Chia sẻ

Tre Làng

NGƯỜI PHÁT NGÔN CHÍNH PHỦ: PHẢI GIỮ TẾT CỔ TRUYỀN

Người phát ngôn Chính phủ: ‘Phải giữ Tết cổ truyền'

(VietQ.vn) - Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, Tết cổ truyền là truyền thống văn hóa, nét đẹp của Việt Nam, đi vào tiềm thức nên chúng ta phải giữ.

Chiều 03/02, phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2017 đã diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.

Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin về một só vấn đề phóng viên và dư luận quan tâm. Ản Viết Cường

Trước câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc thời gian qua có một số trí thức, chuyên gia kinh tế đề xuất gộp Tết tây với Tết ta, không làm lỡ cơ hội giao thương các nước trên thế giới, giảm thiểu tiêu cực nảy sinh dịp Tết cổ truyền, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nêu quan điểm: “Về một số ý kiến ghép Tết tây với Tết âm lịch chỉ là những suy nghĩ cá nhân, hiện Thủ tướng chưa nhận được báo cáo chính thức của cơ quan nào”.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, nước ta có Tết cổ truyền dân tộc, ngày nghỉ được ghi trong Luật Lao động, trong đó được nghỉ Tết Dương lịch, ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Quốc khánh 2/9, Tết cổ truyền…

“Tết cổ truyền là truyền thống văn hoá, nét đẹp của Việt Nam, đi vào tiềm thức, chúng ta phải giữ. Chưa cơ quan quản lý Nhà nước nào đặt vấn đề như phóng viên nêu. Đây là suy nghĩ cá nhân của một số chuyên gia nên ta chưa thảo luận, Chính phủ hiện cũng không đặt vấn đề gì cả. Đầu năm, các địa phương đều có lễ hội truyền thống dân gian. Sáng nay, VPCP qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, các lễ hội tại các địa phương diễn ra khá tốt, bảo đảm quy chế, quy định của Nhà nước và địa phương, giữ được thuần phong mỹ tục của địa phương, vùng miền rất tốt”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng cho biết thì ngày mùng 5 Tết, tại đền Gióng có hiện tượng cướp lộc, chen lấn xô đẩy, hành động phản cảm, không tốt, thiếu văn hoá. Về việc này, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo chung rút kinh nghiệm cho Thành phố. Sáng nay, Thủ tướng cũng nhắc nhở yêu cầu Bộ VHTT&DL, các địa phương tăng cường giám sát chỉ đạo chặt chẽ lễ hội đầu năm, tránh việc lặp lại như đền Gióng ở Hà Nội.

VIẾT CƯỜNG

23 nhận xét:

  1. Tết cổ truyền là truyền thống văn hóa, nét đẹp của Việt Nam, đi vào tiềm thức nên chúng ta phải giữ. Thế mà lại có những lời lẽ hoang đường rằng muốn bỏ cái tết cổ truyền này đi, những lời lẽ ấy lại không ai khác, nó xuất phát từ chính lũ phản động chống phá nhà nước ta. Những kẻ này với chúng tết hay không tết, đoàn tụ gia đình hay không đoàn tụ gia đình cũng như nhau cả thôi, bởi với chúng tiền luôn là thứ quan trọng nhất mà.

    Trả lờiXóa
  2. tết cổ truyền là đặc trưng của văn hóa việt nam, nếu đổi lấy cả cái tết này lấy một vài ngày làm việc thì khác nào bán đi cái bản sắc của dân tộc, bị đồng hóa với các nước khác cơ chứ. chưa kể tết là một dịp để kích cầu, không biết bao nhiêu gia đình chỉ chờ thu hoạch một vụ tết, nếu bỏ tết đi họ biết phải làm sao?

    Trả lờiXóa
  3. Tết cổ truyền nó không đơn giản chỉ là những ngày nghỉ mà quan trọng hơn, ý ngĩa hơn đó còn là những ngày mọi người trong gia đình cùng nhau sum vầy, chia sẽ niềm vui lỗi buồn sau một năm, đó còn là động lực để cùng nhau cố gắng, cùng nhau góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển đất nước. Chỉ có lũ rận chúng mới không cần những ngày tết, bởi với chúng tết hay không tết nó cũng như nhau cả thôi, với chúng tiền là quan trọng hơn cả. Chẳng thế mà chúng đã mượn tết cổ truyền làm cái cớ để chống phá nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  4. Tết cổ truyền không đơn giản chỉ là một dịp để nghỉ ngơi mà nó còn ẩn chứa trong đó nhiều nét văn hóa đặc trưng của đất nước. Việc đề xuất gộp tết Tây và tết Ta lại là một điều bất hợp lý và không khả thi. Chúng ta cần lưu giữ Tết cổ truyền như một cách để giữ gìn văn hóa dân tộc

    Trả lờiXóa
  5. Tết cổ truyền là dịp để mọi người sum họp gia đình, là dịp quây quần bên nhau, có những giây phút nghỉ ngơi sau cả một năm trời làm việc vất vả. Không thể mượn cái lý do rằng trong khi chúng ta nghỉ lễ thì các nước khác vẫn đi làm nên sẽ làm chúng ta tụt hậu được. Một vài ngày nghỉ không thể quyết định tới nền kinh tế quốc gia được, giọng điệu này chỉ có ở những kẻ muốn phá đám mà thôi

    Trả lờiXóa
  6. Bangtuyetnhietdoi21:48 4/2/17

    Chúng ta nghỉ lễ, đón tết cổ truyền cũng giống như các nước khác họ nghỉ Giáng sinh và đón tết dương lịch. Đây không chỉ là dịp nghỉ ngơi mà nó còn là nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia. Và cái gì đã thuộc về văn hóa thì chúng ta nên lưu giữ, nhất là những nét văn hóa đẹp, thuộc về phạm trù tín ngưỡng

    Trả lờiXóa
  7. Hungyen363622:01 4/2/17

    Mỗi đất nước có những đặc trưng văn hóa riêng, nó trở thành bản sắc dân tộc của từng quốc gia. Trong những đặc trưng đó thì những dịp lễ, tết cũng góp phần quan trọng tạo nên nét riêng và độc đáo. Tết cổ truyền của Việt Nam cũng vậy, đây là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và phát huy chứ tại sao lại có chuyện gộp chung với Tết Tây được chứ?

    Trả lờiXóa
  8. Hoabinh023422:11 4/2/17

    Chẳng có lý do gì để chúng ta phải bỏ tết cổ tuyền cả. Nếu xét về mặt kinh tế thì tết còn là dịp thúc đẩy tiêu dùng, đẩy nhanh quá trình lưu thông trao đổi của dòng tiền. Nếu xét về mặt văn hóa, tết là dịp chúng ta sum họp gia đình, là dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Chỉ cần hai lý do đó thôi cũng quá đủ để khẳng định lại tầm quan trọng và cần thiết của việc lưu giữ tết cổ truyền rồi

    Trả lờiXóa
  9. Tết cổ truyền là văn hóa, là truyền thống, nó không xấu, nó xấu vì ý thức con người, vậy sao phải bỏ nó. Đến Nhật Bản còn đang tiếc nuối vì đã bỏ tết âm, t mong VN ko như vậy. Chúng ta vẫn có thể có tết âm, nếu muốn cải thiện những tiêu cực, còn rất nhiều cách tốt hơn là bỏ.

    Trả lờiXóa
  10. Tết cổ truyền là nét đẹp văn hóa của dân tộc, ... Chúng ta cần phải giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc ta." Rất ủng hộ và tán thành quan điểm của Bộ Trưởng, Là người dân tôi xin chân thành cảm ơn ông đã có quyết sách đúng đắn giữ gìn nét đẹp của dân tộc

    Trả lờiXóa
  11. Ăn tết ta thì bảo theo Trung quốc, vậy ăn tết tây theo ai? trên trái đất mỗi châu có mùi giờ khác nhau, mỗi dân tộc có nét đẹp truyền thống khác nhau sau phải bỏ. Nếu bỏ sau không bỏ tết tây, gộp vào tết ta. Tục cây nêu, ông công ông táo thì phải làm thế nào? Nên nhớ ông bà thường nói tết cổ truyền, và tết ta, chứ không ai nái tết Tàu và tết Tây đâu.

    Trả lờiXóa
  12. Tết là thời điểm kết thúc một chu kỳ cũ và là thời điểm bắt đầu một chu kỳ mới của mặt trời (dương lịch) và mặt trăng (âm lịch). Phong tục, tập quán và thời tiết của ta đều dựa trên âm lịch thì tại sao ta lại phải đổi ngày Tết? Việc sử dụng dương lịch để thích ứng mọi giao dịch trên thế giới không có cản trở nào đến ngày Tết của chúng ta mà chính người nước ngoài cũng rất trân trọng nó.

    Trả lờiXóa
  13. Nói theo cái vị tiến sĩ kinh tế kia thì theo tôi nên bỏ tất cả tết cổ truyền, bỏ luôn các ngày nghĩ lễ 30.4, 2-9 , giỗ tổ hùng vương. Vì khi chúng ta nghĩ lễ thì các nước đối tác làm ăn vẫn đi làm. Làm cho kinh tế chúng ta trì trệ. Chúng ta nên nghĩ theo lịch phương tây. Họ nghỉ thế nào thì mình nghỉ thế đó, thế thôi.

    Trả lờiXóa
  14. Mồng một tết mẹ, tết cha; Mồng hai tết bạn, mồng 3 tết thầy. Tết Cổ truyền mang đậm nét văn hóa là thế! Nếu ai thấy được cái truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa này thì nên giữ. Còn ai khi cha, mẹ già đưa vào viện dưỡng lão, bạn bè chỉ gặp nhau qua điện thoại, mail; thầy, cô đơn giản chỉ là người truyền kiến thức...thì nên ăn theo tất Tây. Đừng so đo tiền bạc chi tiêu ngày tết. Tết chỉ hoang phí với người tiêu xài hoang phí, còn những người dân bình thường thì không thể phung phí như những gì mà người ta tính toán đâu.

    Trả lờiXóa
  15. Các chuyên gia kinh tế thì bàn chuyện làm bỏ chơi, các chuyên gia giáo dục thì bàn chuyện dạy dỗ học hành, chuyên gia nông nghiệp bàn làm sao để đưa năng suất lên cao... Ăn tết Tây, tết ta như thế nào cho đúng cho tốt thì cũng nên bàn, nhưng là bàn để làm cho tốt chớ không phải bỏ. Nét đẹp văn hoá nghìn năm văn hiến không phải chuyện đùa, phải tự coi Tết ta là di sản văn hoá để tự hào.

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh02:01 5/2/17

    Đừng mượn cớ "hội nhập" hay "kinh tế" để mưu đồ xóa bỏ văn hóa, bản sắc dân tộc. Tết ta là tết ta, vào mùa Xuân theo âm lịch, đúng với thiên nhiên. Bánh chưng, bánh tét là của ta, không phải của Tàu. Sum họp gia tộc, nhớ ơn Ông Bà, tri ân tiên tổ...là truyền thống tốt đẹp nghìn năm, không thể bỏ, bỏ tức là mất văn hóa dân tộc, mất gốc là mất nước. "Hội nhập" không phải là "sát nhập". Ta phân biệt rõ ràng, Tết ta là tết Dân Tộc ta, còn tết Tây theo dương lịch là tết Tây, đúng với thời tiết bên đó. Hay là con chiên Võ Tòng Xuân sống ở nước mất gốc Phi Luật Tân được Thiệu mời về giúp sức cho rằng Tết Tây là theo "kỷ nguyên công giáo", nên muốn "cải đạo" Tết ta ???. Sau giải phóng được Đảng, Nhà Nước tôn trọng nhân tài thu dung. Qua một thời gian trổ tài, ra sức gầy dựng uy tín để thu được niềm tin của quần chúng thì ló đuôi con cáo, trở mặt !!!
    Còn chuyện kinh tế quốc gia đâu phải "chụp giật, mánh mun" ngày một, ngày hai... và chưa chắc giao dịch "thuận buồm xuôi gió" có lợi, mà mấy ngày nghỉ lễ có thấm gì. Hơn nữa thời internet thì có gì mà không liên lạc được trong những ngày nghỉ, huống chi đó là chuyện tầm cỡ quốc tế mà đất nước ta không có thường trực sao."Vui Xuân không quên nhiệm vụ" mà!
    Trước kia ông bảo bỏ Tết ta, bị phản đối quá Ông lại đòi sát nhập. Sát nhập rồi ông sẽ đòi bỏ...Mưu đồ tham độc quá rõ.!!!
    Hèn chi hôm Tết, mấy ông bạn con chiên của tôi đến nhà vui chơi mà vô cùng phấn khởi báo tin rằng sắp nhập tết ta vào tây. Tôi nói, "hội nhập" không phải là "sát nhập". Cái Ô Viện trưởng nào đó nói "chưa thể bỏ" thật là ngờ nghệch. "Không thể bỏ" , thưa ông!

    DÂN TÂM

    Trả lờiXóa
  17. như vậy là sau bao nhiêu ý kiến cá nhân của nhiều người dân cả tri thức lẫn những người dân lao động về việc có nên gộp tết tây với tết ta không thì chúng ta đã nhận được câu trả lời từ phía chính phủ, những điều mà người phát ngôn chính phủ nói không sai và ai cũng tán thành, cái vấn đề ở đây là chính cái cách chúng ta ăn tết chứ không phải ngày tết khiến chúng ta phải như vậy, gìn giữ ngày tết cổ truyền cũng chính là gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc, là cái gốc rễ của văn hóa dân tộc ta không thể loại bỏ được

    Trả lờiXóa
  18. Cái gì chứ Tết cổ truyền thì phải giữ chứ. Chúng ta là người Việt Nam chúng ta có văn hóa riêng của chúng ta, chúng ta có bản sắc dân tộc riêng của chúng ta. Dẫu rằng đây là thời buổi đất nước mở cửa, hội nhập kinh tế sâu rộng. Nhưng một điều nhất quyết là chúng ta "hòa nhập" chứ không "hòa tan". chúng ta có bản ngã của riêng dân tộc chúng ta, không có lí gì ta lại bỏ bản sắc từ ngàn xưa đến nay cả

    Trả lờiXóa
  19. Đếch cần biết trên mạng xã hội bây giờ có những người đòi bỏ tết cổ truyền, đó là một số người trẻ học ở trời Tây và thậm chí cũng có cả người đem hàm giáo sư tiến sĩ. Nhưng than ôi, Tết cổ truyền, Tết nguyên Đán là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay cả ngàn thế hệ đã đúc kết và để lại. Người Việt chúng ta có văn hóa riêng, há phải bỏ để đi theo ăn tết cùng người Tây. Cái nguồn cội dân tộc, nét đẹp dân tộc không có lí mà lại bỏ đi

    Trả lờiXóa
  20. Không thể lấy sự lười lao động mà nghèo đói mà lại đi đổ thừa cho Tết cả. Cũng đừng có lấy cớ là hội nhập kinh tế toàn cầu mà đi bỏ Tết ta được. Việc ăn Tết chẳng có gì sai cả vấn đề là chúng ta ăn tết như thế nào thôi. Tết nguyên đán là tết cổ truyền của chúng ta, là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa để lại, thì nó có lí gì mà lại mang bỏ đi.

    Trả lờiXóa
  21. Một số trí thức, chuyên gia kinh tế đề xuất gộp Tết tây với Tết ta, không làm lỡ cơ hội giao thương các nước trên thế giới, giảm thiểu tiêu cực nảy sinh dịp Tết cổ truyền. Mình thì nghĩ đã gọi là cổ truyền thì đừng nên phá vỡ, ngược lại cần gìn giữ cho muôn đời sau.

    Trả lờiXóa
  22. Tết cổ truyền, truyền thống là nét văn hóa bản sắc dân tộc nên chúng ta cần phải giữ không được xóa bỏ, chúng ta tổ chức tết cổ truyền là để quảng bá văn hóa cho bạn bè thế giới biết về đất nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam luôn muốn giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp này.

    Trả lờiXóa
  23. Tết cổ truyền là truyền thống văn hóa, nét đẹp của Việt Nam, đi vào tiềm thức nên chúng ta phải giữ. Thế mà lại có những lời lẽ hoang đường rằng muốn bỏ cái tết cổ truyền này đi, những lời lẽ ấy lại không ai khác, nó xuất phát từ chính lũ phản động chống phá nhà nước ta. Những kẻ này với chúng tết hay không tết, đoàn tụ gia đình hay không đoàn tụ gia đình cũng như nhau cả thôi, bởi với chúng tiền luôn là thứ quan trọng nhất mà.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog