Phạt công tâm, dân sẽ tin
TTO - Câu chuyện cảnh sát giao thông Đà Nẵng xử phạt đối với tài xế xe của trật tự đô thị phường do đậu trên điểm dừng xe buýt cho thấy xử phạt công tâm đã tạo niềm tin để người dân tham gia lập lại trật tự giao thông.
Trang Facebook Cảnh sát giao thông Công an TP Đà Nẵng thông tin về việc xử lý xe Trật tự đô thị của UBND phường đỗ sai quy định - Ảnh: Đoàn Cường
Triết lý điều hành xã hội đôi khi thật đơn giản, đó là thái độ công tâm, tinh thần thượng tôn pháp luật và những quyết sách đặt mục đích cao nhất là phục vụ nhân sinh sẽ được người dân ủng hộ, tin tưởng và tích cực hưởng ứng tham gia.
Như việc Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Đà Nẵng xử phạt 700.000 đồng đối với tài xế xe công của Trật tự đô thị P.Bình Thuận, Q.Hải Châu, Đà Nẵng đậu trên điểm dừng xe buýt... được rất nhiều người dân hoan nghênh.
Bấy lâu nay, nhiều người suy nghĩ người nhà nước thường xuê xoa xuề xòa với nhau. Tuy nhiên, với cách phạt công tâm này, PC67 Đà Nẵng đã đưa ra một thông điệp cảnh cáo nghiêm khắc rằng đã là người thi hành công vụ, làm công tác trật tự đô thị thì trước hết phải nắm kỹ Luật giao thông, đồng thời phải gương mẫu chấp hành đúng luật.
Đó cũng là bài học, lời nhắc nhở chung cho mọi viên chức, công chức khi đang tham gia thực thi công vụ. Và điều này cũng đã tạo được niềm tin cho người dân Đà Nẵng rằng mọi vi phạm giao thông đều được xử lý.
Đáng mừng hơn trong câu chuyện này là việc vi phạm được người dân phát hiện rồi phản ảnh lại trên trang Facebook PC67 Công an TP Đà Nẵng, được PC67 tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
Đà Nẵng đang cho thấy một quyết tâm rất lớn trong việc giữ vững thương hiệu “đáng sống”. Cuối năm 2016, trang Facebook PC67 Công an TP Đà Nẵng chính thức hoạt động nhằm tận dụng tai mắt của người dân trong việc giám sát và xử lý vi phạm an toàn giao thông.
Qua việc PC67 Công an TP Đà Nẵng tích cực xử lý các thông tin người dân cung cấp, trang Facebook này đã thu hút sự tham gia ngày càng đông của người dân.
Chỉ trong ba ngày đầu ra mắt, Facebook này đã có gần 2.000 thành viên đăng ký tham gia và đến nay, tức chưa đầy ba tháng, con số đó đã lên đến hơn 10.000, họ cập nhật từng giờ, nhiệt tình tham gia phản ảnh, phản hồi, phản biện đa dạng mọi vấn đề về giao thông của TP.
Nhìn rộng ra cả nước, các vấn đề về giao thông vẫn là vấn nạn nan giải. Các điểm nóng ở đô thị hàng đầu đất nước là Hà Nội và TP.HCM vẫn bức bối từng ngày với nạn phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, lấn làn, leo vỉa hè... đã trở thành nỗi ám ảnh mỗi công dân đang tham gia đi lại trên đường.
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải các vấn nạn giao thông này, do dân trí, do trình độ quản lý, do mật độ dân cư, vấn đề di dân cơ học, do quy hoạch đô thị, nhà cao tầng, cao ốc, do chất lượng đường sá, cầu cống, do quỹ đất dành cho giao thông đang cạn kiệt...
Còn giải pháp cho vấn đề, hình như nhà quản lý càng cố gắng khắc phục lại càng rơi vào bế tắc...
Nên chăng Hà Nội và TP.HCM thử nghiệm quản lý an toàn giao thông trên Facebook như Đà Nẵng đang làm, biết đâu dựa vào tai mắt tổng hợp của từng người dân, vấn nạn sẽ được giảm bớt phần nào?
Và mọi mấu chốt vấn đề vẫn chính là yếu tố con người, luật pháp phải nghiêm minh, sự công tâm trong công tác điều hành xã hội sẽ quyết định mọi thành công, trong đó thành công lớn nhất là có được niềm tin của người dân.
Lái xe vi phạm phải nộp tiền phạt
Ngày 17-2, ông Phan Dũng, chủ tịch UBND P.Bình Thuận (Q.Hải Châu, Đà Nẵng), cho biết ông T.N.T. là người điều khiển ôtô của Trật tự đô thị P.Bình Thuận vi phạm giao thông bị Phòng CSGT (Công an Đà Nẵng) xử phạt thì ông T. phải lấy tiền của mình để nộp phạt.
Ông Dũng cho rằng hành vi này do cá nhân ông T. vi phạm nên ông T. phải chịu trách nhiệm. Ông Dũng cũng cho hay qua sự việc này, lãnh đạo phường cũng đã nhắc nhở cán bộ cấp dưới trong việc tuân thủ các quy định.
Theo luật sư Lê Cao - Đoàn luật sư TP Đà Nẵng, liên quan đến đối tượng chịu xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, hiện nay nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức tùy từng trường hợp.
Với trường hợp lái xe có hành vi dừng xe ở điểm dừng xe buýt thì theo điều 5 của nghị định này có thể bị xử phạt từ 600.000 - 800.000 đồng.
Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm này là dành cho chính cá nhân điều khiển phương tiện giao thông chứ không phải dành cho chủ sở hữu chiếc xe hoặc cơ quan nơi người lái xe công tác.
Về nguyên tắc, đây không phải là trường hợp liên quan đến trách nhiệm dân sự nên không thuộc vấn đề trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ (chiếc xe) hoặc trách nhiệm dân sự của cơ quan chủ quản của lái xe.
Trong trường hợp người lái xe gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thứ ba nào đó thì có thể chủ xe, chủ cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước cho bên thứ ba...
ĐOÀN CƯỜNG
Cần nhân rộng cách làm của
Đà Nẵng
Nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc đã hoan nghênh cách xử phạt nghiêm minh của cảnh sát giao thông Đà Nẵng. Bạn đọc Trần Đồng cho rằng: “Như thế mới là công bằng trước pháp luật”, bạn đọc Nam An cũng bày tỏ: “Làm như vậy thì may ra xã hội dần dần sẽ có trật tự hơn”.
Bạn đọc cũng thắc mắc ai sẽ là người phải nộp tiền phạt này. Bạn đọc Gia Hoa đặt vấn đề: “Nếu là UBND phường nộp phạt thì chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì tiền phạt đó là tiền của dân. Cái chính là ai đỗ xe sai thì người đó phải chịu trách nhiệm với hành vi đỗ xe sai của mình, người đó phải tự bỏ tiền túi ra nộp phạt”.
Nhiều bạn đọc đã bày tỏ mong muốn nhân rộng cách làm của Cảnh sát giao thông Công an Đà Nẵng khi mở trang Facebook tiếp nhận và xử lý nhanh phản ảnh của người dân.
Bạn đọc Thanh Cương hỏi: “Ở TP.HCM có Facebook của cơ quan cá nhân nào tiếp nhận thông tin về trật tự an toàn giao thông giống như Đà Nẵng để xử lý xử phạt không?”.
Bạn đọc Dung Trần thì đề nghị: “Các tỉnh cần nhân rộng mô hình này để dân có nơi phản ảnh các vi phạm của cán bộ viên chức nhà nước một cách nhanh gọn, thuận tiện và an toàn, không phải rắc rối với đơn từ nữa”.
MINH PHƯỚC (ĐÀ NẴNG)
Chúng tôi, những công dân của nhà nước Việt Nam rất hoan nghênh việc xử phải rõ ràng, công tâm, đúng người đúng tội của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bởi chỉ có thế chúng tôi mới càng ngày càng tin tương hơn, hơn nữa vào nhà nước ta.
Trả lờiXóaRất hoan nghênh việc làm lần này của Cảnh sát giao thông TP Đà Nẵng. Quả thực, không cần gì quá cầu kỳ hay màu mè, muốn người dân nghe, người dân tôn trọng luật thì trước tiên chính cảnh sát giao thông phải là người làm gương, xử lý công tâm, minh bạch ắt người dân sẽ phục
Trả lờiXóaĐây không phải lần đầu tiên thôi thấy được cách thức quản lý tuyệt vời của chính quyền thành phố Đà Nẵng. Quả thực nếu tất cả mọi việc làm đều xuất phát từ ý thức do dân, vì dân thì chẳng có lý do gì người dân không tuân theo cả. Luật pháp đưa ra là được để thượng tôn, để được chấp hành và ai cũng cần tôn trọng
Trả lờiXóaCàng ngày càng thấy bộ máy lãnh đạo của chính quyền thành phố Đà Nẵng rồi. Hỏi tại sao mà mọi người nói đây là thành phố đáng sống ở Việt Nam là vì vậy. Từ môi trường tốt cho tới an ninh cũng ổn định, người dân thì ý thức mà lãnh đạo chính quyền thành phố thì cũng rất gương mẫu.
Trả lờiXóaMọi mấu chốt vấn đề vẫn chính là yếu tố con người, luật pháp phải nghiêm minh, sự công tâm trong công tác điều hành xã hội sẽ quyết định mọi thành công, trong đó thành công lớn nhất là có được niềm tin của người dân. Và chính quyền Đà Nẵng đã làm được điều này một cách tuyệt vời
Trả lờiXóaViệc công an TP Đà Nẵng mở trang Facebook PC67 Công an TP Đà Nẵng là một việc làm sáng tạo trong cách quản lý trật tự của chính quyền và cơ quan chức năng thành phố. Rõ ràng việc làm này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác từ phía người dân. Đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện sự tin tưởng của người dân vào cách thức điều hành của chính quyền. Mô hình này cần nhân rộng hơn trên các tỉnh thành của cả nước
Trả lờiXóaĐã là pháp luật thì cần phải công minh và mọi người đều phải bình đẳng trước nó, có như vậy những người dân như chúng tôi đây mới có thể dành niềm tin cũng như những gì kì vọng vào một sự bảo vệ mới được thực hiện.
Trả lờiXóaCâu chuyện cảnh sát giao thông Đà Nẵng xử phạt đối với tài xế xe của trật tự đô thị phường do đậu trên điểm dừng xe buýt cho thấy xử phạt công tâm đã tạo niềm tin để người dân tham gia lập lại trật tự giao thông.
Trả lờiXóaĐúng rồi, nếu đã sai thì dù là xe của ai cũng phạt, cứ theo luật mà phat thôi.
Nếu là UBND phường nộp phạt thì chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì tiền phạt đó là tiền của dân. Cái chính là ai đỗ xe sai thì người đó phải chịu trách nhiệm với hành vi đỗ xe sai của mình, người đó phải tự bỏ tiền túi ra nộp phạt. Làm như vậy thì may ra xã hội dần dần sẽ có trật tự hơn
Trả lờiXóaXử lý đúng pháp luật, công tâm thì mới được lòng dân, không phải quen biết hay cùng lực lượng mà xuề xòa, bo qua sẽ kiến cho người dân mất lòng tin vào lực lượng chức năng. Cải cách hành chính thì xây dựng hình ảnh cán bộ trong mắt nhân dân là điều quan trọng nhất.
Trả lờiXóaLàm gì thì làm chỉ cần được lòng dân thì hiệu quả công tác mới cao được. Xây dựng hình ảnh người cán bộ trong mắt quần chúng nhân dân là điều cực kỳ quan trọng để xây dựng một nhà nước kiến tạo. Cách làm của mấy anh cho là được, xóa bỏ tiêu cực trong lòng dân.
Trả lờiXóaCác tỉnh cần nhân rộng mô hình này để dân có nơi phản ảnh các vi phạm của cán bộ viên chức nhà nước một cách nhanh gọn, thuận tiện và an toàn, không phải rắc rối với đơn từ nữa. Còn đối với người dân không có ý thức, để xe mà đỗ giữa đường, vô ý thức, vi phạm pháp luật gây ách tắc thì người dân ở đấy cứ ra mà khóa bánh xe lại thì đường xá mới thông thoáng được.
Trả lờiXóaNhìn rộng ra cả nước, các vấn đề về giao thông vẫn là vấn nạn nan giải. Các điểm nóng ở đô thị hàng đầu đất nước là Hà Nội và TP.HCM vẫn bức bối từng ngày với nạn phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, lấn làn, leo vỉa hè... đã trở thành nỗi ám ảnh mỗi công dân đang tham gia đi lại trên đường. Nếu chúng ta nhân rộng được mô hình này thì có phải tốt hơn rất nhiều không?
Trả lờiXóaNên chăng Hà Nội và TP.HCM thử nghiệm quản lý an toàn giao thông trên Facebook như Đà Nẵng đang làm, biết đâu dựa vào tai mắt tổng hợp của từng người dân, vấn nạn sẽ được giảm bớt phần nào? Và mọi mấu chốt vấn đề vẫn chính là yếu tố con người, luật pháp phải nghiêm minh, sự công tâm trong công tác điều hành xã hội sẽ quyết định mọi thành công, trong đó thành công lớn nhất là có được niềm tin của người dân
Trả lờiXóaTôi ước gì Hà Nội có một trang để chúng tôi gửi hình vi phạm lên.
Trả lờiXóaHằng ngày đi ngoài đường camera hành trình ghi lại được rất nhiều cảnh vi phạm giao thông. Bức xúc mà ko phản ánh được với ai. Mà như thế công an cũng đỡ hơn trong việc phạt nguội, cử một đội chuyên trách chuyên check thông tin người dân gửi rồi làm biên bản phạt mà gửi về chính chủ xe, cứ làm lâu làm dài, từng bước hoàn thiện, thử xem có ai còn dám chạy xe linh tinh?
Lập trang Facebook để tiếp nhận phản ánh, nghĩa là mọi vi phạm người dân phát hiện được và đưa lên chúng tôi đều tiếp nhận và xử lý công khai để người dân được biết. Như vậy, rõ ràng không có chuyện nể nang, bao che vì xe biển xanh, biển đỏ mà không xử phạt. Xe của lực lượng trật tự đô thị phường đậu đỗ đè lên vạch dừng của xe buýt, bị người dân chụp hình lại, tất nhiên phải xử lý theo quy định.
Trả lờiXóaLập trang Facebook để tiếp nhận phản ánh thực sự là một ý kiến hay, tuy nhiên cũng trong quá trình tiếp nhận và xử lý vi phạm cũng cần xác minh rõ ràng tránh tình trạng bọn phản động lợi dụng để tung mấy tin không xác thực gây xao động lòng dân.
Trả lờiXóaPháp luật là công minh và bất cứ cá nhân, tổ chức nào đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật không phải xe công thì không bị xử lý, tôi rất hoan nghênh tinh thần xử lý công minh và mong rằng việc xử lý công minh sẽ được phát huy rộng trên phạm vi cả nước.
Trả lờiXóa