Cuteo@
Cuộc bạo loạn tại giáo xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An) do Linh mục Nguyễn Đình Thục tổ chức nhằm chống lại chính quyền hôm 14/2/2017 đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt của giới quan sát. Đài RFA - một đài luôn thể hiện thái độ thù địch với Việt Nam - đã có cuộc phỏng vấn Tổng Giám mục Nguyễn Chí Linh để "biết ý kiến, thái độ của Hội đồng Giám mục Việt Nam và cá nhân ngài Giám mục xung quanh chuyện này".
Cuộc phỏng vấn gồm nhiều câu hỏi, xong Tre Làng quan tâm nhất đến câu hỏi sau: "Có lẽ do nóng lòng với những hình ảnh anh em mình bị đánh đập có người đổ máu và nhất là Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng bị đánh, trên mạng xã hội đã đưa ra câu hỏi về sự im lặng của hàng giáo phẩm Việt Nam, Đức Giám mục là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam ngài có câu trả lời nào cho hiện tình này?".
Đây là câu hỏi quen thuộc kiểu RFA. Đó là loại câu hỏi có định hướng, dẫn dắt người bị hỏi phải trả lời theo ý đồ của phóng viên. Đó là loại câu hỏi mà người hỏi đã khẳng định tính chất sự việc cũng như câu trả lời trước khi người bị hỏi trả lời. Loại câu hỏi này buộc người trả lời phải nói theo ý đồ của người hỏi.
Hãy xem đoạn đầu của câu hỏi: "Có lẽ do nóng lòng với những hình ảnh anh em mình bị đánh đập có người đổ máu và nhất là Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng bị đánh, trên mạng xã hội..".
Đoạn này phóng viên đã ngầm thông báo cho Giám mục, rằng đây không phải là cuộc bạo loạn chống chính quyền do giáo dân Quỳnh Lưu tiến hành dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục mà đó là cuộc tấn công (hoặc đàn áp theo cách gọi của phương Tây) của chính quyền nhắm vào giáo dân và linh mục Nguyễn Đình Thục. Trong khi đó, trên thực tế, chính linh mục Nguyễn Đình Thục mới là thủ phạm chính, tổ chức cho giáo dân gay ra cuộc bạo loạn bẩn tưởi này, làm 16 chiến sĩ công an bị thương, trong đó có giám đốc công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu và đập phá hư hỏng 3 xe ô tô cùng nhiều tài sản của nhà nước.
Nói thêm, chính Nguyễn Đình Thục đã yêu sách đòi ông Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc công an Nghệ An - Người đã từng dùng chính mạng sống của mình để cứu Nguyễn Đình Thục trong một cuộc loạn đả tại Con Cuông cách đây 3 năm - xuất hiện để đối thoại, nhưng khi ông Cầu vừa xuất hiện, thì chính Thục đã hạ lệnh cho các giáo dân dùng gạch đá tân công khiến ông Cầu bị trọng thương.
Rõ ràng, đoạn mào đầu này đã bộc lộ dã tâm, tính chất phản động của đài RFA trong việc đổi trắng thay đen, đảo lộn bản chất của sự việc. Ở đây, phóng viên RFA đã cố tình thay đổi bản chất vụ việc, cố tình đổ tội cho chính quyền, biến kẻ tội đồ thành nạn nhân.
Từ góc nhìn khác, câu mào đầu của phóng viên RFA cũng mang lại sức ép lớn cho Giám mục Nguyễn Chí Linh, buộc vị Giám mục này phải trả lời bênh vực cho các giáo dân và Nguyễn Đình Thục. Sức ép được thể hiện thông qua câu nói: "...nóng lòng với những hình ảnh anh em mình bị đánh đập có người đổ máu và nhất là Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng bị đánh", và "trên mạng xã hội đã đưa ra câu hỏi về sự im lặng của hàng giáo phẩm Việt Nam".
Rất dễ để nhận ra từ "anh em mình" là sợi dây ràng buộc tình cảm khiến vị Giám mục không thể tố cáo, mà trái lại còn phải bênh vực bởi những chuẩn mực luân lý, đạo đức.
Và cũng rất dễ nhận ra cụm câu hỏi gián tiếp: "trên mạng xã hội đã đưa ra câu hỏi về sự im lặng của hàng giáo phẩm Việt Nam". Ở đây phóng viên đã ranh mãnh mượn con "Ngáo ộp" có tên "Mạng xã hội" để hỏi: Vì sao anh em mình bị đánh mà ngài Giám mục cũng như Hội đồng Giám mục lại im lặng? dù là ai, khi bị câu nói như thế tác động thì chắc chắn cũng sẽ phải trả lời có lợi cho "anh em mình" nếu không muốn "mạng xã hội" lên án. Bản chất đây là một lời đe dọa bẩn thỉu thường thấy ở các phóng viên RFA.
Cuối cùng, phóng viên Mặc Lâm cũng đặt câu hỏi để tỏ ra "khách quan, trung thực": Đức Giám mục là Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam ngài có câu trả lời nào cho hiện tình này?
"Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn", dường như đọc được ý nghĩ của Mặc Lâm, Giám mục Nguyễn Chí Linh đã trả lời:
"Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng phải lựa chọn thái độ nào mà nó không gây tổn thất lớn cho cả hai phía. Trong những bức thư chung trước đây chúng tôi cũng có đề cập đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra nhưng thái độ của Hội đồng Giám mục Việt Nam thì nó phải chừng mực nếu không thì nó sẽ bị ngộ nhận.
Cái vấn đề Hội đồng Giám mục đặt ra là hậu quả của những phản ứng. Làm thế nào để phản ứng của bà con giáo dân không trở thành cái cớ để câu chuyện phức tạp hơn. Hội đồng Giám mục Việt Nam vẫn cho rằng thảm họa môi trường là điều phải quan tâm và chúng tôi trong chỗ riêng tư hay khi có dịp cũng có trao đổi với bên phía nhà nước rằng sự đấu tranh của bà con giáo dân nó không mang màu sắc chính trị mà chỉ mang màu sắc công lý và hòa bình mà thôi.
Cho tới bây giờ thì hai bên cũng chưa đồng thuận được với nhau. Bên Hội đồng Giám mục Việt Nam chưa thể tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ nhưng cũng có chia sẻ những suy nghĩ của mình đối với phía các cơ quan công quyền một cách kín đáo.
Chẳng hạn như vừa rồi vào trước Noel thì Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Khảm trong Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng được mời với tư cách đại biểu của tôn giáo đến dự buổi tọa đàm do Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổ chức tại Dinh Độc lập Sài Gòn thì Đức cha Khảm cũng có đề cập đến vấn đề môi trường. Cho nên không phải là Hội đồng Giám mục Việt Nam im lặng hoàn toàn đâu nhưng cái cách tham gia ý kiến nó phải có chừng mực nào đó và có sự khôn ngoan để không tạo ra những điều đáng tiếc. Cho tới bây giờ thì tôi chỉ có thể nói như vậy thôi".
Phải công nhận rằng, câu trả lời của Giám mục là rất khôn ngoan, né tránh những chi tiết cụ thể để giữ thể diện cho Giáo hội Thiên chúa, bởi dù muốn hay không, ông cũng phần nào nắm được bản chất sự vụ và xa hơn, ông biết rằng, chống phá chính quyền sẽ chỉ làm chính quyền, người dân xa lánh và có cái nhìn thiếu thiện cảm về Giáo hội mà thôi.
Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hoà hợp, gắn bó với dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc đã kề vai, đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cả 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hình thành một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, đó là xây dựng cuộc sống đan xen, hòa bình, trong đó mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán và văn hoá khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Thế nhưng càng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng thì chúng càng được đà làm mình làm mẩy, suốt ngày lợi dụng tự do tín ngưỡng để hoạt động chống phá đảng, nhà nước. Câu trả lời của vị Giám mục không dám trả lời trực diện mà loanh quanh, vì ông ta biết rằng có căng thẳng đi nữa cũng chỉ tạo thế bất lợi mà thôi.
Trả lờiXóa