động, chứ cứ thích là ký hợp đồng, không thích thì đuổi việc thì người lao động làm sao mà xoay xở được đây. Cần phải có sự thay đổi.

    Trả lờiXóa
  4. nước ta thì phần lớn là những người lao động, làm trong các nhà máy, doanh nghiệp, vì vậy mà luật lao động gắn liền với cuộc sống của nhiều người. nhận thấy hiện nay, luật lao động đang còn nhiều kẽ hở, khiến người lao động phải chịu thiệt thòi hơn so với doanh nghiệp, so với giới làm chủ, vì vậy, mong rằng luật lao động sẽ sớm được sửa đổi và bổ sung để người lao động không còn lao đao khi gặp những tình cảnh éo le nữa

    Trả lờiXóa
  5. "Điều duy nhất luật sư Nguyễn Minh Thuận và là người được ủy quyền, lập luận tại tòa lý do báo Thanh Niên chấp dứt HĐLĐ với tôi vì tôi không hoàn thành nhiệm vụ. Luật sư Thuận viện dẫn căn cứ “Quy chế định mức nhuận bút” của cơ quan và “Thỏa ước lao động tập thể” thông qua ngày 23.1.2015, để chấm dứt HĐLĐ với tôi là có căn cứ và đúng pháp luật. Tuy nhiên, luật sư Thuận cố tình quên rằng tôi ký hợp đồng với báo Thanh Niên nhiệm vụ là viết bài “Theo sự phân công của Ban Biên tập và phụ trách đơn vị”.
    Báo thanh niên, giờ phải làm sao đây?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog