Chia sẻ

Tre Làng

Fake News – Tin giả mạo đảo lộn xã hội

Hiệu Minh

Tin giả, tin thật đang làm đảo lộn các giá trị trên mạng xã hội. Nếu người đọc không tỉnh táo sẽ bị cuốn vào trò chơi fake news.

Fake news cũng sinh ra tiền

Bản thân trò chơi “Flappy Bird” không tạo ra một giá trị nào trừ việc người chơi được giải trí. Nhưng tại sao tác giả lại được tiền dù phần mềm cài trên mạng là miễn phí và Apple Store cũng không trả một xu nào. Câu trả lời đơn giản, vì quảng cáo đi kèm trò chơi.

Công ty bán hàng trên mạng tìm cách quảng cáo bằng các biểu tượng nhấp nháy rất hấp dẫn “Ống kính Nikon 50 vừa giảm giá 50$ và vận chuyển miễn phí”.

Tại sao người ta biết người chơi này quan tâm đến máy ảnh và thiết bị. Vì mấy hôm trước anh ta vào mạng B&H Photo tìm mua ống kính và thế là internet không “quên” vụ này.

Đang chơi Flappy Bird phải ngừng để nhấn vào quảng cáo, thế là tác giả trò chơi được thưởng một phần xu . Nếu vụ mua bán thành công, anh ta có thể được nhiều hơn.

Như vậy trò chơi không sinh ra tiền nhưng vì người chơi nhấp chuột vào quảng cáo nên tác giả có tiền vào tài khoản. Càng đông người chơi càng lợi. Trong một ngày có một triệu người chơi thì số tiền hẳn là không nhỏ.

Từ trò chơi chuyển sang các video clip cũng thế. Clip Gangnam Style thực ra không có gì hay nhưng vì cánh trẻ mê cái mới nên thích vào xem và học theo. Hiện số hít gần 3 tỷ và tiền về như nước cho tác giả của clip do các công ty quảng cáo hàng trả.

Mấy hôm trước đi chơi với người bạn ở Sài Gòn. Anh kể có một cô giới showbiz giầu có vì Facebook của cô có 2 triệu người theo dõi. Một status không chút trí tuệ của cô “Mình vừa về thăm ba má ở quê” thế mà có 200 ngàn likes.

Tài khoản nóng như thế thì giới bán hàng không thể bỏ qua.

Trò chơi, facebook, twitter, blog, Youtube là những công cụ quảng cáo bán hàng hiện đại. Tin nào hot càng nhiều người xem thì càng ra tiền.

Video đen, tin giả mạo, bôi bác cá nhân, tin thất thiệt về người nổi tiếng, ngoài chuyện hạ nhục lẫn nhau hay thay đổi cán cân quyền lực, cũng là thứ ra tiền cho tác giả.

Nếu đưa tin về một người không ai biết mà bị ung thư thì chẳng ai xem.

Nhưng muốn được nhiều views bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền, để phục vụ mục đích xấu xa nào đó, những kẻ sản xuất tin giả mạo sẵn sàng bịa chuyện một VIP hay lên tivi, hay một vị Bộ trưởng bị mắc bệnh (một vị bộ trưởng vừa vạch mặt những thông tin giả mạo trắng trợn này).

18 nhận xét:

  1. Giờ lợi dụng truyền thông và mạng xã hội để đăng tin gây ra những hoang mang trong dư luận là điều không còn lạ lẫm nữa. Cho nên nếu có tiếp cận thông tin tự bản thân nên kiểm duyệt chặt chẽ

    Trả lờiXóa
  2. Cái vấn đề tin giả mạo này vẫn luôn là vấn đề nóng rồi, không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác cũng có vấn nạn này. Hiện nay không chỉ chính phủ các nước và Vn có biện pháp mạnh tay kiểm soát những thông tin này mà cả những ông trùm thông tin mạng xh như fb, google cũng phải bắt tay ngăn chặn những loại tin này. Mong rằng tương lai không xa chúng ta ko phải nghe những tin như kiểu có ai đó đột ngột chết, rồi thì triệu like mình sẽ nhảy sông....

    Trả lờiXóa
  3. Câu like, câu view để phục vụ mục đích xấu xa nào đó, những kẻ sản xuất tin giả mạo sẵn sàng bịa chuyện một VIP hay lên tivi, thì đó là những hành động xấu xa, vi phạm pháp luật chứ không còn là sự vô ý hay lỗi khách quan ở đây nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Cần phải đẩy lùi những việc đưa thông tin không đúng sự thật, đưa những thông tin sai trái, quá mức quảng cáo lên các trang mạng xã hội, có như vậy những thông tin sai lệch những thông tin không chính thống mới có thể hạn chế đến với người đọc được.

    Trả lờiXóa
  5. Cần có sự cứng rắn của các cơ quan chức năng cũng như cần có những sự cảnh giác nhất định của người đọc để tất cả những thông tin như vậy trên mạng không thể ảnh hưởng cũng như tiếp cận được đối với người đọc hiện nay.

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Tấn Trường08:27 28/3/17

    Một trong những vụ xuyên tạc ghê tởm của làng báo, khởi đầu từ Tuổi Trẻ và Một Thế Giới là việc xuyên tạc trắng trợn và tạo dư luận từ một việc vô cùng nhỏ nhặt ở Tiền Giang.

    Vụ gọi là "cấm Màu Hoa Đỏ" cho thấy sự khốn nạn tột cùng của báo chí, Tuổi Trẻ, Một Thế Giới.

    Không hề có công văn nào cấm Màu Hoa Đỏ. Bài này bị tạm ngừng vì clip minh họa hình sexy hở hang phản cảm không phù hợp cho một bài hát cách mạng trang trọng.

    Với độ "uy tín" của loại mất dạy lâu nay như Tuổi Trẻ, Một Thế Giới thì ta nên nhận tin của chúng với một tinh thần cảnh giác cao nhất.

    Thật ra vụ này, nhìn kỹ hơn một tí sẽ không khó nhận ra ý đồ của bọn phản động đội lốt báo chí này. Chúng thật ra muốn tạo dư luận để xoáy vào vấn đề cấm 14 bài hát THỜI MỸ NGỤY.

    Chúng tạo dư luận rồi mở diễn đàn để tạo điều kiện cho bọn phản động vào bình luận dưới các bài viết, về việc phải BỎ CẤM những bài hát thời MỸ NGỤY.

    TÓM LẠI, chúng đánh Tiền Giang và đánh vụ này là để xoáy vào vụ cấm nhạc thời Mỹ Ngụy, và áp lực Nhà nước phải bỏ cấm nhạc thời Mỹ Ngụy.

    Trong số các bài hát bị cấm, có nhiều bài hát lính tâm lý chiến, với các minh họa phản động.

    Một lần nữa, nhóm báo chí phản bội, trong đó có Tuổi Trẻ, Một Thế Giới, lại thể hiện sự khốn nạn kinh tởm của mình.

    Chúng mượn Màu Hoa Đỏ và vấn đề cấm bài hát làm "mồi dẫn" các bình luận phản động trong các bài báo.

    Chúng lợi dụng Màu Hoa Đỏ để nhân rộng vấn đề lên thành vấn đề "cấm nhạc"(!) Chúng muốn vận động để các bài hát nhạc lính ngụy tâm lý chiến được phát hành tại VN. Chúng sẽ phải trả giá đắt.

    Trả lờiXóa
  7. Nhưng muốn được nhiều views bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền, để phục vụ mục đích xấu xa nào đó, những kẻ sản xuất tin giả mạo sẵn sàng bịa chuyện một VIP hay lên tivi, hay một vị Bộ trưởng bị mắc bệnh (một vị bộ trưởng vừa vạch mặt những thông tin giả mạo trắng trợn này).
    Đúng là có những kẻ để câu view, câu like thì bất chấp thủ đoạn, đây là những kẻ sống trong thế giới ảo rồi.

    Trả lờiXóa
  8. Thực ra việc trò chơi không sinh ra tiền nhưng vì người chơi nhấp chuột vào quảng cáo nên tác giả có tiền vào tài khoản. Càng đông người chơi càng lợi. Đây cũng là chuyện rất bình thường thôi, làm thì phải có công mà. Tuy nhiên những kẻ lợi dụng hình thức này để tạo thông tin giả câu like thì đúng là không thể tha thứ được.

    Trả lờiXóa
  9. tin giả mang đến những hệ lụy khó lường mà tin giả thì đâu có hướng đến những người bình thường mà nó thường dựa vào uy tín của cá nhân thì mới nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của những người này còn kẻ viết lên những tin giả đó thì tha hồ nhận tiền vào túi cá nhân, quản lí tin giả trên mạng là vấn đề đã được đề cập, hi vọng nó có hiệu quả

    Trả lờiXóa
  10. Thực ra mà nói, nếu biết một chút về công nghệ, thì kinh doanh trên mạng xã hội cũng mang lại cho chúng ta một lợi nhuận đáng kể. Song, mặt trái của mạng xã hội cũng rất nhiều, nếu không biết thoát khỏi những cái mặt xấu của mang xã hội mang đến thì chúng ta sa đà, mất nhiều thời gian vào mạng xã hội là không làm được việc gì.

    Trả lờiXóa
  11. Nhưng muốn được nhiều views bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền, để phục vụ mục đích xấu xa nào đó, những kẻ sản xuất tin giả mạo sẵn sàng bịa chuyện một VIP hay lên tivi, hay một vị Bộ trưởng bị mắc bệnh (một vị bộ trưởng vừa vạch mặt những thông tin giả mạo trắng trợn này).

    Trả lờiXóa
  12. Mấy hôm trước đi chơi với người bạn ở Sài Gòn. Anh kể có một cô giới showbiz giầu có vì Facebook của cô có 2 triệu người theo dõi. Một status không chút trí tuệ của cô “Mình vừa về thăm ba má ở quê” thế mà có 200 ngàn likes. Để có nhiều người theo dõi,câu like thì nhiều con nghiện mạng xã hội cũng dở đủ các trò.

    Trả lờiXóa
  13. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thời đại này thì việc kiểm soát thông tin rất khó khăn, mạng xã hội đang trở thành miếng mồi cho những kẻ xấu lợi dụng tung tin xuyên tạc, đặc biệt là nói xấu Đảng nhà nước, tung tin trái sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của cán bộ lãnh đạo, Đảng nhà nước

    Trả lờiXóa
  14. Trong thời buổi bùng nổ thông tin, tin tức thật giả lẫn lộn, việc kiểm soát thông tin còn đang rất chật vật thì tự mỗi người đọc phải trở nên sáng suốt, tỉnh táo thôi. Mạnh dạn mà ấn chặn với báo cáo những tin tức giả mạo, thất thiệt chứ đừng like vs share.

    Trả lờiXóa
  15. Nặc danh00:06 31/3/17

    vấn đề tin tức giả mạo này vẫn luôn là vấn đề nóng rồi, không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác cũng có vấn nạn này. Hiện nay không chỉ chính phủ các nước và Vn có biện pháp mạnh tay kiểm soát những thông tin này mà cả những ông trùm thông tin mạng xh như fb, google cũng phải bắt tay ngăn chặn những loại tin này. Mong rằng tương lai không xa chúng ta ko phải nghe những tin như kiểu này nữa

    Trả lờiXóa
  16. Trong thời buổi thật giả lẫn lộn hiện nay, khi mà các cơ quan chức năng và cả những ông trùm mạng xã hội chưa thể giải quyết được hết thì mỗi người phải tỉnh táo, hãy tìm hiểu kỹ trước khi ấn nút like hay share trên fb. Như vậy đã làm giảm phần nào ảnh hưởng của những fake news rồi

    Trả lờiXóa
  17. Vốn dĩ là một nghề kiếm tiền lành mạnh, nhưng một số kẻ muốn được nhiều views bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền, để phục vụ mục đích xấu xa nào đó, những kẻ sản xuất tin giả mạo sẵn sàng bịa chuyện một VIP hay lên tivi, hay một vị Bộ trưởng bị mắc bệnh (một vị bộ trưởng vừa vạch mặt những thông tin giả mạo trắng trợn này).

    Trả lờiXóa
  18. Muốn được nhiều views bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền, để phục vụ mục đích xấu xa nào đó, những kẻ sản xuất tin giả mạo sẵn sàng bịa chuyện một VIP hay lên tivi, hay một vị Bộ trưởng bị mắc bệnh. Thủ đoạn đa dạng và điều này đặt ra cho cơ quan chức năng một bài toán khó về cách quản lý hiệu quả để ngăn chặn những thủ đoạn đó.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog