Lính đánh thuê và gái điếm Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam
Họ đã theo chân Mỹ đến để xâm lược và tàn sát người Việt Nam, và nay còn nguy hiểm hơn nữa bởi sự xâm lăng bằng văn hóa, khi có những người Việt trẻ và cả không còn trẻ khoác lên mình bộ quân phục của ngụy quân Hàn Quốc, hàng ngày xem phim Hàn, sụt sùi khóc cho các thần tượng ộp pa, tẩy chay hàng Việt để chạy theo hàng hóa Hàn, Nhật, Mỹ…
Và còn nữa, phong trào “tự nhục” khi luôn bôi nhọ, coi khinh văn hóa Việt, cuộc sống Việt để mơ giấc mơ Mỹ, Nhật, Hàn, Sing, …
Mong mọi người cùng đọc những thông tin tổng hợp, để biết họ đã làm giàu bằng máu xương người Việt, máu xương và nhân phẩm người dân họ như thế nào. Và hãy ngẫm, xem Việt Nam có thể đánh đổi để học những kẻ độc tài Park Chung-hee, Lý Quang Diệu,… mà làm giàu, để có “Hòn ngọc Viễn Đông” bằng những xác người và cái trôn gái đĩ hay không.
1. Âm mưu tình nguyện làm lính đánh thuê của chính quyền Đại Hàn dân quốc
Ngay sau khi Ngô Đình Diệm công bố kết quả cuộc “trưng cầu dân ý” giả hiệu vào ngày 26/10/1955, ngày 27/10 Nam Triều Tiên đã vội vã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 9-1957, trong chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Lý Thừa Văn đã chính thức gợi ý về việc thành lập một liên minh quân sự chống Cộng ở châu Á bao gồm Đại Hàn dân quốc, Trung Hoa dân quốc và VNCH. Sau đó, Hàn Quốc và VNCH ra Tuyên bố chung, cam kết phát triển quan hệ và khẳng định quyết tâm chống Cộng. Lý Thừa Văn nhấn mạnh lại trong chuyến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 11-1958: “Cần phải khẩn thiết thành lập một đạo thập tự quân chiến đấu cho tự do”.
Ý định gửi quân đội sang Việt Nam tham chiến của Chính phủ Hàn Quốc có từ rất sớm. Đầu năm 1954, Tổng thống Lý Thừa Văn đã đề nghị gửi “Quân đội Hàn Quốc đến Việt Nam để hỗ trợ cuộc chiến đấu chống Cộng sản”. Những năm 1957-1958, Chính quyền Lý Thừa Văn còn tổ chức các đoàn khảo sát tình hình chiến trường miền Nam Việt Nam, chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện nếu đề nghị gửi quân được chấp thuận. Tháng 11-1961, trong chuyến thăm Washington, Chủ tịch Hội đồng tối cao tái kiến thiết Quốc gia Park Chung Hee xin Mỹ cho quân đội Hàn Quốc đến Việt Nam, nhưng khi đó Mỹ chưa chính thức đưa quân vào Việt Nam.
Đầu năm 1962, diễn biến chiến trường tiếp tục có những bất lợi đối với quân đội VNCH, Mỹ phải tập trung cứu nguy cho ngụy quyền Sài Gòn khiến Hàn Quốc lo lắng bị bỏ rơi, càng thúc đẩy quyết tâm gửi lính đánh thuê sang Việt Nam của Chính phủ Hàn Quốc. Sau khi L.Johnson nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhằm giảm bớt gánh nặng xương máu, ngày 9-5-1964, Mỹ chính thức gửi công hàm cho 25 nước đồng minh, yêu cầu cùng chia sẻ trách nhiệm với Mỹ ở Việt Nam. Tháng 6-1964, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh đề nghị 34 nước chi viện, song nhiều nước phản ứng khá dè dặt. Chỉ có Hàn Quốc nhiệt tình hưởng ứng cùng các nước Úc, New Dilan, Thái Lan, Philipines, Puerto Rico (khi đó chưa thuộc Mỹ) gửi quân tham chiến tại Việt Nam, với sự hỗ trợ hậu cần của Nhật Bản, Singapore, vv..
Ở đây, Park Chung-hee đã lựa chọn bài toán 4 lợi ích:
+ Đáp ứng yêu cầu của chủ Mỹ, tỏ rõ sự trung thành của một chư hầu để không bị Mỹ bỏ rơi, bán cho CP Mỹ gần 400.000 lượt lính đánh thuê và 1,1 triệu phụ nữ Hàn phục vụ nhu cầu xác thịt của lính Mỹ họ, đổi lấy viện trợ kinh tế văn hóa xã hội.
+ Thanh lọc xã hội bằng biện pháp quân phiệt, trấn áp thành phần khác tư tưởng những kẻ lưu manh trộm cướp, tống hết vào án lính “xuất khẩu”, bởi vậy lính Đại Hàn nổi tiếng côn đồ hung hăng tàn độc, gây ra hàng trăm vụ thảm sát dân thường ở Việt Nam (đã đăng trong bài trước).
+ Dùng phần lớn tiền Mỹ trả cho xương máu của đám lính đó và nhân phẩm của phụ nữ Hàn làm học bổng đào tạo các nguồn nhân lực kỷ thuật then chốt cần cho kế hoạch công nghiệp hóa …
+ Giáo dục thế hệ hậu bị khắc ghi hận nhục dân tộc phải trả bằng kết quả học tập nghiên cứu và làm việc, khi mỗi tháng nhận trợ cấp đều tuyên thệ xác nhận đây là tiền đánh đổi xương máu và nhân phẩm của 1,5 triệu đồng-bào của mình nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu Học-thuyết K (Kungfu Korea).
2. Lực lượng lính đánh thuê Đại Hàn ở Nam Việt Nam
Ngày 20/7/1964, Dự án đưa lính đánh thuê sang miền Nam Việt Nam được trình và nhanh chóng được tất cả các thành viên Quốc hội Đại Hàn dân quốc ủng hộ, bỏ phiếu thông qua ngày 31/7/1964, Bắt đầu từ ngày 24/8/1964, binh lính Đại Hàn có mặt tại Việt Nam và lập tức gây ra những tội ác trời không dung đất không tha.
Đến cuối năm 1966, tổng số quân Đại Hàn tại Việt Nam đã lên đến 45.660 người, chiếm hơn 50% lực lượng quân đội nước ngoài tại miền Nam Việt Nam và 25% tổng lực lượng chiến đấu của Mỹ trên chiến trường Quân khu 5. Năm 1968 là năm Hàn Quốc có lực lượng quân sự cao nhất, lên tới 50.003 người. Chính phủ Hàn Quốc còn ra sức thuyết phục Mỹ đồng ý không cắt giảm lực lượng tại Hàn Quốc nếu như không có sự trao đổi và thỏa thuận trước.
Việc Mỹ bố trí các sư đoàn Mãnh Hổ, Bạch Mã, Rồng Xanh của Đại Hàn chốt giữ ở chiến trường Quân khu 5- một địa bàn chiến lược trọng yếu, cho thấy Mỹ tin tưởng và đánh giá cao khả năng của đội quân đánh thuê trung thành này. Quân đội Hàn Quốc trở thành lực lượng “xương sống” trong các cuộc hành quân bình định và tìm diệt, chia sẻ tới gần 40% nhân lực và sinh mạng chiến tranh cho nước Mỹ. Theo thống kê chính thức của Chính phủ Hàn Quốc, từ tháng 10-1965 đến tháng 3-1973, quân đội Hàn Quốc tiến hành và tham gia tiến hành 1.170 cuộc hành quân quy mô cấp đại đội trở lên, hơn 556.000 cuộc hành quân quy mô cấp trung đội trở xuống, gây ra hàng loạt những vụ thảm sát đẫm máu và tàn khốc (thống kê chưa đầy đủ có 43 vụ thảm sát dân thường, trong đó 13 vụ giết 100 người trở lên, có vụ hơn 1.000 người).
Không chỉ đảm nhiệm các hoạt động quân sự, lực lượng Nam Hàn còn tích cực tiến hành công tác dân sự/dân vận – tâm lý chiến. Nếu như trong giai đoạn đầu tham chiến, tỷ lệ các hoạt động quân sự chiếm 70%, công tác dân sự – tâm lý chiến chỉ chiếm 30%, thì từ nửa cuối năm 1967, tỷ lệ này được nâng lên ngang bằng (50/50). Tuy nhiên, các hoạt động dân sự này luôn được tiến hành song song với những trận càn quét, bắn giết man rợ nhằm vào dân thường Việt Nam.
3. Đại Hàn làm giàu từ chiến tranh Việt Nam, từ tiền bán máu và bán trôn người Triều Tiên, thế giới chỉ có Park Chung-hee là một.
Phục vụ mục tiêu kinh tế, Hàn Quốc xin Mỹ ký “Bản ghi nhớ Brown” (Brown Memorandum, ngày 25/2/1966). Theo đó, đổi lấy việc Hàn Quốc đưa quân đánh thuê đến miền Nam Việt Nam, Mỹ cam kết cung cấp một số lượng lớn trang thiết bị cho việc hiện đại hóa quân đội Hàn Quốc, mua của Hàn Quốc các trang thiết bị quân nhu, các loại hàng hóa cần thiết khác để cung cấp cho quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam, tăng cường viện trợ kỹ thuật cho Hàn Quốc trên tất cả các lĩnh vực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc; tăng thêm các khoản cho vay của Cơ quan phát triển quốc tế AID….
Hàn Quốc đã thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ xương máu của binh lính và nhân phẩm phụ nữ Hàn. Họ không mất bất kỳ một phí tổn nào cho lực lượng quân đội ở Nam Việt Nam, mà riêng từ 1965 đến năm 1970, đã nhận được từ Mỹ 1 tỷ USD viện trợ, 150 triệu USD vốn vay phát triển. Hàn Quốc cũng nhận được những hợp đồng thầu xây dựng béo bở, những hợp đồng xuất khẩu lao động có lợi nhuận cao (chủ yếu là công nhân xây dựng căn cứ quân sự và gái điếm), chiếm tới 70% tổng số lao động Hàn Quốc tại nước ngoài khi đó. Số ngoại tệ mà Hàn Quốc thu được từ miền Nam Việt Nam do Mỹ trả tăng đều qua các năm, bình quân chiếm 38% tổng xuất khẩu sản phẩm và 47% tổng số tiền Hàn Quốc nhận được từ nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển ngoạn mục của kinh tế Hàn Quốc thập niên 60, 70: Từ năm 1965 đến năm 1975, xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 29 lần và tổng sản phẩm quốc nội (GNP) tăng 14 lần, năm 1971 thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng hơn gấp 3 lần so với năm 1961.
Về quân sự, trong thời gian Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam, viện trợ quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc tăng hơn gấp 2 lần, bình quân mỗi năm vào khoảng 370 triệu USD. Nhờ có các khoản viện trợ đó, Hàn Quốc đã từng bước hiện đại hoá quân đội, phát triển mạnh mẽ công nghiệp quốc phòng.
Tuy nhiên, Đại Hàn đã phải trả giá đắt cho việc đưa quân vào miền Nam Việt Nam: hơn 5.000 binh lính thiệt mạng, 11.000 người mang thương tật vĩnh viễn; 100.000 nhiễm chất độc da cam. Chiến tranh Việt Nam đã qua đi qua hơn 40 năm, song “hội chứng chiến tranh Việt Nam” ở Hàn Quốc dai dẳng, nhức nhối không kém gì ở nước Mỹ và vẫn đang giày vò tinh thần hàng ngàn cựu chiến binh và các cô gái điếm năm xưa. Trớ trêu là truyền thông Hàn chỉ tập trung tố cáo Nhật làm nhục phụ nữ Triều Tiên trong thế chiến 2!!!
(sơ sơ tài liệu có ở những đây:
+ Choi Sang Su: Relations Vietnam – South Korea, Seoul, 1966.
+ Hồ sơ v/v ngoại giao, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Fond Đệ nhất Cộng hòa, + Allied Participation in Vietnam, Department of Army Washington D.C. 1985.
+ Добрынин Анатолий: Сугубо доверительно, Изд. “Автор”, Москва, 1996.
+ Ku Su Jeong: Mối quan hệ Việt – Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Ku Su Jeong: The secret tragedy of Vietnam.
+ Hồi ký Kim Jin Sun, http://www.lichsuvietnam.info
+ Elite Korean Units during the Vietnam war.
+ Ku Su Jeong: Mối quan hệ Việt – Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005).
+ Kristen McClung: Vietnam War: Korea’s Involvement, HighBeam Research, 2013.).
=====
SỰ SÁM HỐI MUỘN MẰN:
Do chính sách o bế thông tin của nhà cầm quyền Hàn Quốc, người dân họ hầu như không có thông tin gì về các hoạt động trong quá khứ của binh lính Hàn Quốc tại Việt Nam. Phải tới đầu những năm 2000, những bằng chứng về tội ác mới bắt đầu được biết đến đưa ra qua tiết lộ của các cựu quân nhân Hàn Quốc ở Việt Nam.
Những tiết lộ này đã phơi bày chi tiết sự tàn nhẫn trên một mức độ khó tưởng tượng của binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt Nam, gây ra một cú sốc trong dư luận về vai trò của người Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, phớt lờ ý kiến dư luận (77,9% người dân Hàn Quốc được hỏi đã yêu cầu chính phủ xin lỗi Việt Nam) – Hàn Quốc vẫn không đưa ra lời xin lỗi chính thức ngoài một số hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và một số nhóm người Hàn Quốc có lương tri đến chuộc lỗi tại những nơi họ đã gây ra tội ác chiến tranh, và ẩn sau đó vẫn thấy mục đích mị dân nhằm thúc đẩy các dự án kinh tế của họ ở miền Trung Việt Nam!!!
Trong cuốn hồi ký về chiến tranh Việt Nam, Đại tướng Kim Jin Sun (nguyên đại úy đại đội trưởng đại đội 11, sư đoàn Mãnh Hổ) mô tả lại: “Tôi đã từng đi săn nhưng không có khoái cảm nào tuyệt vời bằng khoái cảm giết người trên chiến trường. Khi nhìn thấy đối phương bị giết, chúng tôi có một cảm giác hân hoan khó tả. Vì thế, chúng tôi có thể đặt chân lên xác người mà chụp ảnh, có thể ngồi lên cái xác đó vừa nói chuyện vui vẻ. Không thể có một chút gì gọi là nhân tính con người”. Đó là một đội quân chỉ có giết và giết, các giá trị đạo đức “bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường”.
Lời tựa cuốn “Ký ức chiến tranh” của Kim Jin Sun:
“Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ở đó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi.
Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường.
Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh VN. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều VC để tồn tại và ngăn chặn CS.
Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắc là nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà Nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi…, tại sao một VN như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ. Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng… lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau:
“Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của VC. Lúc đó tôi chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn quốc như vậy. Thật đáng thương. Không thể hiểu nổi những người lính VC gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn vì cái gì mà chiến đấu như vậy”.
Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc VN đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của VN. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng.
Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của VN. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào.
Tôi mong các độc giả sẽ đọc cuốn sách này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước VN nhỏ bé mà kiên cường, hiểu thêm về sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở VN”.
Trích nội dung phần 1 Hồi ký Kim Jin Sun:
“…Trận chiến đã diễn ra suốt 8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, không biết bao nhiêu đạn dược đã bị tiêu tốn. Hình ảnh của địch đã bị tiêu diệt sau khi đã kháng cự suốt 8 giờ liền đã làm tôi bị sốc thực sự. Chỉ có một người. Người lính giải phóng đó gần như bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho mình và chiến đấu với đại đội của tôi trong suốt 8 tiếng liền. Trong khi khám thi thể người chiến sĩ giải phóng, tôi đã phát hiện ở ngực anh ta có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm ảnh là dòng chữ: “Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi đâu” bằng tiếng Việt.
Chắc chắn hai người là vợ chồng hoặc là người yêu. Đây là bằng chứng tình yêu của người thiếu nữ gửi cho người lính miền Bắc. Trong bầu không khí còn sặc sụa khói đạn, thoảng qua trong đầu tôi suy nghĩ, hoá ra anh ta cũng là người bình thường, cũng có người yêu.
…Những ngưòi lính Hàn quốc bị thương bắt đầu báo thù lên thi thể của ngưòi lính giải phóng. Chúng tôi đem theo mảnh thi thể không còn hình thù, hành quân về căn cứ như một đoàn quân thắng trận. Mọi người nói rằng đây là truyền thống của đơn vị. Tôi vui vẻ dẫn lính về doanh trại, trong lòng không có cảm giác tội lỗi nào.
Hai mươi năm sau sự kiện đó, tôi đã là thiếu tướng, sư đoàn trưởng đóng ở Hwachon, tỉnh Kangwon. Một hôm trong lúc đang đi dạo một mình qua một hang núi tuyệt đẹp, nhũng hình ảnh 20 năm trước đã làm tôi trào nước mắt. Tôi vừa khóc vừa hồi tưởng lại những sự việc của ngày hôm đó. Mặc dù lúc đó đối với tôi, người chiến sĩ giải phóng đó là địch, nhưng đó là một chiến sĩ dũng cảm,… Trong cơn điên loạn của chiến tranh, tôi đã làm tổn hại thi thể của người chiến sĩ ấy trong cơn say máu cuồng loạn. Sự hối hận đã vò xé lòng tôi.
Tôi đau lòng hơn khi nghĩ về người thiếu nữ trong ảnh, ngưòi mà bây giờ còn sống chắc đã 40 tuổi. Hẳn người thiếu nữ đó không biết về những giây phút dũng cảm cuối cùng của người yêu. Có thể người thiếu nữ đó đến giờ vẫn chờ đợi hoặc đi tìm tung tích người yêu cũ. Nếu tôi có thể giữ lại được dấu tích của người chiến sĩ ấy, có lẽ sẽ an ủi được phần nào trái tim của người thiếu nữ đó.
Chính cái chết của người chiến sĩ giải phóng và hình ảnh của người thiếu nữ ấy đã đưa tôi đi đến quyết định viết cuốn sách này. Mong rằng cuốn sách được viết tự đáy lòng của tôi sẽ khiến tôi vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt vì ân hận. Vàtôi cũng mong rằng sẽ có thêm nhiêù người nữa hiểu về sự thật của lịch sử VN qua những gì tôi đã hiểu trên chiến trường. Cái chết của người chiến sĩ giải phóng đó đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của VN….”…
(xem toàn bộ hồi ký của Kim Jin Sun, có cả bản tiếng Việt và tiếng Anh ở đây:
http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuK/KimJinSun1.php)
Chiến tranh tại Việt nam đã làm không biết bao người dân Việt nam phải đổ máu, phải hy sinh để giữ độc lập cho nước nhà. Nhưng khi chiến tranh qua đi, thì những thế hệ sau lại là những thế hệ quay lưng với lịch sử, đôi khi hùa theo bọn đế quốc để xuyên tạc lịch sử. Chúng là ai? Chúng là những kẻ mang danh dân chủ, nhưng bám váy đế quốc.
Trả lờiXóaChả hiểu mấy anh rận chủ,trong đó có rất nhiều nhà văn nhà thơ Việt có đọc cái hồi ký này không.Tôi tin rằng nó thật hơn rất nhiều cái hồi ký của anh San Hô,của tiểu thuyết của anh Bảo ninh,những tác phẩm của Dương thu Hương,Phạm thị Hoài và rất nhiều những câu chuyện phản tỉnh của nhiều Việt Công sừng sỏ.Gọi bọn họ là gì nhỉ?Phản động và tệ hơn cả phản động.Mỹ và phương Tây là như thế đó.Họ gây bệnh tật rồi xoa một chút thuốc lấy lệ.
Trả lờiXóaCon chó abc xyz nó sủa cái gì thế nhỉ
Trả lờiXóaLịch sử đã bước sang những trang mới, nhưng những gì là quá khứ thì chúng ta không được phép lãng quên. Bởi lẽ, có ghi nhớ, giáo dục lịch sử, quá khứ của dân tộc cho thế hệ trẻ, thì chúng ta mới biết sự thật, nắm rõ sự thật và có cách hành xử cho đúng mực.
Trả lờiXóaHy vọng mỗi người dân chúng ta phải luôn cũng cố tinh thần để trống lại sự chống phá của các thế lực phản động thù địch để giữ vững nền độc lập hòa bình cho nước nhà. Lịch sử chúng ta đã quá khổ thì đừng vì những ham muốn quá tầm thường mà lại lần nữa lâm vào cảnh chiến tranh chết chóc.
Trả lờiXóaChiến tranh thực sự đã đem lại quá nhiều bất hạnh cho người dân Việt Nam trong suốt những năm tháng dài đằng đẵng trong lịch sử. Hòa bình giờ đã được lặp lại nên hy vọng mỗi người dân chúng ta cần trân trọng và nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước.
Trả lờiXóaMình chưa phải tự mình đi qua cuộc chiến tranh đầy mất mát đau thương của dân tộc, tuy nhiên thông qua những ghi chép lịch sử mình cũng phần nào cảm nhận được sự ác liệt của quá khứ. Hy vọng lịch sử không bao giờ lặp lại. Hy vọng mỗi người dân chúng ta sẽ có ý thức bảo vệ nền độc lập của nước nhà hơn nữa.
Trả lờiXóaCàng đọc càng thấy nước mình đã phải trải qua những năm tháng lịch sử khó khăn đến cỡ nào, và càng hiểu thêm được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý trí chống ngoại xâm kiên định của dân tộc Việt Nam. Rất tự hào về dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaVới những tội ác của lính Hàn Quốc và âm mưu của Hàn Quốc đối với Việt Nam, thì chúng ta nên nhận thức được bản chất và tội ác của chúng đã gây ra, các bạn trẻ không nên chạy theo và thần tượng những ngôi sao Hàn văn hóa Hàn hãy luôn nhớ đến những tội ác mà chúng gây ra đối với Việt Nam.
Trả lờiXóaChiến tranh tại Việt nam đã làm không biết bao người dân Việt nam phải đổ máu, phải hy sinh để giữ độc lập cho nước nhà. Nhưng khi chiến tranh qua đi, thì những thế hệ sau lại là những thế hệ quay lưng với lịch sử, đôi khi hùa theo bọn đế quốc để xuyên tạc lịch sử. Chúng là ai? Chúng là những kẻ mang danh dân chủ, nhưng bám váy đế quốc.
Trả lờiXóa