Khởi Nghiệp & Khởi Nghiệp Là Gì?
Thời gian gần đây, chúng ta thấy từ "Khởi nghiệp" xuất hiện với tần suất khá dầy đặc, người ta say sưa với khởi nghiệp. mạng xã hội, lá cải... nhìn đâu cũng thấy hai chữ khởi nghiệp. Chính phủ mới, một "Chính phủ kiến tạo", hehe, cũng khẳng định ủng hộ khởi nghiệp hết mình, thậm chí gần đây đồng chí Phúc với cái đầu nghẹo lãng mạn còn xác quyết rằng, Mark Zuckerberg, Larry Page Ma zdê in Vietnam sẽ xuất hiện trong tương lai gần...và v.v.. Vậy khởi nghiệp là gì và người ta thích dùng từ "Khởi nghiệp" từ khi nào?
Trong tiếng việt, chúng ta có từ "Lập nghiệp". Khi trưởng thành, để tách khỏi cha mẹ, người ta bắt đầu lập nghiệp. Tậu con trâu để đi cầy, gom/vay tiền để mở quán cháo lòng...v.v, đó là lập nghiệp. Vậy lập nghiệp nghĩa là khởi đầu một công cuộc kinh doanh/sản xuất của riêng mình.
"Khởi nghiệp" (Start-up), theo định nghĩa cơ bản, cũng không có gì khác so với lập nghiệp. Khởi nghiệp nghĩa là bắt đầu một công việc của riêng mình, bó hẹp trong nghĩa kinh doanh. Hẹp hơn nữa, là khởi sự một công ty công nghệ. nghĩa là, mở quán tiết canh cháo lòng cũng là khởi nghiệp, nhưng khởi nghiệp chỉ mang đúng ý nghĩa như là một thuật ngữ kinh tế khi ta khởi sự một công ty cùng một ý tưởng riêng.
Một ý tưởng mới sẽ tạo ra giá trị mới trong chuỗi giá trị đang có. Một thứ "giá trị gia tăng" mang lại lợi ích cho bản thân chủ nhân ý tưởng, đồng thời cũng mang lại lợi ích cho người thụ hưởng (Xã hội) ý tưởng ấy. Chính ý tưởng sẽ mang lại vốn khởi sự (Start-up Capital), đầu tư ban đầu (Startup Investment). Hầu hết các ý tưởng mới đều được đầu tư dưới dạng đầu tư mạo hiểm (Risky Investment)
Năm 2013, cuốn sách "Quốc gia khởi nghiệp" (Start-up nation) do dịch giả lừng danh trí vương dịch, ra đời. Cuốn sách trở thành một hiện tượng xuất bản, đặc biệt sau khi nó được ông chủ quán Cafe Trung Nguyên in lại dưới dạng sách bỏ túi (có lẽ, thiên hạ sính dùng chữ "Khởi nghiệp" mà quên tiệt từ "Lập nghiệp" sau khi cuốn sách này được xuất bản). "Quốc gia khởi nghiệp" cho chúng ta biết rằng, Israel là đất nước nhận nhiều vốn đầu tư mạo hiểm nhất thế giới (bỏ xa quốc gia xếp sau, là Hoa Kì), bởi đơn giản, người Israel là những ông vua nẩy sinh ý tưởng.
Mỗi người sinh ra đều mang đặc điểm riêng, vài kẻ có thanh quản đặc biệt, họ sẽ làm ca sĩ. Vài kẻ phản xạ tốt, cơ bắp phát triển, họ sẽ tập võ, làm vận động viên, hoặc cửu vạn. Vài kẻ phát triển não bộ, họ sẽ là những người ngâm cứu. Vài kẻ thông minh đặc biệt, họ sẽ nẩy sinh ý tưởng, phát minh. Vài kẻ hậu môn phát triển, họ sẽ ăn tục oánh zắm zong... v.v và v.v
Đặc điểm (Thiên hướng) ở dân Annam có đủ, nhưng riêng phát minh, sáng tạo, lạ thay, chưa bao giờ là thiên hướng của họ. Dân Annam có thể rất giỏi oánh nhau, oánh zắm, ăn tục nói phét, lưu manh ăn cắp, nhưng dân Annam chưa bao giờ có tư cách chủ thể sáng tạo. Với dân Annam, sáng tạo nghĩa là bắt chước giỏi.
Đừng nghĩ bắt chước giỏi là dễ, và đừng buồn khi chỉ biết bắt chước. Người nhật không giỏi phát minh, họ cũng chỉ rình bắt chước, nhưng họ là những kẻ bắt chước bậc thầy, bắt chước một cách sáng tạo. Vì vậy, chúng ta hãy bắt chước cho giỏi, không cần sáng tạo. Đừng ảo tưởng sáng tạo bởi thiên hướng dân Annam chả sáng tạo ra con mẹ gì đâu.
[Rẽ ngang chút sang lĩnh vực nghệ thuật. Avant-Garde (nghệ thuật tiền phong) là khái niệm nghệ sĩ Annam không nên tơ tưởng. Nghệ thuật Annam không tồn tại khái niệm Avant Garde. Mơ tưởng Avant Garde là xúc phạm tính từ này. Xưng xưng Avant Garde, nghệ sĩ Annam hoặc đang thể hiện sự hoang tưởng lố bịch hoặc đang cố tình lòe bịp. Mọi trò nhăng nhố nghệ sĩ Annam đang cố thể hiện chưa bao giờ là sự tìm tòi hết, mà nó luôn chỉ là sự bắt chước vụng về.]
Không có thiên hướng sáng tạo mà quá mơ mộng sự đột phá nhờ ý tưởng, nếu không vô ích thì là thảm họa. Có nên thất vọng vì biết mình không có khả năng sáng tạo không? Chẳng có gì phải thất vọng cả, bởi như đã viết, không nhất thiết phải sáng tạo, mà chỉ cần bắt chước cho giỏi là tốt rồi.
Lập nghiệp (hay "Khởi nghiệp" cho sang mồm) cũng không nhất thiết phải làm chủ, trên thực tế, nhiều kẻ làm thuê giầu hơn kẻ làm chủ (kinh tế học hiện đại công nhận điều đó) - Những "siêu làm thuê".
Để trở thành một "Siêu làm thuê", ta không cần đầu óc phát minh, mà ta cần trở thành những kẻ tinh thông trong lĩnh vực của mình, trở nhành những chuyên gia. Hãy nhớ rằng các nhà kinh tế đoạt Nobel không phải những ông chủ công ty. Họ làm thuê, làm cố vấn với những khoản thù lao khổng lồ. Dĩ nhiên dân Annam cũng không cần mơ Nobel kinh tế, mà chỉ tinh thông chuyên môn của mình.
Hãy nhớ lời các cụ mõm vuông dậy "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Đừng mơ mộng bao la (Mơ lớn thì nên, nhưng mơ mộng hão huyền thì không nên) tới mức quên mẹ nó mình là ai để rồi nghĩ rằng có thể vụt dậy chói lòa như người Israel. Đừng viển vông "Khởi nghiệp" mà hãy có ý chí "Lập nghiệp", không ỷ lại, ăn bám, đó đã là hồng phúc rồi.
Nguồn: Bác Vương
Để khởi nghiệp được trước tiên cái quan trọng là phải có ý tưởng, có nhiệt huyết thực hiện ý tưởng của mình, quyết tâm thực hiện bằng được ý tưởng của mình, rồi mới tới việc tìm nguồn tài trợ cho ý tưởng khởi nghiệp, chứ sẽ chẳng ai muốn đầu tư cho một ý tưởng không đâu vào đâu, và một người không có ý chí.
Trả lờiXóaĐang có phong trào khởi nghiệp rầm rộ ở Việt Nam ta.Mọi người vui lắm và tôi cũng vậy.Nhưng để thành công không dễ.Tác giả nói có chút châm biếm nhưng có nhiều phần thật,An Nam ta chỉ cần giỏi bắt chước là tốt rồi.Cũng chả có gì xấu cả,thiên hạ đi trước ta hàng trăm năm nay ta mới đi hản không khỏi bước vào nốt họ.Miễn sao đầu ra sẽ sử dụng được đạt tiêu chí rẻ hơn,chất lượng bàng nhau là quý.
Trả lờiXóaHiện nay ở những buổi tin thời sự sáng của VOV 1 vẫn thường xuyên hô " Sắt ắp " , " sát óc " vv ... khi tuyên truyền về khởi nghiệp ...nhưng có lẽ ít người biết sắt ắp ... sát óc ...là gì .
Trả lờiXóaLớp trẻ bây giờ mà muốn có tiền để khởi ... thì chỉ có mà mất tiền của bố mẹ chúng thôi vì ngay chuyện nói năng giao tiếp hàng ngày cho ra hồn còn không đúng cách , bảo sao mà thuyết phục được người ta bỏ vốn hay tạo đ/kiện cho làm ăn , trong khi đụng đến cơ quan công quyền thì ngay ông bảo vệ cơ quan cũng có quyền HÀNH NGƯỜI TA KHI ĐẾN GIAO DỊCH .
giới trẻ trước hết hãy học cách tự lập, đi lên từ từ bằng chính bàn tay và khối óc của mình, đừng startup bằng tiền của bố mẹ. Và tiếp theo đó là thắng không kiêu , bại không nản, sẵn sàng chấp nhận thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Trả lờiXóaĐừng nghĩ bắt chước giỏi là dễ, và đừng buồn khi chỉ biết bắt chước. Người nhật không giỏi phát minh, họ cũng chỉ rình bắt chước, nhưng họ là những kẻ bắt chước bậc thầy, bắt chước một cách sáng tạo. Vì vậy, chúng ta hãy bắt chước cho giỏi, không cần sáng tạo. Đừng ảo tưởng sáng tạo bởi thiên hướng dân Annam chả sáng tạo ra con mẹ gì đâu.
Trả lờiXóa