Khoai@
Ngại lắm, vì thường ngày mình hay chửi công an. Nói thật, cái gì các anh ấy làm mình cũng chửi, nhưng bây giờ thương em í quá, nên đành phải nhắm mắt nhờ các anh ấy ra tay, họa chăng mới cứu được em, chứ báo giới chỉ được cái mồm to, đầy nhà báo ra đấy, nhưng có ai dám nhảy vào cứu em đâu, lớ xớ là ăn con phóng lợn hoặc cả chùm hoa cải.
Mình thì không dám cứu, nên đành nhờ blog, còn hiểm nguy thì để phần công an.
Mong các anh vào cuộc giống như đã vào cuộc trường hợp bắt vợ ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Em nó còn bé, đang học lớp 9 trường Sa Pả thôi mà.
Mong các anh vào cuộc giống như đã vào cuộc trường hợp bắt vợ ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Em nó còn bé, đang học lớp 9 trường Sa Pả thôi mà.
Đây là stt Trực Tiếp của nhà văn Tống Ngọc Hân, người chứng kiến từ đầu đến cuối cảnh bắt vợ ở Sapa.
***
Đám kéo vợ qua trước cửa nhà em! Cô bị kéo tên Van đang học lớp 9 người xã Sa Pả. Gia đình người đi kéo vợ cho con ở San Sả Hồ. Van khóc như mưa, lăn lộn dưới đất vì không đồng ý. Em hỏi các bạn của cô bé là sao không giữ bạn lại. Một bé bảo, phong tục thế rồi, bọn cháu không giữ được đâu. Ba hôm nữa, nếu không ở thì bạn cháu trốn về. Bạn cháu có người yêu rồi mà. Người yêu còn không giữ được thì bọn cháu giữ sao được...
Đành rằng, tục kéo vợ của người Mông có nét nhân văn, tìm đến sự công bằng cho những chàng trai Mông nghèo có thể lấy được vợ mà không phải sa vào cái cảnh sính lễ nặng nề. Nhưng...nhìn cô bé gào khóc chống trả cứ thấy nghẹn ngào sao ấy...
Viết tiếp (sau 35 phút)
Sau khi em bảo đứa em là giáo viên gọi điện cầu cứu nhà trường Sa Pả thì đích thân thày hiệu phó nhà trường đã đến giải cứu học sinh. Thày nói với gia đình người đi kéo là. Em nó còn đang đi học, cứ để em nó học xong và đủ 18 tuổi đã thì gia đình muốn kéo cũng được. Còn bây giờ, nếu gia đình không nghe, tôi sẽ gọi cho chính quyền xã đến giải quyết!
Cuộc đàm đạo giữa cái lý người Mông và đại diện nhà trường vẫn đang diễn ra tại thềm nhà em một cách căng thẳng và quyết liệt. Bên kéo đi, bên giữ lại...Thày giáo có một mình, còn nhà đi kéo quá đông. Sự việc xảy ra cách trụ sở công an thị trấn chưa đầy 100m, nhưng pháp luật không can thiệp. Phép vua thua lệ làng là ở đây...
Viết tiếp (sau 48 phút)
Tắc đường. Vì khách du lịch vây quanh, vận động, khuyên giải, nhà kia vẫn quyết tâm kéo cô bé đi trong khi chờ chính quyền xã đến giải quyết. Cô bé dúi trả số tiền 100k toàn tiền 10.000 vào tay cậu kia, quyết liệt phản đối. Nhà kia cũng dúi lại số tiền vào người cô bé và tiếp tục kéo đi...
Viết tiếp và hết:
Trời rất nắng, đường về San Sả Hồ còn xa. Thương cô bé tuổi con mình mệt lả vì đói khát và giãy đạp. Thương gia đình nhà kia, con trai đến tuổi lấy vợ mà không có tiền đi hỏi vợ cho con, đành muối mặt đi kéo người giữa chợ
(sính lễ để cưới một cô vợ Mông từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng). Thương thầy giáo, bất lực trước phong tục nhìn học trò bị kéo đi. Và sau cùng, thương cái phong tục lay lắt tồn tại trong đói nghèo...
P/s: Bàn về việc kéo vợ và tập tục cưới vợ của người Mông, em đã bày tỏ quan điểm trong các truyện ngắn Dốc Phạ, Lá Ngón, Đợi mùa nắng ấm, Ác mộng con rể, Hồn xưa lưu lạc, Con đường chưa đi...Các bà con có thể tham khảo. Vì suốt 20 năm ở gần người Mông, em đã chứng kiến rất nhiều cuộc kéo vợ (không phải cướp hay bắt vợ) của đồng bào. Mỗi lần là một câu chuyện, một cung bực cảm xúc...
Luật pháp quốc gia phải được thực thi,cái gọi là "phép vua thua lệ làng" thể hiện sự bất lực của chính quyền .
Trả lờiXóaCông an bắt người cũng không thể giam giữ quá thời gian cho phép,trong khi đây là vụ bắt cóc,khống chế và hàng hạ người dưới tuổi thành niên .
Thua lè lè ra đấy mà nếu pháp luật Việt Nam bó tay thì chỉ còn là ....liệt pháp ,và văn hoá nước ta còn lạc hậu ,kém văn minh.
Đây là phong tục từ lâu đời của người Mông. Các cơ quan chức năng cũng khó mà giải quyết được, bởi "phép vua, thua lệ làng" rồi. Ở các nước đa dân tộc đều như vậy cả thôi. Còn những kẻ chỉ ngồi một chỗ nói này, nói nọ thì có giỏi đi giải quyết xem nào. Loại như cái thằng Nặc danh thì chỉ ăn tục nói láo thôi.
Trả lờiXóaCái gọi là "phép vua thua lệ làng" suy cho cùng chính là sự bất lực của chính quyền trước những hủ tục tồn tại từ lâu trong xã hội mà thôi. Chẳng phải đâu xa, đây chính là lúc xã hội cần chung tay để đẩy lùi những hủ tục thế này, để không còn những cảnh giằng co, gào khóc và van xin của một em bé vẫn đang tuổi ăn tuổi học mà đã bị bắt về làm vợ người ta
Trả lờiXóaNếu chúng ta vẫn để tình trạng hủ tục này xảy ra thì chắc chắn xã hội không thể nào phát triển được, cái đói nghèo, cái lạc hậu sẽ mãi đeo đẳng mà thôi. Ta phải hiểu một điều rằng bản sắc văn hóa cần được lưu giữ nhưng phải là những văn hóa tốt đẹp, những cái được coi là hủ tục thì phải xóa bỏ, không thể mù quáng bảo đó là tục lệ lâu đời rồi ủng hộ như vậy được
Trả lờiXóaĐây là phong tục từ lâu đời của người Mông. Các cơ quan chức năng cũng khó mà giải quyết được, bởi "phép vua, thua lệ làng" rồi. Ở các nước đa dân tộc đều như vậy cả thôi. Còn những kẻ chỉ ngồi một chỗ nói này, nói nọ thì có giỏi đi giải quyết xem nào. Loại như cái thằng Nặc danh thì chỉ ăn tục nói láo thôi.
Trả lờiXóamấy ngày nay tôi cũng được xem nhiều clip về tục cướp dâu này của đồng bào dân tộc, vẫn biết đây là nét văn hóa của đồng bào vùng cao nhưng nhìn những người con gái gào khóc, giãy đạp mà thấy thương, đau xót lắm, muốn bỏ cái văn hóa này đi, chính quyền cũng nen vào cuộc vận động tuyên truyền cho đồng bào hiểu hơn, giờ dân trí lên cao rồi, có lẽ đồng bào dân tộc vùng cao cũng sẽ hiểu hơn mà không làm vậy nữa
Trả lờiXóaNhững năm gần đây, do ảnh hưởng những luồng văn hóa xấu từ bên ngoài vào nên tục “bắt vợ” đã bị biến tướng rất nhiều. Bởi thế, nó đang trở thành vấn nạn, làm xấu đi tập tục ngàn đời lưu truyền lại. Về phía chính quyền địa phương cũng sẽ có hình thức xử lý với những ai lợi dụng tập tục này, đồng thời có những biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân.
Trả lờiXóaTục “bắt vợ” ngày nay không còn như ngày xưa, mà đang thay vào đó là những cuộc tình “chớp nhoáng”, những kẻ xấu lợi dụng tục này để thực hiện những hành vi xấu xa hơn nữa và kết cục đau lòng vẫn là những cô gái đang “tuổi ăn tuổi lớn” phải “mang nặng đẻ đau”, bị người đời hắt hủi là “chửa hoang”.
Trả lờiXóaNgày lễ, hội, người Mông thường tập trung ở sân bản, bên bãi đất trống hoặc bìa rừng vui chơi, ca hát, nhảy múa,… cả tháng trời. Những điệu nhạc, điệu khèn là cầu nối giao duyên cho con trai con gái. Nhưng nhiều người con trai “mượn” phong tục “bắt vợ” với lời nói ngon ngọt khiến cho những cô gái “nhẹ dạ cả tin” mắc bẫy. Rồi sau đó, họ trao cái “ngàn vàng” ngay “chỉ một lần gặp ngỡ”, nhưng khi ăn được “trái cấm” thì người con trai tìm bài “chuồn”..Va tiếp sau đó là "Lời ru buồn” cho những đứa trẻ không cha
Trả lờiXóaTục lệ gì toàn là hủ tục, thời bây giờ khác với xưa, dân tộc cũng không còn thật thà khù khờ như trước để mà bị lừa, mà còn biết lừa nhau rồi. Để chấm dứt vấn nạn này là rất khó vì đó là tập tục đã ăn sâu bám rễ trong đồng bào. Vả lại, địa bàn Kỳ Sơn rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên việc tuyên truyền đến dân bản là rất hạn chế”.
Trả lờiXóaCứ mỗi đợt xuân về, tết đến, trường lại vắng bóng nhiều em gái. Tôi nghe rất nhiều thầy cô giáo ở đây cố gắng bằng nhiều hình thức giáo dục, vận động, tuyên truyền nhưng không ăn thua. Nhiều nữ sinh sợ hãi đến thầy cầu cứu, thương các em lắm nhưng thầy lực bất tòng tâm. Vấn nạn cướp vợ và tảo hôn vẫn thường xuyên xảy ra. Đây là vấn đề nhức nhối làm đau đầu chính quyền địa phương và các nhà xã hội học.
Trả lờiXóaRất khó dẹp bỏ.
Trong nếp nghĩ của người H'Mông ở Kỳ Sơn, tục cướp vợ dù đã được chính quyền, ban ngành, đoàn thể nhiều lần vận động xoá bỏ nhưng nó vẫn ngấm ngầm tồn tại. Những cô bé, chàng trai không cần bất cứ một thủ tục đăng ký hay xác nhận của chính quyền địa phương, cứ thế mà nhiều em gái tuổi chập chững mới bước qua tuổi 13-14 đã phải tập thiên chức của người vợ, người mẹ. Thật là đau lòng.
Trả lờiXóaĐặc biệt lên án các hủ tục của dân tộc thiểu số. Hy vọng Đảng và Nhà nước sẽ hổ trợ hơn nữa để giác dục quan niệm sống văn minh cho đồng bào dân tộc thiểu số mình để tránh những sự việc đau lòng thiếu tính nhân văn như này tiếp diễn.
Trả lờiXóaCái phonng tục gì chứ, không hiểu bao giờ họ mới hiểu được đây là hủ tục chức không phải phong tục đây. Cô bị kéo tên Van đang học lớp 9 người xã Sa Pả. Gia đình người đi kéo vợ cho con ở San Sả Hồ. Van khóc như mưa, lăn lộn dưới đất vì không đồng ý. Hỏi các bạn của cô bé là sao không giữ bạn lại. Một bé bảo, phong tục thế rồi, bọn cháu không giữ được đâu. Buồn cho những con người này quá!
Trả lờiXóaĐọc và nghe kể về những hủ tục của dân tộc thiểu số vùng miền núi mà thấy đau lòng quá. Nói thật, nếu cả nước mà có hủ tục cướp vợ thế này chắc loạn mất. Hy vọng Nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ hơn nữa để nâng cao trình độ nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số nước mình.
Trả lờiXóaCó thể nói những hủ tục đang từng ngày hủy hoại cuộc sống của những người dân tộc thiểu số. Không biết khi nào những hủ tục này mới bị loại bỏ và thay thế vào đó bởi những chính sách văn minh để cuộc sống con người đỡ lầm than khốn khổ.
Trả lờiXóađến cái lúc bắt cóc người cũng tưởng phong tục xong đứng nhăn răn ra xem thì buồn cười , chả hiểu cái phong tục như thế nào .Chưa tính bắt cưỡng hiếp linh tinh, tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm.biết là phòng tục nhưng phong tục nào có ích đẹp đẽ thì phải giữ lại như cái phong tục kiểu này phải bỏ đi chứ tôi người con gái quá hix
Trả lờiXóa"Lệ làng"giờ nó chẳng bao giờ theo kịp phát triển của sự hiểu hiết chung về nhận thức của nhân loài trên thế giới và quyền con người đều được quyền lựa chọn cho mình mọi bình đẳng sở thích trong yêu đương, kết hôn mà hai người cho đó là tự nguyện. Luật không thể chỉ áp dụng cho đồng bằng hay thành phố. Mà áp dụng cho tất cả dù bất cứ nơi nào trên đất nước..
Trả lờiXóaBà con dân tộc họ đâu quan tâm pháp luật, với họ, tục lệ dân tộc họ là tôn chỉ. Nhà nước tuyên truyền, vận động cho bà con hiểu để xóa bỏ hủ tục thôi. Tích cực đem cái chữ về bản để nâng cao dân trí cho bà con. Có dân tộc, phụ nữ bị hiếp dâm còn bị làng phạt nặng vì cái tội để bị hiếp dâm nữa kìa.
Trả lờiXóathời buổi này còn dở trò lạc hậu yêu nhau mấy núi cũng trèo mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua bây giờ còn giở trò bắt người về làm vợ có khác bắt động vật không biết nói về nuôi hay về giết thật buồn với cái cảnh mấy thằng đàn ông dựa vào lối sống lạc hậu le bắt một con đàn bà thật trò ấu trĩ với phong cách sống thời
Trả lờiXóaNên xoá bỏ hủ tục lạc hậu ấy đi.... Thời đại nào rồi mà còn bắt con họ ngang nhiên vậy, nhiều đứa nhỏ xíu vậy mà cũng bắt về làm Vk nó cho được coi mà điên. Bất cứ ai cũng không được đứng ngoài vòng pháp luật. Hành vi bắt giữ người trái pháp luật là vi phạm nghiêm trọng, cần phải được xử lý nghiêm khắc. Không thể vì bất cứ lý do gì để biện minh và bao che không xử lý.
Trả lờiXóaBắt là tự nguyện đồng ý dắt tay nhau về. Chứ người ta không chịu mà cố bắt cho bằng được. Là bắt cóc trái pháp luật cần phải bỏ tù.
Trả lờiXóaThật là không thể chấp nhận được.Tôt nhât tâp tuc nay nên đươc dep bo, vi ngay nay rât nhiêu ke xâu lơi dung phong tuc truyên thông đê lam bưa,, phai noi la ngay nay nhân thưc dân tri rưa vung nui va đông băng ko kem nhau la mây,,, noi tom lai nên dep ngay va luôn
Bỏ thì bỏ, nhưng kêu gọi người Kinh thì có ích chi. Nâng cao dân trí người Mông nói riêng và tất cả tộc thiểu số khác. Và cần xem xét vấn đề này chứ Thiên chúa họ đang làm rất tốt khoản này.Triết lý này đã không phù hợp với thời đại ngày nay. Rất mong pháp luật can thiệp để xoá bỏ hoàn toàn hủ tục lạc hậu mất quyền bình đẳng giới và quyền con người này
Trả lờiXóaVẫn biết " bắt vợ " là phong tục của người dân tộc nhưng đó là phong tục lạc hậu, không còn phù hợp với xã hội ngày nay, khi các em còn đang còn tuổi học đã bị bắt đi làm vợ, còn tương lai của các em nữa, theo tôi chúng ta nên bỏ phong tục này đi.
Trả lờiXóaĐây là phong tục từ lâu đời của người Mông. Các cơ quan chức năng cũng khó mà giải quyết được, bởi "phép vua, thua lệ làng" rồi. Ở các nước đa dân tộc đều như vậy cả thôi. Còn những kẻ chỉ ngồi một chỗ nói này, nói nọ thì có giỏi đi giải quyết xem nào. Loại như cái thằng Nặc danh thì chỉ ăn tục nói láo thôi.
Trả lờiXóa